CTTĐT - Từ tháng 2/2024, nhiều quy định, chính sách mới có hiệu lực thi hành.
Nhiều quy định, chính sách mới có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2024
1. Mức thu phí sử dụng đường bộ theo quy định mới
Từ ngày 01/02/2024, mức thu phí sử dụng đường bộ được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2023/NĐ-CP. Cụ thể:
- Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh: 130.000 đồng/tháng.
- Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ trường hợp đã nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng; xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ: 180.000 đồng/tháng.
- Xe tải, xe ô tô chuyên dùng từ 19.000 - 27.000 kg; xe đầu kéo từ 19.000 - 27.000 kg: 720.000 đồng/tháng.
- Xe tải, xe ô tô chuyên dùng từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo từ 27.000 - 40.000: 1,040 triệu đồng/tháng.
- Xe đầu kéo từ 40.000 kg trở lên: 1,430 triệu đồng/tháng…
Lưu ý: Mức thu từ năm thứ 02 bằng 92%, mức thu từ năm thứ 03 bằng 85%
2. Thay đổi quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn
Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/02/2024.
Theo đó, xe quá tải trọng của đường bộ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc ít nhất một trong các trường hợp:
- Có tổng trọng lượng của xe vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “hạn chế trọng tải toàn bộ xe” hoặc biển báo hiệu “Loại xe hạn chế qua cầu” tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này;
- Có tổng trọng lượng của xe vượt quá quy định về giới hạn tổng trọng lượng của xe tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu hiệu “hạn chế trọng tải toàn bộ xe” hoặc biển báo hiệu “Loại xe hạn chế qua cầu”;
- Có tải trọng trục xe vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế tải trọng trên trục xe” hoặc biển báo hiệu “Tải trọng trục hạn chế qua cầu” tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này;
- Có tải trọng trục xe vượt quá quy định về giới hạn tải trọng trục xe tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu “Hạn chế tải trọng trên trục xe” hoặc biển báo hiệu “Tải trọng trục hạn chế qua cầu”.
3. Nhiều trường hợp độ xe vẫn được đăng kiểm, miễn hồ sơ thiết kế
Theo quy định mới tại Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15/02/2024, việc thay đổi xe cơ giới mà không làm thay đổi kiểu loại xe và đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.
Cụ thể, xe cơ giới chỉ thay đổi liên quan đến nội thất và tính tiện nghi, không liên quan đến an toàn thì không coi là cải tạo và vẫn được đăng kiểm. Các trường này bao gồm:
- Thay đổi cửa lên xuống khoang hành khách (không thay đổi vị trí và kích thước cửa);
- Thay đổi kết cấu thùng chở hàng: Bịt kín/thay đổi kết cấu cánh cửa thùng hàng; thay thế tôn bọc dạng phẳng thành dạng sóng hoặc ngược lại; bọc thêm tôn phần khung mui của xe mui phủ không làm tăng chiều cao thành thùng hàng; lắp thêm hoặc tháo bỏ nắp chắn bụi cho thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ.
- Lắp, thay thế/tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng và kích thước bao của xe.
- Lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời.
- Thay thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận hoặc công bố hợp quy mà không cần gia công thay đổi kết cấu của xe để đảm bảo việc lắp đặt.
- Thay thế bóng đèn thuộc cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng bóng đèn loại khác có công suất tiêu thụ điện tương đương mà không cần phải can thiệp, thay đổi kết cấu của cụm đèn.
- Thay đổi các chi tiết, bộ phận thân vỏ là tùy chọn của nhà sản xuất xe nhưng không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe.
- Thay đổi về kiểu dáng của một số chi tiết ở thân vỏ xe như: lưới tản nhiệt trước xe, cánh lướt gió.
- Lắp đặt thêm mui gió trên nóc ca bin ô tô tải, bậc bước chân lên xuống, trang trí ống xả, đai trang trí bảo hiểm đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu mà không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe.
Ngoài ra, Thông tư này còn miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo cho một số trường hợp: Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe; lắp, thay thế hoặc tháo bỏ mui gió trên nóc ca bin ô tô đầu kéo; lắp, thay thế hoặc tháo bỏ bơm, thùng dầu và hệ thống đường ống thủy lực của xe đầu kéo để dẫn động cho hệ thống nâng hạ thùng hàng của sơ mi rơ moóc tải tự đổ ; thay đổi bố trí chỗ ngồi hành khách hoặc cửa xếp dỡ hàng hóa của thùng hàng hoặc vật liệu bọc, lót thùng hàng; ô tô tải lắp thêm hoặc thay thế thiết bị nâng hạ hàng hóa của thùng hàng đã có giấy chứng nhận an toàn của Cơ quan có thẩm quyền hoặc tháo bỏ thiết bị này.
4. Không được xếp hàng hóa che khuất đèn, biển số đăng ký
Thông tư 41/2023/TT-BGTVT quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ từ ngày 15/02/2024 như sau:
- Xếp hàng không được vượt quá khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông của phương tiện, không quá tải trọng trục cho phép theo quy định; đảm bảo các quy định về an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Hàng hóa xếp trên phương tiện phải được xếp đặt gọn gàng, xếp dàn đều:
Không được che khuất đèn, biển số đăng ký và các cảnh báo an toàn của phương tiện; không xếp lệch về một phía và chằng buộc chắc chắn, chèn, lót đảm bảo không bị xê dịch theo các phương ngang, phương dọc và phương thẳng đứng; không để rơi vãi gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi phương tiện tham gia giao thông; không cản trở tầm nhìn của lái xe; kông làm mất thăng bằng của phương tiện hoặc gây khó khăn cho lái xe khi điều khiển.
- Quy định về xếp hàng bao kiện: Các kiện hàng có khối lượng nặng hơn, có bao gói cứng, ổn định được xếp ở phía dưới; các kiện hàng có kích thước giống nhau sắp xếp cùng nhau; các kiện hàng bị nghiêng, lệch được xếp vào giữa để đảm bảo hạn chế xô lệch trong quá trình vận chuyển; trường hợp giữa các kiện hàng có khoảng cách, phải dùng các thiết bị, dụng cụ chèn, lót để chống va chạm, xê dịch trong quá trình vận chuyển. Trường hợp sau khi xếp hàng xong mà vẫn có khoảng trống trong thùng của phương tiện thì phải gia cố để cố định hàng hóa.
5. Đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.
Công nhận "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh theo 2 mức độ
Thông tư nêu rõ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận tỉnh đạt "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh.
Công nhận "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh theo 2 mức độ: mức độ 1, mức độ 2.
Tỉnh được công nhận mức độ 1 sau ít nhất 1 năm (12 tháng) kể từ ngày ra quyết định công nhận có thể đề nghị đánh giá, công nhận nâng mức độ 2.
Kết quả công nhận được bảo lưu trong thời hạn 3 năm (36 tháng) tiếp theo năm được công nhận.
4 tiêu chí đánh giá, công nhận "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh mức độ 1
Tiêu chí 1: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp tỉnh với các chỉ tiêu gồm: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; tổ chức triển khai phong trào thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời.
Tiêu chí 2: Huy động nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi để thực hiện xây dựng xã hội học tập ở địa phương gồm các chỉ tiêu: Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện xây dựng xã hội học tập; thực hiện đầy đủ các chính sách thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập do trung ương ban hành.
Tiêu chí 3: Hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục đánh giá, công nhận ở cấp tỉnh và thư viện công cộng cấp tỉnh, bảo tàng tỉnh, Đài phát thanh, truyền hình tỉnh gồm các chỉ tiêu: Thư viện công cộng cấp tỉnh có cung cấp dịch vụ phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện; Bảo tàng tỉnh xây dựng và triển khai tối thiểu 04 chương trình giáo dục lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật trong năm cho người dân;
Tiêu chí 4: Tác dụng của việc xây dựng "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh gồm các chỉ tiêu: Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt "Cộng đồng học tập" cấp huyện mức độ 1 theo quy định; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh giảm so với năm trước liền kề.
Tiêu chí đánh giá, công nhận "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh mức độ 2
Tiêu chí 1: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã: Nội dung tiêu chí giống như tiêu chí đánh giá "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh mức độ 1.
Tiêu chí 2: Huy động nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi để thực hiện xây dựng xã hội học tập ở địa phương: Nội dung tiêu chí giống như tiêu chí đánh giá "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh mức độ 1.
Tiêu chí 3: Hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục đánh giá, công nhận ở cấp tỉnh và thư viện công cộng cấp tỉnh, bảo tàng tỉnh, Đài phát thanh, truyền hình tỉnh: Nội dung tiêu chí giống như tiêu chí đánh giá "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh mức độ 1.
Tiêu chí 4: Tác dụng của việc xây dựng "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh gồm các chỉ tiêu: Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt "Cộng đồng học tập" cấp huyện mức độ 2; Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng so với năm trước liền kề.
Quy trình đánh giá, công nhận
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai việc tự đánh giá, công nhận "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh.
Căn cứ kết quả tự đánh giá, nếu tỉnh đáp ứng đủ điều kiện công nhận "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh ở mức độ nào thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đề nghị công nhận ở mức độ đó (gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính) đến Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 7 của năm sau liền kề năm đánh giá.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, xem xét, quyết định công nhận tỉnh đạt "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển đến, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định công nhận tỉnh đạt "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ tiêu chí đánh giá, công nhận "Cộng đồng học tập" cấp xã, cấp huyệ n.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/02/2024.
6. Từ năm 2024, trao quyền chọn sách giáo khoa cho các trường
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông, có hiệu lực thi hành từ ngày 12/02/2024.
Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 1 hội đồng chọn sách giáo khoa
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục (gọi tắt là Hội đồng) do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (người đứng đầu) thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 Hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 Hội đồng.
Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 05 người.
Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư kí và các ủy viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu.
Người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa (trong danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt); cha, mẹ, cha mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; anh, chị, em ruột và anh, chị, em vợ hoặc chồng của người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa; người làm việc ở các nhà xuất bản, các tổ chức có sách giáo khoa không được tham gia Hội đồng.
Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục
Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.
Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;
Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;
Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;
Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai. Trong cả 02 lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất…
Công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt trước ngày 30/4 hằng năm
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục tại địa phương; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục thông báo danh mục sách giáo khoa được phê duyệt đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.
Trong quá trình sử dụng, căn cứ các kiến nghị của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh (nếu có), cơ sở giáo dục báo cáo, đề xuất Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa.
7. Quy định mới về ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm
Bộ Y tế ban hành Thông tư 29/2023/TT-BYT hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2024.
Theo Thông tư, thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam phải ghi các thành phần dinh dưỡng sau: (*)
1- Năng lượng (kcal);
2- Chất đạm (g);
3- Carbohydrat (g);
4- Chất béo (g);
5- Natri (mg).
Riêng nước giải khát, sữa chế biến cho thêm đường và thực phẩm cho thêm đường khác phải ghi thêm đường tổng số.
Thực phẩm được chế biến dưới hình thức chiên rán: Phải ghi thêm chất béo bão hòa.
Thực phẩm không chứa/có chứa thành phần dinh dưỡng đã nêu trên nhưng giá trị dinh dưỡng của thành phần đó nhỏ hơn giá trị quy định tại Phụ lục I Thông tư này thì không bắt buộc ghi thành phần dinh dưỡng đó trên nhãn thực phẩm.
Cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng
Thông tư nêu rõ, thông tin về giá trị năng lượng được tính bằng ki-lô-ca-lo (kcal); thông tin về hàm lượng chất đạm, carbohydrat, chất béo, chất béo bão hòa, đường tổng số được tính bằng gam (g); thông tin về hàm lượng natri được tính bằng miligam (mg). Thông tin các thành phần dinh dưỡng được biểu thị trong 100g hoặc 100ml thực phẩm hoặc trong một khẩu phần ăn đã được xác định hàm lượng trên nhãn hoặc theo mỗi phần đóng gói khi số phần trong bao gói đó được công bố.
Tổ chức, cá nhân có thể biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu đối với các thành phần dinh dưỡng theo (*). Trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu thì thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Giá trị dinh dưỡng của các thành phần dinh dưỡng (*) phải được thể hiện bằng số, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, thông tin về giá trị dinh dưỡng theo quy định trên nhãn thực phẩm; thể hiện ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định và tuân thủ nguyên tắc.
Giá trị khoảng dung sai của các thành phần dinh dưỡng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Bộ Y tế yêu cầu việc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm phải bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, pháp luật về an toàn thực phẩm có liên quan. Bảo đảm chính xác, không gây ra cách hiểu sai lệch, nhầm lẫn về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thực phẩm. Thông tin thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải dễ nhận biết, dễ hiểu và không tẩy xóa được.
Lộ trình thực hiện việc ghi nhãn được quy định như sau:
Chậm nhất đến 31/12/2025, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm để lưu thông tại Việt Nam phải thực hiện ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.
Từ 01/01/2026, tổ chức, cá nhân không được sản xuất, in ấn, nhập khẩu và sử dụng nhãn không đúng quy định tại Thông tư này.
8. Bộ GD&ĐT ban hành quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 28/2023/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học.
Theo Thông tư, chương trình đào tạo từ xa là chương trình đào tạo đang áp dụng cho hình thức chính quy ngành đào tạo tương ứng của cơ sở đào tạo (gọi tắt là chương trình đào tạo chính quy) được điều chỉnh và mô tả cụ thể trong đề cương chi tiết của mỗi học phần cho phù hợp với hình thức đào tạo từ xa về phương pháp dạy - học, thời lượng dạy - học, học liệu, đánh giá kết quả học tập, trong đó yêu cầu sử dụng chủ yếu phương thức Mạng máy tính và viễn thông.
Chương trình đào tạo từ xa có kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa theo các tiến độ học tập khác nhau để định hướng cho người học, trong đó, tổng thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá không ngắn hơn so với hình thức đào tạo chính quy.
Chương trình đào tạo từ xa phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho người học. Hằng năm, cơ sở đào tạo tổ chức rà soát, đánh giá và cập nhật chương trình đào tạo từ xa.
Thông tư cũng nêu rõ những yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa. Theo đó, hệ thống đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo đã được xây dựng hoàn chỉnh bảo đảm đầy đủ các thành phần theo quy định.
Cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã có quyết định mở ngành đào tạo và đã tuyển sinh tối thiểu 03 khoá liên tục theo hình thức chính quy. Không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Chương trình đào tạo từ xa đã được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo.
9. Thay đổi Quy chế xét tốt nghiệp THCS
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 31/2023/TT-BGDĐT về Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2024.
Xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở nhiều nhất 02 lần/năm
Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp nhiều nhất 02 (hai) lần. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới.
Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 01 (một) lần ngay sau khi kết thúc năm học.
Điều kiện công nhận tốt nghiệp
Học sinh được công nhận tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau:
Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. Có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp
Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh.
Đối với học sinh không thuộc đối tượng quy định trên, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm: Đơn đăng kí dự xét công nhận tốt nghiệp; Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước; Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9.
Học sinh được công nhận tốt nghiệp thì được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Việc quản lí, cấp phát, chỉnh sửa, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở được thực hiện theo quy định về quản lí văn bằng, chứng chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp THCS từ năm học 2024 - 2025
Theo quy định mới, bằng tốt nghiệp THCS không còn ghi xếp loại giỏi, khá, trung bình như quy định cũ.
Quy chế này được áp dụng từ năm học 2024 - 2025.
10. Hướng dẫn mới về hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ 15/2/2024
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2024
Hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày. Tuy nhiên với trường hợp trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.
Công thức tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu được xác định theo công thức sau:
Thêm trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp
Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH đã bổ sung thêm một trường hợp được tính bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp, đó là trường hợp người lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hai trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Cũng theo khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, người lao động cần lưu ý 2 trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đây:
Thứ nhất, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng thì chỉ được giải quyết hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp còn số tháng còn lại chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không được bảo lưu.
Thứ hai, số tháng lẻ chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tại quyết định hưởng sẽ không được bảo lưu khi người lao động thuộc một trong 3 trường hợp: Không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp; Bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; Bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
11. Bộ Tài chính bãi bỏ 7 thông tư trong lĩnh vực đầu tư công
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BTC bãi bỏ toàn bộ 7 thông tư trong lĩnh vực đầu tư công, có hiệu lực từ ngày 25/2/2024.
Thông tư nêu rõ, bãi bỏ toàn bộ 7 Thông tư sau:
Thông tư số 88/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.
Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước; Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thông tư số 107/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài.
Thông tư số 12/2017/TT-BTC ngày 10/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường.
Thông tư số 180/2014/TT-BTC ngày 27/1/2014 quy định việc quản lý, thanh toán, quyết toán vốn ứng trước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện dự án di dân, tái định cư điện hạt nhân Ninh Thuận.
12. Từ 10/2, thực hiện quy định mới về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Thanh tra huyện
Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 02/2023/TT-TTCP hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện, có hiệu lực từ 10/2/2024
Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Thanh tra huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND cấp huyện và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh.
Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Tổ chức Thanh tra huyện phải bảo đảm đáp ứng các tiêu chí như các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác thuộc UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật về chính quyền địa phương; bảo đảm đủ điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các nhiệm vụ khác theo quy định.
1263 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ tháng 2/2024, nhiều quy định, chính sách mới có hiệu lực thi hành.1. Mức thu phí sử dụng đường bộ theo quy định mới
Từ ngày 01/02/2024, mức thu phí sử dụng đường bộ được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2023/NĐ-CP. Cụ thể:
- Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh: 130.000 đồng/tháng.
- Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ trường hợp đã nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng; xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ: 180.000 đồng/tháng.
- Xe tải, xe ô tô chuyên dùng từ 19.000 - 27.000 kg; xe đầu kéo từ 19.000 - 27.000 kg: 720.000 đồng/tháng.
- Xe tải, xe ô tô chuyên dùng từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo từ 27.000 - 40.000: 1,040 triệu đồng/tháng.
- Xe đầu kéo từ 40.000 kg trở lên: 1,430 triệu đồng/tháng…
Lưu ý: Mức thu từ năm thứ 02 bằng 92%, mức thu từ năm thứ 03 bằng 85%
2. Thay đổi quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn
Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/02/2024.
Theo đó, xe quá tải trọng của đường bộ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc ít nhất một trong các trường hợp:
- Có tổng trọng lượng của xe vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “hạn chế trọng tải toàn bộ xe” hoặc biển báo hiệu “Loại xe hạn chế qua cầu” tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này;
- Có tổng trọng lượng của xe vượt quá quy định về giới hạn tổng trọng lượng của xe tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu hiệu “hạn chế trọng tải toàn bộ xe” hoặc biển báo hiệu “Loại xe hạn chế qua cầu”;
- Có tải trọng trục xe vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế tải trọng trên trục xe” hoặc biển báo hiệu “Tải trọng trục hạn chế qua cầu” tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này;
- Có tải trọng trục xe vượt quá quy định về giới hạn tải trọng trục xe tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu “Hạn chế tải trọng trên trục xe” hoặc biển báo hiệu “Tải trọng trục hạn chế qua cầu”.
3. Nhiều trường hợp độ xe vẫn được đăng kiểm, miễn hồ sơ thiết kế
Theo quy định mới tại Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15/02/2024, việc thay đổi xe cơ giới mà không làm thay đổi kiểu loại xe và đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.
Cụ thể, xe cơ giới chỉ thay đổi liên quan đến nội thất và tính tiện nghi, không liên quan đến an toàn thì không coi là cải tạo và vẫn được đăng kiểm. Các trường này bao gồm:
- Thay đổi cửa lên xuống khoang hành khách (không thay đổi vị trí và kích thước cửa);
- Thay đổi kết cấu thùng chở hàng: Bịt kín/thay đổi kết cấu cánh cửa thùng hàng; thay thế tôn bọc dạng phẳng thành dạng sóng hoặc ngược lại; bọc thêm tôn phần khung mui của xe mui phủ không làm tăng chiều cao thành thùng hàng; lắp thêm hoặc tháo bỏ nắp chắn bụi cho thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ.
- Lắp, thay thế/tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng và kích thước bao của xe.
- Lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời.
- Thay thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận hoặc công bố hợp quy mà không cần gia công thay đổi kết cấu của xe để đảm bảo việc lắp đặt.
- Thay thế bóng đèn thuộc cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng bóng đèn loại khác có công suất tiêu thụ điện tương đương mà không cần phải can thiệp, thay đổi kết cấu của cụm đèn.
- Thay đổi các chi tiết, bộ phận thân vỏ là tùy chọn của nhà sản xuất xe nhưng không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe.
- Thay đổi về kiểu dáng của một số chi tiết ở thân vỏ xe như: lưới tản nhiệt trước xe, cánh lướt gió.
- Lắp đặt thêm mui gió trên nóc ca bin ô tô tải, bậc bước chân lên xuống, trang trí ống xả, đai trang trí bảo hiểm đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu mà không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe.
Ngoài ra, Thông tư này còn miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo cho một số trường hợp: Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe; lắp, thay thế hoặc tháo bỏ mui gió trên nóc ca bin ô tô đầu kéo; lắp, thay thế hoặc tháo bỏ bơm, thùng dầu và hệ thống đường ống thủy lực của xe đầu kéo để dẫn động cho hệ thống nâng hạ thùng hàng của sơ mi rơ moóc tải tự đổ ; thay đổi bố trí chỗ ngồi hành khách hoặc cửa xếp dỡ hàng hóa của thùng hàng hoặc vật liệu bọc, lót thùng hàng; ô tô tải lắp thêm hoặc thay thế thiết bị nâng hạ hàng hóa của thùng hàng đã có giấy chứng nhận an toàn của Cơ quan có thẩm quyền hoặc tháo bỏ thiết bị này.
4. Không được xếp hàng hóa che khuất đèn, biển số đăng ký
Thông tư 41/2023/TT-BGTVT quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ từ ngày 15/02/2024 như sau:
- Xếp hàng không được vượt quá khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông của phương tiện, không quá tải trọng trục cho phép theo quy định; đảm bảo các quy định về an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Hàng hóa xếp trên phương tiện phải được xếp đặt gọn gàng, xếp dàn đều:
Không được che khuất đèn, biển số đăng ký và các cảnh báo an toàn của phương tiện; không xếp lệch về một phía và chằng buộc chắc chắn, chèn, lót đảm bảo không bị xê dịch theo các phương ngang, phương dọc và phương thẳng đứng; không để rơi vãi gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi phương tiện tham gia giao thông; không cản trở tầm nhìn của lái xe; kông làm mất thăng bằng của phương tiện hoặc gây khó khăn cho lái xe khi điều khiển.
- Quy định về xếp hàng bao kiện: Các kiện hàng có khối lượng nặng hơn, có bao gói cứng, ổn định được xếp ở phía dưới; các kiện hàng có kích thước giống nhau sắp xếp cùng nhau; các kiện hàng bị nghiêng, lệch được xếp vào giữa để đảm bảo hạn chế xô lệch trong quá trình vận chuyển; trường hợp giữa các kiện hàng có khoảng cách, phải dùng các thiết bị, dụng cụ chèn, lót để chống va chạm, xê dịch trong quá trình vận chuyển. Trường hợp sau khi xếp hàng xong mà vẫn có khoảng trống trong thùng của phương tiện thì phải gia cố để cố định hàng hóa.
5. Đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.
Công nhận "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh theo 2 mức độ
Thông tư nêu rõ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận tỉnh đạt "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh.
Công nhận "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh theo 2 mức độ: mức độ 1, mức độ 2.
Tỉnh được công nhận mức độ 1 sau ít nhất 1 năm (12 tháng) kể từ ngày ra quyết định công nhận có thể đề nghị đánh giá, công nhận nâng mức độ 2.
Kết quả công nhận được bảo lưu trong thời hạn 3 năm (36 tháng) tiếp theo năm được công nhận.
4 tiêu chí đánh giá, công nhận "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh mức độ 1
Tiêu chí 1: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp tỉnh với các chỉ tiêu gồm: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; tổ chức triển khai phong trào thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời.
Tiêu chí 2: Huy động nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi để thực hiện xây dựng xã hội học tập ở địa phương gồm các chỉ tiêu: Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện xây dựng xã hội học tập; thực hiện đầy đủ các chính sách thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập do trung ương ban hành.
Tiêu chí 3: Hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục đánh giá, công nhận ở cấp tỉnh và thư viện công cộng cấp tỉnh, bảo tàng tỉnh, Đài phát thanh, truyền hình tỉnh gồm các chỉ tiêu: Thư viện công cộng cấp tỉnh có cung cấp dịch vụ phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện; Bảo tàng tỉnh xây dựng và triển khai tối thiểu 04 chương trình giáo dục lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật trong năm cho người dân;
Tiêu chí 4: Tác dụng của việc xây dựng "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh gồm các chỉ tiêu: Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt "Cộng đồng học tập" cấp huyện mức độ 1 theo quy định; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh giảm so với năm trước liền kề.
Tiêu chí đánh giá, công nhận "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh mức độ 2
Tiêu chí 1: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã: Nội dung tiêu chí giống như tiêu chí đánh giá "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh mức độ 1.
Tiêu chí 2: Huy động nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi để thực hiện xây dựng xã hội học tập ở địa phương: Nội dung tiêu chí giống như tiêu chí đánh giá "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh mức độ 1.
Tiêu chí 3: Hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục đánh giá, công nhận ở cấp tỉnh và thư viện công cộng cấp tỉnh, bảo tàng tỉnh, Đài phát thanh, truyền hình tỉnh: Nội dung tiêu chí giống như tiêu chí đánh giá "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh mức độ 1.
Tiêu chí 4: Tác dụng của việc xây dựng "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh gồm các chỉ tiêu: Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt "Cộng đồng học tập" cấp huyện mức độ 2; Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng so với năm trước liền kề.
Quy trình đánh giá, công nhận
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai việc tự đánh giá, công nhận "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh.
Căn cứ kết quả tự đánh giá, nếu tỉnh đáp ứng đủ điều kiện công nhận "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh ở mức độ nào thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đề nghị công nhận ở mức độ đó (gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính) đến Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 7 của năm sau liền kề năm đánh giá.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, xem xét, quyết định công nhận tỉnh đạt "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển đến, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định công nhận tỉnh đạt "Cộng đồng học tập" cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ tiêu chí đánh giá, công nhận "Cộng đồng học tập" cấp xã, cấp huyệ n.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/02/2024.
6. Từ năm 2024, trao quyền chọn sách giáo khoa cho các trường
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông, có hiệu lực thi hành từ ngày 12/02/2024.
Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 1 hội đồng chọn sách giáo khoa
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục (gọi tắt là Hội đồng) do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (người đứng đầu) thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 Hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 Hội đồng.
Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 05 người.
Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư kí và các ủy viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu.
Người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa (trong danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt); cha, mẹ, cha mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; anh, chị, em ruột và anh, chị, em vợ hoặc chồng của người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa; người làm việc ở các nhà xuất bản, các tổ chức có sách giáo khoa không được tham gia Hội đồng.
Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục
Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.
Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;
Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;
Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;
Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai. Trong cả 02 lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất…
Công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt trước ngày 30/4 hằng năm
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục tại địa phương; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục thông báo danh mục sách giáo khoa được phê duyệt đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.
Trong quá trình sử dụng, căn cứ các kiến nghị của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh (nếu có), cơ sở giáo dục báo cáo, đề xuất Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa.
7. Quy định mới về ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm
Bộ Y tế ban hành Thông tư 29/2023/TT-BYT hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2024.
Theo Thông tư, thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam phải ghi các thành phần dinh dưỡng sau: (*)
1- Năng lượng (kcal);
2- Chất đạm (g);
3- Carbohydrat (g);
4- Chất béo (g);
5- Natri (mg).
Riêng nước giải khát, sữa chế biến cho thêm đường và thực phẩm cho thêm đường khác phải ghi thêm đường tổng số.
Thực phẩm được chế biến dưới hình thức chiên rán: Phải ghi thêm chất béo bão hòa.
Thực phẩm không chứa/có chứa thành phần dinh dưỡng đã nêu trên nhưng giá trị dinh dưỡng của thành phần đó nhỏ hơn giá trị quy định tại Phụ lục I Thông tư này thì không bắt buộc ghi thành phần dinh dưỡng đó trên nhãn thực phẩm.
Cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng
Thông tư nêu rõ, thông tin về giá trị năng lượng được tính bằng ki-lô-ca-lo (kcal); thông tin về hàm lượng chất đạm, carbohydrat, chất béo, chất béo bão hòa, đường tổng số được tính bằng gam (g); thông tin về hàm lượng natri được tính bằng miligam (mg). Thông tin các thành phần dinh dưỡng được biểu thị trong 100g hoặc 100ml thực phẩm hoặc trong một khẩu phần ăn đã được xác định hàm lượng trên nhãn hoặc theo mỗi phần đóng gói khi số phần trong bao gói đó được công bố.
Tổ chức, cá nhân có thể biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu đối với các thành phần dinh dưỡng theo (*). Trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu thì thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Giá trị dinh dưỡng của các thành phần dinh dưỡng (*) phải được thể hiện bằng số, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, thông tin về giá trị dinh dưỡng theo quy định trên nhãn thực phẩm; thể hiện ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định và tuân thủ nguyên tắc.
Giá trị khoảng dung sai của các thành phần dinh dưỡng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Bộ Y tế yêu cầu việc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm phải bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, pháp luật về an toàn thực phẩm có liên quan. Bảo đảm chính xác, không gây ra cách hiểu sai lệch, nhầm lẫn về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thực phẩm. Thông tin thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải dễ nhận biết, dễ hiểu và không tẩy xóa được.
Lộ trình thực hiện việc ghi nhãn được quy định như sau:
Chậm nhất đến 31/12/2025, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm để lưu thông tại Việt Nam phải thực hiện ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.
Từ 01/01/2026, tổ chức, cá nhân không được sản xuất, in ấn, nhập khẩu và sử dụng nhãn không đúng quy định tại Thông tư này.
8. Bộ GD&ĐT ban hành quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 28/2023/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học.
Theo Thông tư, chương trình đào tạo từ xa là chương trình đào tạo đang áp dụng cho hình thức chính quy ngành đào tạo tương ứng của cơ sở đào tạo (gọi tắt là chương trình đào tạo chính quy) được điều chỉnh và mô tả cụ thể trong đề cương chi tiết của mỗi học phần cho phù hợp với hình thức đào tạo từ xa về phương pháp dạy - học, thời lượng dạy - học, học liệu, đánh giá kết quả học tập, trong đó yêu cầu sử dụng chủ yếu phương thức Mạng máy tính và viễn thông.
Chương trình đào tạo từ xa có kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa theo các tiến độ học tập khác nhau để định hướng cho người học, trong đó, tổng thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá không ngắn hơn so với hình thức đào tạo chính quy.
Chương trình đào tạo từ xa phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho người học. Hằng năm, cơ sở đào tạo tổ chức rà soát, đánh giá và cập nhật chương trình đào tạo từ xa.
Thông tư cũng nêu rõ những yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa. Theo đó, hệ thống đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo đã được xây dựng hoàn chỉnh bảo đảm đầy đủ các thành phần theo quy định.
Cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã có quyết định mở ngành đào tạo và đã tuyển sinh tối thiểu 03 khoá liên tục theo hình thức chính quy. Không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Chương trình đào tạo từ xa đã được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo.
9. Thay đổi Quy chế xét tốt nghiệp THCS
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 31/2023/TT-BGDĐT về Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2024.
Xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở nhiều nhất 02 lần/năm
Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp nhiều nhất 02 (hai) lần. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới.
Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 01 (một) lần ngay sau khi kết thúc năm học.
Điều kiện công nhận tốt nghiệp
Học sinh được công nhận tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau:
Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. Có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp
Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh.
Đối với học sinh không thuộc đối tượng quy định trên, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm: Đơn đăng kí dự xét công nhận tốt nghiệp; Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước; Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9.
Học sinh được công nhận tốt nghiệp thì được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Việc quản lí, cấp phát, chỉnh sửa, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở được thực hiện theo quy định về quản lí văn bằng, chứng chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp THCS từ năm học 2024 - 2025
Theo quy định mới, bằng tốt nghiệp THCS không còn ghi xếp loại giỏi, khá, trung bình như quy định cũ.
Quy chế này được áp dụng từ năm học 2024 - 2025.
10. Hướng dẫn mới về hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ 15/2/2024
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2024
Hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày. Tuy nhiên với trường hợp trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.
Công thức tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu được xác định theo công thức sau:
Thêm trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp
Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH đã bổ sung thêm một trường hợp được tính bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp, đó là trường hợp người lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hai trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Cũng theo khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, người lao động cần lưu ý 2 trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đây:
Thứ nhất, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng thì chỉ được giải quyết hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp còn số tháng còn lại chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không được bảo lưu.
Thứ hai, số tháng lẻ chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tại quyết định hưởng sẽ không được bảo lưu khi người lao động thuộc một trong 3 trường hợp: Không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp; Bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; Bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
11. Bộ Tài chính bãi bỏ 7 thông tư trong lĩnh vực đầu tư công
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BTC bãi bỏ toàn bộ 7 thông tư trong lĩnh vực đầu tư công, có hiệu lực từ ngày 25/2/2024.
Thông tư nêu rõ, bãi bỏ toàn bộ 7 Thông tư sau:
Thông tư số 88/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.
Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước; Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thông tư số 107/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài.
Thông tư số 12/2017/TT-BTC ngày 10/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường.
Thông tư số 180/2014/TT-BTC ngày 27/1/2014 quy định việc quản lý, thanh toán, quyết toán vốn ứng trước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện dự án di dân, tái định cư điện hạt nhân Ninh Thuận.
12. Từ 10/2, thực hiện quy định mới về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Thanh tra huyện
Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 02/2023/TT-TTCP hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện, có hiệu lực từ 10/2/2024
Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Thanh tra huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND cấp huyện và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh.
Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Tổ chức Thanh tra huyện phải bảo đảm đáp ứng các tiêu chí như các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác thuộc UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật về chính quyền địa phương; bảo đảm đủ điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các nhiệm vụ khác theo quy định.