CTTĐT - Từ tháng 6/2024, nhiều quy định, chính sách mới có hiệu lực thi hành.
Ảnh minh họa.
1. Điều kiện doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn quỹ phát triển
Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/6/2024.
Nghị định nêu rõ điều kiện vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại Quỹ này gồm:
- Đáp ứng tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo: Là doanh nghiệp nhỏ và vừa, được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh…
- Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, đảm bảo phù hợp tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
- Đảm bảo nguồn vốn tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đủ nguồn vốn để thựuc hiện dự án, phương án đó.
- Đáp ứng quy định về bảo đảm tiền vay.
Nghị định 45/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung về khoản 1,2,3 Điều 16 về điều kiện vay vốn. Theo đó:
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và đảm bảo phù hợp với tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
c) Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh;
d) Đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định này.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tham gia cụm liên kết ngành theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi trong ngành, lĩnh vực của cụm liên kết ngành;
c) Đáp ứng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tham gia chuỗi giá trị theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và có sản phẩm thuộc chuỗi giá trị;
c) Đáp ứng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái
Ngày 31/3/2024 Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.
Bên cạnh các điều khoản được sửa đổi, Thông tư này bãi bỏ: Phụ lục 24 Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Đối với các khóa đào tạo đã tuyển sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức đào tạo theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT, Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT, Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT, Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT);
Người vắng, trượt trong các kỳ sát hạch để được cấp lại giấy phép lái xe trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà đăng ký sát hạch lái xe sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì được xét duyệt và sát hạch theo quy định tại Thông tư này;
Đối với người học nâng hạng giấy phép lái xe đã học nội dung kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại khóa đào tạo để được cấp giấy phép lái xe hiện có thì được bảo lưu kết quả (không phải học lại);
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không thực hiện được xác thực định danh điện tử của tổ chức hoặc công dân do Hệ thống định danh và xác thực điện tử bị lỗi thì tổ chức, cá nhân xuất trình một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: bản sao giấy đăng ký kinh doanh, bản sao căn cước công dân, bản sao chứng minh nhân dân, bản sao hộ chiếu khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2024.
3. Quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BGDĐT Quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2024.
Trong đó, có thể kể đến điều kiện, tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh giảng viên chính hạng II gồm:
Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu phù hợp.
Được cấp có thẩm quyền cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Đang giữ chức danh giảng viên hạng III.
Trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng, giảng viên được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, không trong thời hạn kỷ luật và thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.
Có thời gian giữ chức danh giảng viên hạng III tối thiểu, đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ…
4. Quy định về giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện đối với xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu
Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 11/2024/TT-BGTVT quy định về giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện đối với xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu và dịch vụ in lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đối với xe cơ giới. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/6/2024.
Theo đó, các phương tiện được miễn kiểm định lần đầu vẫn phải lập hồ sơ phương tiện với mức giá dịch vụ như sau:
Giá lập hồ sơ với xe miễn kiểm định lần đầu: 46.00 đồng/xe.
Giá dịch vụ in lại Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định: 23.000 đồng/lần/xe.
Trong đó, giá này đã bao gồm chi phí tổ chức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng chưa bao gồm thuế VAT.
Đặc biệt, tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ này phải thanh toán giá dịch vụ cho đơn vị đăng kiểm theo mức giá ở trên.
5. Quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Ngày 28/3/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Thông tư này quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa gồm: quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.
Theo đó, người tiêu dùng có thể tra cứu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia các thông tin sau đây:
Tên và hình ảnh của sản phẩm, hàng hóa;
Tên đơn vị và địa chỉ của đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa;
Thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa;
Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký tự và số seri sản phẩm (nếu có);
Thời hạn sử dụng sản phẩm, hàng hóa (nếu có).
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2024.
6. Mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT quy định chi tiết mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, báo cáo thẩm định, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu sẽ có hiệu lực từ 15/6/2024.
Cụ thể, tại Thông tư này, mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu gồm có:
- Mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng đối với quy trình chỉ định thầu thông thường:
Mẫu số 1A: Lập hồ sơ yêu cầu gói thầu xây lắp;
Mẫu số 1B: Lập hồ sơ yêu cầu gói thầu mua sắm hàng hóa;
Mẫu số 1C: Lập hồ sơ yêu cầu gói thầu dịch vụ phi tư vấn;
Mẫu số 1D: Lập hồ sơ yêu cầu gói thầu dịch vụ tư vấn.
Trong đó, với gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, gói thầu áp dụng chỉ định thầu quốc tế hoặc mua sắm trực tiếp thì việc lập hồ sơ yêu cầu được vận dụng các mẫu trên đảm bảo không trái luật.
- Mẫu kiểm tra hoạt động đấu thầu gồm các mẫu sau:
Mẫu số 4.1A: Lập Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu;
Mẫu số 4.1B: Lập Kế hoạch kiểm tra chi tiết;
Mẫu số 4.2: Lập Đề cương báo cáo tình hình thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
Mẫu số 4.3: Lập Báo cáo kiểm tra lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
Mẫu số 4.4: Lập Kết luận kiểm tra lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
Mẫu số 4.5: Lập Báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra…
7. 5 vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính phải thực hiện định kỳ chuyển đổi
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BTC quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tài chính tại chính quyền địa phương.
Theo Thông tư, nguyên tắc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là các cơ quan theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải đảm bảo khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị. Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong đơn vị.
Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập công chức, viên chức. Không thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
5 vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi
Thông tư nêu rõ, danh mục thuộc lĩnh vực tài chính phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác gồm:
1. Phân bổ ngân sách;
2. Kế toán, Kế toán trưởng;
3. Mua sắm công;
4. Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;
5. Thẩm định, định giá trong đấu giá.
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc quy định nêu trên là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo quy định (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức).
Phương thức thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Định kỳ hằng năm, cấp ủy và người đứng đầu cơ quan phải ban hành, công khai kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.
Việc rà soát, xây dựng kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện trong Quý I hằng năm.
Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan trong phạm vi quản lý của chính quyền địa phương.
Đối với cơ quan chỉ có một vị trí trong danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/6/2024.
1074 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ tháng 6/2024, nhiều quy định, chính sách mới có hiệu lực thi hành.1. Điều kiện doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn quỹ phát triển
Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/6/2024.
Nghị định nêu rõ điều kiện vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại Quỹ này gồm:
- Đáp ứng tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo: Là doanh nghiệp nhỏ và vừa, được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh…
- Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, đảm bảo phù hợp tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
- Đảm bảo nguồn vốn tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đủ nguồn vốn để thựuc hiện dự án, phương án đó.
- Đáp ứng quy định về bảo đảm tiền vay.
Nghị định 45/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung về khoản 1,2,3 Điều 16 về điều kiện vay vốn. Theo đó:
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và đảm bảo phù hợp với tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
c) Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh;
d) Đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định này.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tham gia cụm liên kết ngành theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi trong ngành, lĩnh vực của cụm liên kết ngành;
c) Đáp ứng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tham gia chuỗi giá trị theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và có sản phẩm thuộc chuỗi giá trị;
c) Đáp ứng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái
Ngày 31/3/2024 Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.
Bên cạnh các điều khoản được sửa đổi, Thông tư này bãi bỏ: Phụ lục 24 Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Đối với các khóa đào tạo đã tuyển sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức đào tạo theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT, Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT, Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT, Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT);
Người vắng, trượt trong các kỳ sát hạch để được cấp lại giấy phép lái xe trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà đăng ký sát hạch lái xe sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì được xét duyệt và sát hạch theo quy định tại Thông tư này;
Đối với người học nâng hạng giấy phép lái xe đã học nội dung kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại khóa đào tạo để được cấp giấy phép lái xe hiện có thì được bảo lưu kết quả (không phải học lại);
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không thực hiện được xác thực định danh điện tử của tổ chức hoặc công dân do Hệ thống định danh và xác thực điện tử bị lỗi thì tổ chức, cá nhân xuất trình một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: bản sao giấy đăng ký kinh doanh, bản sao căn cước công dân, bản sao chứng minh nhân dân, bản sao hộ chiếu khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2024.
3. Quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BGDĐT Quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2024.
Trong đó, có thể kể đến điều kiện, tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh giảng viên chính hạng II gồm:
Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu phù hợp.
Được cấp có thẩm quyền cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Đang giữ chức danh giảng viên hạng III.
Trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng, giảng viên được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, không trong thời hạn kỷ luật và thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.
Có thời gian giữ chức danh giảng viên hạng III tối thiểu, đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ…
4. Quy định về giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện đối với xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu
Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 11/2024/TT-BGTVT quy định về giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện đối với xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu và dịch vụ in lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đối với xe cơ giới. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/6/2024.
Theo đó, các phương tiện được miễn kiểm định lần đầu vẫn phải lập hồ sơ phương tiện với mức giá dịch vụ như sau:
Giá lập hồ sơ với xe miễn kiểm định lần đầu: 46.00 đồng/xe.
Giá dịch vụ in lại Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định: 23.000 đồng/lần/xe.
Trong đó, giá này đã bao gồm chi phí tổ chức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng chưa bao gồm thuế VAT.
Đặc biệt, tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ này phải thanh toán giá dịch vụ cho đơn vị đăng kiểm theo mức giá ở trên.
5. Quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Ngày 28/3/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Thông tư này quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa gồm: quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.
Theo đó, người tiêu dùng có thể tra cứu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia các thông tin sau đây:
Tên và hình ảnh của sản phẩm, hàng hóa;
Tên đơn vị và địa chỉ của đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa;
Thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa;
Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký tự và số seri sản phẩm (nếu có);
Thời hạn sử dụng sản phẩm, hàng hóa (nếu có).
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2024.
6. Mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT quy định chi tiết mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, báo cáo thẩm định, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu sẽ có hiệu lực từ 15/6/2024.
Cụ thể, tại Thông tư này, mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu gồm có:
- Mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng đối với quy trình chỉ định thầu thông thường:
Mẫu số 1A: Lập hồ sơ yêu cầu gói thầu xây lắp;
Mẫu số 1B: Lập hồ sơ yêu cầu gói thầu mua sắm hàng hóa;
Mẫu số 1C: Lập hồ sơ yêu cầu gói thầu dịch vụ phi tư vấn;
Mẫu số 1D: Lập hồ sơ yêu cầu gói thầu dịch vụ tư vấn.
Trong đó, với gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, gói thầu áp dụng chỉ định thầu quốc tế hoặc mua sắm trực tiếp thì việc lập hồ sơ yêu cầu được vận dụng các mẫu trên đảm bảo không trái luật.
- Mẫu kiểm tra hoạt động đấu thầu gồm các mẫu sau:
Mẫu số 4.1A: Lập Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu;
Mẫu số 4.1B: Lập Kế hoạch kiểm tra chi tiết;
Mẫu số 4.2: Lập Đề cương báo cáo tình hình thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
Mẫu số 4.3: Lập Báo cáo kiểm tra lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
Mẫu số 4.4: Lập Kết luận kiểm tra lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
Mẫu số 4.5: Lập Báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra…
7. 5 vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính phải thực hiện định kỳ chuyển đổi
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BTC quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tài chính tại chính quyền địa phương.
Theo Thông tư, nguyên tắc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là các cơ quan theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải đảm bảo khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị. Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong đơn vị.
Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập công chức, viên chức. Không thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
5 vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi
Thông tư nêu rõ, danh mục thuộc lĩnh vực tài chính phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác gồm:
1. Phân bổ ngân sách;
2. Kế toán, Kế toán trưởng;
3. Mua sắm công;
4. Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;
5. Thẩm định, định giá trong đấu giá.
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc quy định nêu trên là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo quy định (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức).
Phương thức thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Định kỳ hằng năm, cấp ủy và người đứng đầu cơ quan phải ban hành, công khai kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.
Việc rà soát, xây dựng kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện trong Quý I hằng năm.
Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan trong phạm vi quản lý của chính quyền địa phương.
Đối với cơ quan chỉ có một vị trí trong danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/6/2024.