CTTĐT - Từ 01/7/2024, nhiều luật, nghị định, quy định, chính sách mới có hiệu lực thi hành.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2024
10 Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, bao gồm:
- Luật Các tổ chức tín dụng 2024
- Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023
- Luật Căn cước 2023
- Luật Tài nguyên nước 2023
- Luật Viễn thông 2023
- Luật Giao dịch điện tử 2023
- Luật Phòng thủ dân sự 2023
- Luật Hợp tác xã 2023
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
- Luật Giá 2023
08 Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, bao gồm:
- Nghị định 40/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023
- Nghị định 46/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP
- Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở
- Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt
- Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước 2023
- Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
- Nghị định 55/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
- Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định cho tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước 2023
Từ 01/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt
Ngày 18/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, từ ngày 01/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay, cụ thể như sau:
- Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng và tổng số tiền chuyển các lần trong ngày không quá 20 triệu đồng thì xác thực bằng mã OTP, không cần xác thực bằng khuôn mặt, vân tay.
- Nếu chuyển tiền trên 10 triệu đồng thì bắt buộc phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay.
- Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng các giao dịch trong ngày đã chạm mốc 20 triệu thì đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay, dù lần tiếp theo đó chỉ chuyển vài nghìn đồng.
Thay đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ 01/7/2024
Luật Giá 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 có thay đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá như sau:
- Muối ăn và điện không còn nằm trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá nữa.
- Phân DAP và thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản là những hàng hóa được thêm mới vào danh mục bình ổn giá.
Tiêu chuẩn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế từ ngày 01/7/2024
Bộ Y tế ban hành Thông tư 06/2024/TT-BYT quy định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.
Thông tư 06/2024/TT-BYT nêu rõ, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xếp theo 04 hạng: hạng đặc biệt, hạng I, hạng II, hạng III.
Các cơ sở y tế dự phòng; các cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định và trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương xếp theo 04 hạng: hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV.
Tiêu chuẩn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế
Theo Thông tư, tiêu chuẩn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế được quy định như sau:
Các nhóm tiêu chuẩn xếp hạng:
Thông tư nêu rõ 5 nhóm tiêu chuẩn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế gồm:
- Nhóm tiêu chuẩn I về vị trí, chức năng, nhiệm vụ: 10 điểm;
- Nhóm tiêu chuẩn II về quy mô và nội dung hoạt động: 15 điểm;
- Nhóm tiêu chuẩn III về nhân lực: 20 điểm;
- Nhóm tiêu chuẩn IV về khả năng chuyên môn: 40 điểm;
- Nhóm tiêu chuẩn V về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: 15 điểm.
Tiêu chuẩn cụ thể và mức điểm được quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư. Cụ thể:
- Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Phụ lục 1);
- Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở y tế dự phòng (Phụ lục 2);
- Tiêu chuẩn xếp hạng trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (Phụ lục 3);
- Tiêu chuẩn xếp hạng viện; trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định, trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phụ lục 4);
- Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng đặc biệt (Phụ lục 5).
Phương pháp tính điểm
Thông tư nêu rõ, tính điểm theo từng tiêu chuẩn cụ thể trong bảng điểm ban hành kèm theo Thông tư, không vận dụng điểm trung gian, không tính điểm khi các số liệu chưa hoàn chỉnh.
Việc xem xét hồ sơ đề nghị xếp hạng căn cứ các tài liệu, số liệu thống kê minh chứng các tiêu chuẩn và kiểm tra thực tế tại đơn vị (lấy số liệu của 02 năm trước liền kề năm đề nghị xếp hạng và các tài liệu kế hoạch thực hiện của năm đề nghị xếp hạng, trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh thì việc cung cấp số liệu do cấp có thẩm quyền công nhận xếp hạng xem xét, quyết định; minh chứng tiêu chí đề tài nghiên cứu khoa học lấy số liệu trong thời gian giữ hạng đơn vị).
Điểm số và xếp hạng tổ chức
Theo Thông tư, các đơn vị sự nghiệp y tế sẽ được xếp hạng như sau:
- Hạng đặc biệt: là cơ sở hạng I đạt 100 điểm và đạt các tiêu chuẩn của hạng đặc biệt;
- Hạng I: từ 90 đến 100 điểm;
- Hạng II: từ 70 đến dưới 90 điểm;
- Hạng III: từ 50 đến dưới 70 điểm;
- Hạng IV: dưới 50 điểm.
Thông tư nêu rõ, đối với đơn vị có nhiều cơ sở, việc xếp hạng các cơ sở do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ban hành một số biểu mẫu mới trong đăng ký hợp tác xã, liên hợp tác xã
Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ban hành Thông tư 09/2024/TT-BKHĐT về biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quy định về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã.
Ban hành một số biểu mẫu mới trong đăng ký hợp tác xã, liên hợp tác xã sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã
- Danh sách thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã
- Danh sách người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã
- Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã/Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/Thông báo địa điểm kinh doanh của hợp tác xã
- Thông báo về việc thành lập chi nhánh/văn phòng đại diện của hợp tác xã ở nước ngoài
- Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện của hợp tác xã
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trở lại của hợp tác xã
- Thông báo về việc giải thể hợp tác xã
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của hợp tác xã
- Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
- Thông báo về việc thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã
Thông tư 09/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT, Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT
Mẫu thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước mới áp dụng từ 1/7/2024
Bộ Công an ban hành Thông tư số 16/2024/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024.
Mẫu thẻ căn cước
Thông tư số 16/2024/TT-BCA quy định quy cách thẻ căn cước chính thức được cấp cho công dân từ ngày 1/7/2024 như sau:
Hai mặt của thẻ căn cước in hoa văn màu xanh chuyển ở giữa màu vàng đến xanh. Nền mặt trước gồm bản đồ hành chính Việt Nam, trống đồng, các hoa văn, họa tiết truyền thống trang trí. Nền mặt sau gồm các hoa văn được kết hợp với hình ảnh hoa sen và các đường cong vắt chéo đan xen.
Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ căn cước (đối với thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi trở lên) được in màu trực tiếp trên thẻ căn cước. Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đường kính 12mm; ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ căn cước kích thước 20mm x 30mm; vị trí in mã QR kích thước 18mm x 18mm.
Màu sắc của các thông tin trên thẻ căn cước được quy định như sau:
Màu xanh tím đối với các dòng chữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM, Independence - Freedom - Happiness; IDENTITY CARD; Số định danh cá nhân/Personal identification number; Họ, chữ đệm và tên khai sinh/Full name; Ngày, tháng, năm sinh/Date of birth; Giới tính/Sex; Quốc tịch/Nationality; Nơi cư trú/Place of residence; Nơi đăng ký khai sinh/Place of birth; Ngày, tháng, năm cấp/Date of issue; Ngày, tháng, năm hết hạn/Date of expiry; BỘ CÔNG AN/MINISTRY OF PUBLIC SECURITY và biểu tượng chíp điện tử.
Màu đỏ đối với dòng chữ CĂN CƯỚC.
Màu đen đối với thông tin về số định danh cá nhân; thông tin của người được cấp thẻ căn cước; thông tin về ngày, tháng, năm cấp; thông tin về ngày, tháng, năm hết hạn; mã QR; dòng MRZ.
Mẫu giấy chứng nhận căn cước
Thông tư số 16/2024/TT-BCA quy định quy cách giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam như sau:
Hai mặt của giấy chứng nhận căn cước in trên vân nền được thiết kế với hình ảnh, họa tiết truyền thống dân tộc. Nền mặt trước gồm hình bản đồ hành chính Việt Nam, trống đồng, các hoa văn, họa tiết trang trí dân tộc. Nền mặt sau gồm trống đồng, các hoa văn, họa tiết trang trí dân tộc.
Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ảnh khuôn mặt của người được cấp giấy chứng nhận căn cước được in màu trực tiếp trên giấy chứng nhận căn cước. Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đường kính 13mm; ảnh khuôn mặt của người được cấp giấy chứng nhận căn cước kích thước 20mm x 30mm; vị trí in mã QR kích thước 18mm x 18mm; vị trí in vân tay ngón trỏ trái kích thước 22mm x 25mm; vị trí in vân tay ngón trỏ phải kích thước 22mm x 25mm.
Màu sắc của các thông tin trên giấy chứng nhận căn cước:
Màu xanh tím đối với dòng chữ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Tình trạng hôn nhân; Nơi ở hiện tại; Thời hạn sử dụng đến; Ngón trỏ trái; Ngón trỏ phải; Họ, chữ đệm và tên cha; Họ, chữ đệm và tên mẹ; Họ, chữ đệm và tên vợ (chồng); Họ, chữ đệm và tên của người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ; Ngày, tháng, năm và các dòng chữ Quốc tịch.
Màu đỏ đối với dòng chữ CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp giấy chứng nhận căn cước.
Màu đen đối với: thông tin về số định danh cá nhân; thông tin của người được cấp giấy chứng nhận căn cước; thông tin về thời hạn sử dụng đến; thông tin của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ; thông tin về ngày, tháng, năm và thông tin của cơ quan cấp giấy chứng nhận căn cước.
Từ 1/7: Thông tin nơi cư trú trên thẻ căn cước sẽ ghi nơi thường trú
Bộ Công an ban hành Thông tư số 17/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024.
Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước đối với thông tin về nơi cư trú
Thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi thường trú của người được cấp thẻ căn cước.
Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có nơi thường trú nhưng có nơi tạm trú thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi tạm trú của người được cấp thẻ.
Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có nơi thường trú, nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi ở hiện tại của người được cấp thẻ.
Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có thông tin về nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc khai báo thông tin về cư trú. Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, không có nơi cư trú tại Việt Nam thì thông tin về nơi cư trú trên thẻ căn cước thể hiện là địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt).
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước đối với trường hợp không có hoặc không thu nhận được đầy đủ thông tin về nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, quê quán, dân tộc, tôn giáo.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Đối tượng áp dụng gồm: a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; b) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; c) Doanh nghiệp nhà nước; d) Đơn vị sự nghiệp công lập; đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác pháp chế.
Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập
Nghị định bổ sung nội dung: Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 5a) như sau:
Chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan tham mưu, giúp Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị thực hiện các nhiệm vụ:
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc góp ý nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập, văn bản, hợp đồng theo sự phân công của Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tham mưu, tư vấn những vấn đề pháp lý về tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo sự phân công của Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị.
Phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập cho viên chức, người lao động.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Bổ sung quy định "Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập"
Nghị định bổ sung "Điều 16a. Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập" bao gồm:
Xây dựng và củng cố tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
Trực tiếp chỉ đạo công tác pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
Tổ chức bộ phận pháp chế hoặc bố trí viên chức thực hiện công tác pháp chế, bảo đảm kinh phí, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp, gửi Bộ Tư pháp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 2/7/2024.
Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô
Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 18/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực từ ngày 15/7/2024.
Trong đó, điểm đáng chú ý nhất tại Thông tư 18 là quy định về quản lý tuyến: Sở Giao thông vận tải sử dụng phần mềm của Bộ Giao thông vận tải để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh; thống nhất với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và báo cáo về Cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp, công bố.
Định kỳ trước ngày 30/4 hàng năm, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh; Cục Đường bộ Việt Nam công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh.
Thông tư 18/2024/TT-BGTVT cũng quy định, Sở Giao thông vận tải (đối với tuyến nội tỉnh), Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến (đối với tuyến liên tỉnh) công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở các thông tin chi tiết của từng tuyến gồm: bến xe nơi đi, bến xe nơi đến, hành trình; tổng số chuyến xe và giờ xuất bến của từng chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác và thời gian giãn cách tối thiểu giữa các chuyến xe liền kề; công suất bến xe hai đầu tuyến.
Một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp từ ngày 15/7/2024
Ngày 24/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, trong đó quy định mức khoán bảo vệ rừng bình quân hàng năm; mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ.
Mức khoán bảo vệ rừng bình quân hàng năm
Theo đó, mức kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước bình quân 500.000 đồng/ha/năm.
Đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân.
Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoán bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.
Mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
Mức trợ cấp: 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 7 năm, đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng nhưng tối đa không quá 450 kg/năm;
- Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng nhưng tối đa không quá 300 kg/năm;
- Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn;
- Cách tính mức trợ cấp gạo cụ thể theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định 58/2024/NĐ-CP .
Mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
- Đối tượng áp dụng: chủ rừng là hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất được giao, được cho thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất.
- Mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ một lần bình quân 15.000.000 đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng.
+ Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).
+ Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo dự toán được duyệt.
- Điều kiện được hỗ trợ:
+ Có đất trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; không hỗ trợ đầu tư cho các diện tích đã được nhà nước đầu tư hoặc đã dùng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; không hỗ trợ lặp lại trong một chương trình, dự án;
+ Cây giống để trồng rừng của chủ rừng phải có đủ hồ sơ theo quy định của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
- Phương thức hỗ trợ: hỗ trợ đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn về lĩnh vực lâm nghiệp hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập và làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Nghị định nêu rõ điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
Cụ thể, tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
1- Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2- Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên; trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì đã trực tiếp thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất;
Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan. Đồng thời, đã trực tiếp tham gia lập tối thiểu 01 đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên.
Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan. Đồng thời, đã trực tiếp tham gia lập tối thiểu 3 đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.
992 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ 01/7/2024, nhiều luật, nghị định, quy định, chính sách mới có hiệu lực thi hành.10 Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, bao gồm:
- Luật Các tổ chức tín dụng 2024
- Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023
- Luật Căn cước 2023
- Luật Tài nguyên nước 2023
- Luật Viễn thông 2023
- Luật Giao dịch điện tử 2023
- Luật Phòng thủ dân sự 2023
- Luật Hợp tác xã 2023
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
- Luật Giá 2023
08 Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, bao gồm:
- Nghị định 40/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023
- Nghị định 46/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP
- Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở
- Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt
- Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước 2023
- Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
- Nghị định 55/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
- Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định cho tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước 2023
Từ 01/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt
Ngày 18/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, từ ngày 01/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay, cụ thể như sau:
- Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng và tổng số tiền chuyển các lần trong ngày không quá 20 triệu đồng thì xác thực bằng mã OTP, không cần xác thực bằng khuôn mặt, vân tay.
- Nếu chuyển tiền trên 10 triệu đồng thì bắt buộc phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay.
- Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng các giao dịch trong ngày đã chạm mốc 20 triệu thì đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay, dù lần tiếp theo đó chỉ chuyển vài nghìn đồng.
Thay đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ 01/7/2024
Luật Giá 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 có thay đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá như sau:
- Muối ăn và điện không còn nằm trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá nữa.
- Phân DAP và thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản là những hàng hóa được thêm mới vào danh mục bình ổn giá.
Tiêu chuẩn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế từ ngày 01/7/2024
Bộ Y tế ban hành Thông tư 06/2024/TT-BYT quy định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.
Thông tư 06/2024/TT-BYT nêu rõ, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xếp theo 04 hạng: hạng đặc biệt, hạng I, hạng II, hạng III.
Các cơ sở y tế dự phòng; các cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định và trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương xếp theo 04 hạng: hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV.
Tiêu chuẩn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế
Theo Thông tư, tiêu chuẩn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế được quy định như sau:
Các nhóm tiêu chuẩn xếp hạng:
Thông tư nêu rõ 5 nhóm tiêu chuẩn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế gồm:
- Nhóm tiêu chuẩn I về vị trí, chức năng, nhiệm vụ: 10 điểm;
- Nhóm tiêu chuẩn II về quy mô và nội dung hoạt động: 15 điểm;
- Nhóm tiêu chuẩn III về nhân lực: 20 điểm;
- Nhóm tiêu chuẩn IV về khả năng chuyên môn: 40 điểm;
- Nhóm tiêu chuẩn V về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: 15 điểm.
Tiêu chuẩn cụ thể và mức điểm được quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư. Cụ thể:
- Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Phụ lục 1);
- Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở y tế dự phòng (Phụ lục 2);
- Tiêu chuẩn xếp hạng trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (Phụ lục 3);
- Tiêu chuẩn xếp hạng viện; trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định, trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phụ lục 4);
- Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng đặc biệt (Phụ lục 5).
Phương pháp tính điểm
Thông tư nêu rõ, tính điểm theo từng tiêu chuẩn cụ thể trong bảng điểm ban hành kèm theo Thông tư, không vận dụng điểm trung gian, không tính điểm khi các số liệu chưa hoàn chỉnh.
Việc xem xét hồ sơ đề nghị xếp hạng căn cứ các tài liệu, số liệu thống kê minh chứng các tiêu chuẩn và kiểm tra thực tế tại đơn vị (lấy số liệu của 02 năm trước liền kề năm đề nghị xếp hạng và các tài liệu kế hoạch thực hiện của năm đề nghị xếp hạng, trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh thì việc cung cấp số liệu do cấp có thẩm quyền công nhận xếp hạng xem xét, quyết định; minh chứng tiêu chí đề tài nghiên cứu khoa học lấy số liệu trong thời gian giữ hạng đơn vị).
Điểm số và xếp hạng tổ chức
Theo Thông tư, các đơn vị sự nghiệp y tế sẽ được xếp hạng như sau:
- Hạng đặc biệt: là cơ sở hạng I đạt 100 điểm và đạt các tiêu chuẩn của hạng đặc biệt;
- Hạng I: từ 90 đến 100 điểm;
- Hạng II: từ 70 đến dưới 90 điểm;
- Hạng III: từ 50 đến dưới 70 điểm;
- Hạng IV: dưới 50 điểm.
Thông tư nêu rõ, đối với đơn vị có nhiều cơ sở, việc xếp hạng các cơ sở do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ban hành một số biểu mẫu mới trong đăng ký hợp tác xã, liên hợp tác xã
Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ban hành Thông tư 09/2024/TT-BKHĐT về biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quy định về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã.
Ban hành một số biểu mẫu mới trong đăng ký hợp tác xã, liên hợp tác xã sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã
- Danh sách thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã
- Danh sách người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã
- Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã/Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/Thông báo địa điểm kinh doanh của hợp tác xã
- Thông báo về việc thành lập chi nhánh/văn phòng đại diện của hợp tác xã ở nước ngoài
- Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện của hợp tác xã
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trở lại của hợp tác xã
- Thông báo về việc giải thể hợp tác xã
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của hợp tác xã
- Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
- Thông báo về việc thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã
Thông tư 09/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT, Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT
Mẫu thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước mới áp dụng từ 1/7/2024
Bộ Công an ban hành Thông tư số 16/2024/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024.
Mẫu thẻ căn cước
Thông tư số 16/2024/TT-BCA quy định quy cách thẻ căn cước chính thức được cấp cho công dân từ ngày 1/7/2024 như sau:
Hai mặt của thẻ căn cước in hoa văn màu xanh chuyển ở giữa màu vàng đến xanh. Nền mặt trước gồm bản đồ hành chính Việt Nam, trống đồng, các hoa văn, họa tiết truyền thống trang trí. Nền mặt sau gồm các hoa văn được kết hợp với hình ảnh hoa sen và các đường cong vắt chéo đan xen.
Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ căn cước (đối với thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi trở lên) được in màu trực tiếp trên thẻ căn cước. Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đường kính 12mm; ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ căn cước kích thước 20mm x 30mm; vị trí in mã QR kích thước 18mm x 18mm.
Màu sắc của các thông tin trên thẻ căn cước được quy định như sau:
Màu xanh tím đối với các dòng chữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM, Independence - Freedom - Happiness; IDENTITY CARD; Số định danh cá nhân/Personal identification number; Họ, chữ đệm và tên khai sinh/Full name; Ngày, tháng, năm sinh/Date of birth; Giới tính/Sex; Quốc tịch/Nationality; Nơi cư trú/Place of residence; Nơi đăng ký khai sinh/Place of birth; Ngày, tháng, năm cấp/Date of issue; Ngày, tháng, năm hết hạn/Date of expiry; BỘ CÔNG AN/MINISTRY OF PUBLIC SECURITY và biểu tượng chíp điện tử.
Màu đỏ đối với dòng chữ CĂN CƯỚC.
Màu đen đối với thông tin về số định danh cá nhân; thông tin của người được cấp thẻ căn cước; thông tin về ngày, tháng, năm cấp; thông tin về ngày, tháng, năm hết hạn; mã QR; dòng MRZ.
Mẫu giấy chứng nhận căn cước
Thông tư số 16/2024/TT-BCA quy định quy cách giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam như sau:
Hai mặt của giấy chứng nhận căn cước in trên vân nền được thiết kế với hình ảnh, họa tiết truyền thống dân tộc. Nền mặt trước gồm hình bản đồ hành chính Việt Nam, trống đồng, các hoa văn, họa tiết trang trí dân tộc. Nền mặt sau gồm trống đồng, các hoa văn, họa tiết trang trí dân tộc.
Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ảnh khuôn mặt của người được cấp giấy chứng nhận căn cước được in màu trực tiếp trên giấy chứng nhận căn cước. Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đường kính 13mm; ảnh khuôn mặt của người được cấp giấy chứng nhận căn cước kích thước 20mm x 30mm; vị trí in mã QR kích thước 18mm x 18mm; vị trí in vân tay ngón trỏ trái kích thước 22mm x 25mm; vị trí in vân tay ngón trỏ phải kích thước 22mm x 25mm.
Màu sắc của các thông tin trên giấy chứng nhận căn cước:
Màu xanh tím đối với dòng chữ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Tình trạng hôn nhân; Nơi ở hiện tại; Thời hạn sử dụng đến; Ngón trỏ trái; Ngón trỏ phải; Họ, chữ đệm và tên cha; Họ, chữ đệm và tên mẹ; Họ, chữ đệm và tên vợ (chồng); Họ, chữ đệm và tên của người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ; Ngày, tháng, năm và các dòng chữ Quốc tịch.
Màu đỏ đối với dòng chữ CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp giấy chứng nhận căn cước.
Màu đen đối với: thông tin về số định danh cá nhân; thông tin của người được cấp giấy chứng nhận căn cước; thông tin về thời hạn sử dụng đến; thông tin của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ; thông tin về ngày, tháng, năm và thông tin của cơ quan cấp giấy chứng nhận căn cước.
Từ 1/7: Thông tin nơi cư trú trên thẻ căn cước sẽ ghi nơi thường trú
Bộ Công an ban hành Thông tư số 17/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024.
Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước đối với thông tin về nơi cư trú
Thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi thường trú của người được cấp thẻ căn cước.
Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có nơi thường trú nhưng có nơi tạm trú thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi tạm trú của người được cấp thẻ.
Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có nơi thường trú, nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi ở hiện tại của người được cấp thẻ.
Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có thông tin về nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc khai báo thông tin về cư trú. Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, không có nơi cư trú tại Việt Nam thì thông tin về nơi cư trú trên thẻ căn cước thể hiện là địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt).
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước đối với trường hợp không có hoặc không thu nhận được đầy đủ thông tin về nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, quê quán, dân tộc, tôn giáo.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Đối tượng áp dụng gồm: a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; b) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; c) Doanh nghiệp nhà nước; d) Đơn vị sự nghiệp công lập; đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác pháp chế.
Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập
Nghị định bổ sung nội dung: Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 5a) như sau:
Chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan tham mưu, giúp Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị thực hiện các nhiệm vụ:
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc góp ý nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập, văn bản, hợp đồng theo sự phân công của Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tham mưu, tư vấn những vấn đề pháp lý về tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo sự phân công của Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị.
Phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập cho viên chức, người lao động.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Bổ sung quy định "Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập"
Nghị định bổ sung "Điều 16a. Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập" bao gồm:
Xây dựng và củng cố tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
Trực tiếp chỉ đạo công tác pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
Tổ chức bộ phận pháp chế hoặc bố trí viên chức thực hiện công tác pháp chế, bảo đảm kinh phí, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp, gửi Bộ Tư pháp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 2/7/2024.
Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô
Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 18/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực từ ngày 15/7/2024.
Trong đó, điểm đáng chú ý nhất tại Thông tư 18 là quy định về quản lý tuyến: Sở Giao thông vận tải sử dụng phần mềm của Bộ Giao thông vận tải để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh; thống nhất với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và báo cáo về Cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp, công bố.
Định kỳ trước ngày 30/4 hàng năm, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh; Cục Đường bộ Việt Nam công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh.
Thông tư 18/2024/TT-BGTVT cũng quy định, Sở Giao thông vận tải (đối với tuyến nội tỉnh), Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến (đối với tuyến liên tỉnh) công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở các thông tin chi tiết của từng tuyến gồm: bến xe nơi đi, bến xe nơi đến, hành trình; tổng số chuyến xe và giờ xuất bến của từng chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác và thời gian giãn cách tối thiểu giữa các chuyến xe liền kề; công suất bến xe hai đầu tuyến.
Một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp từ ngày 15/7/2024
Ngày 24/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, trong đó quy định mức khoán bảo vệ rừng bình quân hàng năm; mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ.
Mức khoán bảo vệ rừng bình quân hàng năm
Theo đó, mức kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước bình quân 500.000 đồng/ha/năm.
Đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân.
Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoán bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.
Mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
Mức trợ cấp: 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 7 năm, đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng nhưng tối đa không quá 450 kg/năm;
- Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng nhưng tối đa không quá 300 kg/năm;
- Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn;
- Cách tính mức trợ cấp gạo cụ thể theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định 58/2024/NĐ-CP .
Mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
- Đối tượng áp dụng: chủ rừng là hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất được giao, được cho thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất.
- Mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ một lần bình quân 15.000.000 đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng.
+ Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).
+ Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo dự toán được duyệt.
- Điều kiện được hỗ trợ:
+ Có đất trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; không hỗ trợ đầu tư cho các diện tích đã được nhà nước đầu tư hoặc đã dùng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; không hỗ trợ lặp lại trong một chương trình, dự án;
+ Cây giống để trồng rừng của chủ rừng phải có đủ hồ sơ theo quy định của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
- Phương thức hỗ trợ: hỗ trợ đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn về lĩnh vực lâm nghiệp hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập và làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Nghị định nêu rõ điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
Cụ thể, tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
1- Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2- Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên; trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì đã trực tiếp thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất;
Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan. Đồng thời, đã trực tiếp tham gia lập tối thiểu 01 đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên.
Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan. Đồng thời, đã trực tiếp tham gia lập tối thiểu 3 đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.