Từ ngày 23/1 - 6/3/2018, dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 37 hộ thuộc 8 thôn, bản ở 6 xã của huyện Văn Yên, Lục Yên, Mù Cang Chải với 52 con trâu, 14 con bò, 36 con lợn mắc bệnh.
Một trong những biện pháp phòng bệnh lở mồm long móng là tiêm phòng vắc-xin theo đúng type vi rút đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chuẩn đoán
Bệnh LMLM có thể hạn chế được thiệt hại đáng kể bằng các biện pháp vệ sinh phòng dịch, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, tiêm phòng vắc-xin theo đúng type vi rút đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chuẩn đoán qua các năm trước, nhất là vùng khống chế, vùng đệm, vùng có dịch xảy ra trong vòng 2 năm gần đây.
Người chăn nuôi gia súc cần cam kết thực hiện "5 không”: không giấu dịch; không mua gia súc, sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rông gia súc, không vận chuyển gia súc bị bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc bừa bãi ra môi trường.
Cần phải cách ly triệt để gia súc ốm, không cho chăn thả tập trung; thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả... và tiêu độc khử trùng khu vực có gia súc bị ốm, bị chết bằng một trong các hóa chất sau: Formol 2%, NaOH 2%, Crezin 5%, nước vôi 20%, vôi bột, một số hóa chất khác được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cán bộ thú y.
Con giống đưa vào chăn nuôi phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng LMLM; trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày. Thức ăn, nước uống cho gia súc phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Tất cả mọi người trước khi ra, vào khu vực chăn nuôi phải được vệ sinh, khử trùng, trang bị bảo hộ. Việc thực hiện kiểm dịch động vật phải nghiêm ngặt để khỏi bị lây lan theo địa lý.
Bệnh LMLM đến nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, chỉ có thuốc chữa triệu chứng. Chữa triệu chứng giúp làm cho vết thương nhanh chóng lành thành sẹo, chống những bệnh kế phát và không gây ra các biến chứng nguy hiểm làm chết gia súc.
Các hộ chăn nuôi có thể chữa miệng cho gia súc mắc bệnh bằng cách dùng nước lá bàng, lá chè, lá đào rửa các vết loét, sau đó rửa lại bằng các nước loại quả chua như khế, chanh bóp mềm, rưới nước (hoặc bơm xịt nước), chà đi xát lại ở lưỡi, mặt trong má, hàm trên, lợi, bỏ bã vào miệng cho con vật nhai.
Dùng vải mỏng thấm nước nói trên xoa vào vùng vết thương 2 - 3 lần/ngày và xoa trong vòng 4 - 5 ngày. Có thể dùng một trong các chất: Xanh Methylen 1%, thuốc tím 1%, Formol1%, phèn chua 3%, axit acetic 3% hoặc dùng thuốc mỡ Tetracilin, Penicilin bôi vào vết thương.
Để chữa móng, cần rửa sạch chân gia súc bằng nước muối, nước lá chát hoặc thuốc tím, phèn chua, dấm ăn, sau đó bôi các chất sát trùng hút mủ, nhanh lên da non lên vùng móng bị bệnh (bột xoan trộn với dầu lạc, diêm sinh). Đề phòng ruồi nhặng đẻ trứng vào kẽ móng, có thể dùng Cresin pha loãng hoặc dùng thuốc lào, một ít băng phiến đắp vào vết thương.
Đối với chữa vú phải rửa mụn loét bằng nước muối ấm, dung dịch axit boric 2 - 3% hoặc nước xà phòng, sau đó bôi dầu cá, các thuốc sát trùng vào vết thương. Người chăn nuôi cần đảm bảo giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ, lót chuồng dày cho gia súc nằm, cho ăn cỏ tươi, cỏ mềm và bổ sung cho gia súc ăn cháo khi bị bệnh nặng.
1998 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Từ ngày 23/1 - 6/3/2018, dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 37 hộ thuộc 8 thôn, bản ở 6 xã của huyện Văn Yên, Lục Yên, Mù Cang Chải với 52 con trâu, 14 con bò, 36 con lợn mắc bệnh.Bệnh LMLM có thể hạn chế được thiệt hại đáng kể bằng các biện pháp vệ sinh phòng dịch, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, tiêm phòng vắc-xin theo đúng type vi rút đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chuẩn đoán qua các năm trước, nhất là vùng khống chế, vùng đệm, vùng có dịch xảy ra trong vòng 2 năm gần đây.
Người chăn nuôi gia súc cần cam kết thực hiện "5 không”: không giấu dịch; không mua gia súc, sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rông gia súc, không vận chuyển gia súc bị bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc bừa bãi ra môi trường.
Cần phải cách ly triệt để gia súc ốm, không cho chăn thả tập trung; thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả... và tiêu độc khử trùng khu vực có gia súc bị ốm, bị chết bằng một trong các hóa chất sau: Formol 2%, NaOH 2%, Crezin 5%, nước vôi 20%, vôi bột, một số hóa chất khác được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cán bộ thú y.
Con giống đưa vào chăn nuôi phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng LMLM; trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày. Thức ăn, nước uống cho gia súc phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Tất cả mọi người trước khi ra, vào khu vực chăn nuôi phải được vệ sinh, khử trùng, trang bị bảo hộ. Việc thực hiện kiểm dịch động vật phải nghiêm ngặt để khỏi bị lây lan theo địa lý.
Bệnh LMLM đến nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, chỉ có thuốc chữa triệu chứng. Chữa triệu chứng giúp làm cho vết thương nhanh chóng lành thành sẹo, chống những bệnh kế phát và không gây ra các biến chứng nguy hiểm làm chết gia súc.
Các hộ chăn nuôi có thể chữa miệng cho gia súc mắc bệnh bằng cách dùng nước lá bàng, lá chè, lá đào rửa các vết loét, sau đó rửa lại bằng các nước loại quả chua như khế, chanh bóp mềm, rưới nước (hoặc bơm xịt nước), chà đi xát lại ở lưỡi, mặt trong má, hàm trên, lợi, bỏ bã vào miệng cho con vật nhai.
Dùng vải mỏng thấm nước nói trên xoa vào vùng vết thương 2 - 3 lần/ngày và xoa trong vòng 4 - 5 ngày. Có thể dùng một trong các chất: Xanh Methylen 1%, thuốc tím 1%, Formol1%, phèn chua 3%, axit acetic 3% hoặc dùng thuốc mỡ Tetracilin, Penicilin bôi vào vết thương.
Để chữa móng, cần rửa sạch chân gia súc bằng nước muối, nước lá chát hoặc thuốc tím, phèn chua, dấm ăn, sau đó bôi các chất sát trùng hút mủ, nhanh lên da non lên vùng móng bị bệnh (bột xoan trộn với dầu lạc, diêm sinh). Đề phòng ruồi nhặng đẻ trứng vào kẽ móng, có thể dùng Cresin pha loãng hoặc dùng thuốc lào, một ít băng phiến đắp vào vết thương.
Đối với chữa vú phải rửa mụn loét bằng nước muối ấm, dung dịch axit boric 2 - 3% hoặc nước xà phòng, sau đó bôi dầu cá, các thuốc sát trùng vào vết thương. Người chăn nuôi cần đảm bảo giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ, lót chuồng dày cho gia súc nằm, cho ăn cỏ tươi, cỏ mềm và bổ sung cho gia súc ăn cháo khi bị bệnh nặng.