Trái với tình trạng thanh niên ở một số địa phương rời quê hương đi làm ăn xa, nhiều bạn trẻ tại huyện Lục Yên (Yên Bái) chọn cách gắn bó với các xưởng chế tác tranh đá quý. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cá nhân, đây còn là tín hiệu tích cực trong việc giới trẻ gìn giữ nghề truyền thống trên vùng “đất ngọc”.
Nghề làm tranh đá quý thu hút nhiều thanh niên huyện Lục Yên tham gia.
Đa dạng và phong phú về nguồn nguyên liệu, nghề làm tranh đá quý hình thành tại huyện Lục Yên từ khá sớm. Xuất phát từ việc những viên đá quý hoặc đá bán quý không bán được. Nhiều người dân địa phương nghĩ ra cách gắn chúng lên những tấm kính, phooc-mi-ca trong suốt theo hình vẽ sẵn. Nhà này làm, nhà kia học làm theo, nghề làm tranh đá quý ở “đất ngọc” ra đời giản dị như thế. Tuy nhiên, để làm được một bức tranh chất lượng không hề dễ. Lựa chọn hạt đá có kích thước, tính chất quang học, mầu sắc... phù hợp để cho ra sản phẩm có độ phản quang, sang trọng, độ bền... là cả một quá trình đòi hỏi người thợ phải thật khéo, thật tỉ mỉ.
Công việc liên quan đến nghệ thuật, nên cũng khá “kén” người theo đuổi. Rất nhiều công đoạn tạo nên một bức tranh đá quý giá trị như giã đá, vẽ thô, rắc bột đá... Công đoạn nào cũng đòi hỏi nhiệt huyết với nghề. Người nào đam mê và có chút khéo tay thì học việc chỉ trong 1-2 tháng, làm đến độ “quen tay” thì mất không quá hai năm. Trái lại, nếu thiếu “men say” với nghề thì có thể phải mất cả năm mới xong phần học việc. Cũng vì thế mà chế tác tranh đá quý phân biệt rõ đâu là thợ mới, đâu là thợ lành nghề hay còn gọi là thợ khéo. Ai mới làm thì thường chỉ làm công. Lành nghề rồi thì có thể tự chế tác, ăn lương tính theo sản phẩm. Những người thợ khéo có thu nhập hằng tháng khoảng 7-8 triệu đồng, chăm chỉ hơn phải hơn mười triệu đồng/tháng.
Anh Hoàng Văn Hoan (xã Minh Tiến, huyện Lục Yên) chia sẻ: “Khi còn học tiểu học, tôi thường lang thang hàng giờ với cây bút chì và tờ giấy, đi khắp các xóm, trèo cả lên núi vẽ tranh. Yêu thích hội họa, nên tôi chủ động tìm hiểu, gắn bó với công việc chế tác tranh đá quý từ rất sớm”. Sinh năm 1990, nhưng đến nay, anh Hoan đã có mười năm kinh nghiệm trong nghề và trở thành “thợ khéo” của một trong những xưởng làm tranh đá quý lớn nhất địa phương. Mỗi tác phẩm của anh cũng đều được đặt hàng và trả công riêng. Thay cho chiếc bút chì năm xưa, hiện anh Hoan sử dụng dao khắc khá uyển chuyển, điêu luyện.
Có được những tín hiệu tích cực đó, một phần không nhỏ là nhờ sự nỗ lực của các cấp Đoàn Thanh niên tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Lục Yên nói riêng. Anh Hoan cho biết: các cán bộ đoàn của xã, huyện luôn động viên, tạo điều kiện để thanh niên địa phương theo đuổi các loại hình nghề truyền thống, đặc biệt là nghề làm tranh đá quý.
Phó Bí thư Huyện đoàn Lục Yên Triệu Văn Huấn cho biết, thanh niên địa phương luôn có ý thức gìn giữ, phát triển nghề truyền thống, tích cực tham gia học nghề từ các nghệ nhân đi trước. “Xác định đây là mũi nhọn thúc đẩy kinh tế - xã hội, lưu giữ bản sắc, góp phần giữ thanh niên ở lại làm giàu trên mảnh đất quê hương thay vì bôn ba kiếm sống ở các nơi khác, Huyện đoàn Lục Yên đã chủ động tuyên truyền, tổ chức các khóa đào tạo nghề truyền thống, động viên thanh niên tham gia”, anh Huấn chia sẻ. Bên cạnh đó, các cấp Đoàn Thanh niên ở địa phương còn triển khai các hội thảo, diễn đàn để các bạn trẻ yêu thích nghề truyền thống có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, nói lên tâm tư, nguyện vọng, đồng thời quảng bá các ngành nghề truyền thống tới khách du lịch, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư lâu dài. Ngoài ra, tạo điều kiện để thanh niên vay vốn để mở các cơ sở sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho các bạn trẻ khác.
766 lượt xem
Theo Báo Nhân dân
Trái với tình trạng thanh niên ở một số địa phương rời quê hương đi làm ăn xa, nhiều bạn trẻ tại huyện Lục Yên (Yên Bái) chọn cách gắn bó với các xưởng chế tác tranh đá quý. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cá nhân, đây còn là tín hiệu tích cực trong việc giới trẻ gìn giữ nghề truyền thống trên vùng “đất ngọc”. Đa dạng và phong phú về nguồn nguyên liệu, nghề làm tranh đá quý hình thành tại huyện Lục Yên từ khá sớm. Xuất phát từ việc những viên đá quý hoặc đá bán quý không bán được. Nhiều người dân địa phương nghĩ ra cách gắn chúng lên những tấm kính, phooc-mi-ca trong suốt theo hình vẽ sẵn. Nhà này làm, nhà kia học làm theo, nghề làm tranh đá quý ở “đất ngọc” ra đời giản dị như thế. Tuy nhiên, để làm được một bức tranh chất lượng không hề dễ. Lựa chọn hạt đá có kích thước, tính chất quang học, mầu sắc... phù hợp để cho ra sản phẩm có độ phản quang, sang trọng, độ bền... là cả một quá trình đòi hỏi người thợ phải thật khéo, thật tỉ mỉ.
Công việc liên quan đến nghệ thuật, nên cũng khá “kén” người theo đuổi. Rất nhiều công đoạn tạo nên một bức tranh đá quý giá trị như giã đá, vẽ thô, rắc bột đá... Công đoạn nào cũng đòi hỏi nhiệt huyết với nghề. Người nào đam mê và có chút khéo tay thì học việc chỉ trong 1-2 tháng, làm đến độ “quen tay” thì mất không quá hai năm. Trái lại, nếu thiếu “men say” với nghề thì có thể phải mất cả năm mới xong phần học việc. Cũng vì thế mà chế tác tranh đá quý phân biệt rõ đâu là thợ mới, đâu là thợ lành nghề hay còn gọi là thợ khéo. Ai mới làm thì thường chỉ làm công. Lành nghề rồi thì có thể tự chế tác, ăn lương tính theo sản phẩm. Những người thợ khéo có thu nhập hằng tháng khoảng 7-8 triệu đồng, chăm chỉ hơn phải hơn mười triệu đồng/tháng.
Anh Hoàng Văn Hoan (xã Minh Tiến, huyện Lục Yên) chia sẻ: “Khi còn học tiểu học, tôi thường lang thang hàng giờ với cây bút chì và tờ giấy, đi khắp các xóm, trèo cả lên núi vẽ tranh. Yêu thích hội họa, nên tôi chủ động tìm hiểu, gắn bó với công việc chế tác tranh đá quý từ rất sớm”. Sinh năm 1990, nhưng đến nay, anh Hoan đã có mười năm kinh nghiệm trong nghề và trở thành “thợ khéo” của một trong những xưởng làm tranh đá quý lớn nhất địa phương. Mỗi tác phẩm của anh cũng đều được đặt hàng và trả công riêng. Thay cho chiếc bút chì năm xưa, hiện anh Hoan sử dụng dao khắc khá uyển chuyển, điêu luyện.
Có được những tín hiệu tích cực đó, một phần không nhỏ là nhờ sự nỗ lực của các cấp Đoàn Thanh niên tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Lục Yên nói riêng. Anh Hoan cho biết: các cán bộ đoàn của xã, huyện luôn động viên, tạo điều kiện để thanh niên địa phương theo đuổi các loại hình nghề truyền thống, đặc biệt là nghề làm tranh đá quý.
Phó Bí thư Huyện đoàn Lục Yên Triệu Văn Huấn cho biết, thanh niên địa phương luôn có ý thức gìn giữ, phát triển nghề truyền thống, tích cực tham gia học nghề từ các nghệ nhân đi trước. “Xác định đây là mũi nhọn thúc đẩy kinh tế - xã hội, lưu giữ bản sắc, góp phần giữ thanh niên ở lại làm giàu trên mảnh đất quê hương thay vì bôn ba kiếm sống ở các nơi khác, Huyện đoàn Lục Yên đã chủ động tuyên truyền, tổ chức các khóa đào tạo nghề truyền thống, động viên thanh niên tham gia”, anh Huấn chia sẻ. Bên cạnh đó, các cấp Đoàn Thanh niên ở địa phương còn triển khai các hội thảo, diễn đàn để các bạn trẻ yêu thích nghề truyền thống có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, nói lên tâm tư, nguyện vọng, đồng thời quảng bá các ngành nghề truyền thống tới khách du lịch, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư lâu dài. Ngoài ra, tạo điều kiện để thanh niên vay vốn để mở các cơ sở sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho các bạn trẻ khác.