Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Với phương châm phòng bệnh là chính, tỉnh luôn chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch.
Người chăn nuôi làm vệ sinh chuồng trại phòng chống dịch bệnh gia súc.
Để chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện các chính sách để khuyến khích người chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp; phát triển chăn nuôi không những phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng mà còn là sản phẩm hàng hóa trên thị trường, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi.
Trong đó, tập trung đẩy mạnh mô hình chăn nuôi lợn siêu nạc, chăn nuôi trâu, bò bán công nghiệp; làm tốt việc kiểm soát giết mổ gia súc và kiểm dịch vận chuyển động vật, mở rộng phạm vi, quy mô chế biến thức ăn gia súc...
Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 01/01/2018, toàn tỉnh có 502.748 con lợn, so với cùng kỳ giảm 9,0%, bằng 49.710 con. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2017 giá thịt lợn hơi thấp kéo dài (giá thịt lợn hơi từ 20 - 25.000 đồng/1kg hơi), người dân chăn nuôi lợn không có lãi nên chăn nuôi cầm chừng và thu hẹp dần quy mô.
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý 4/2017 đạt 10.185,55 tấn, tăng 5,72% so với cùng kỳ, nguyên nhân tăng do ngoài các cơ sở sản xuất thịt gác bếp, thịt hun khói, thịt lợn sấy chuyên nghiệp đã xuất hiện thêm các cơ sở nhỏ, lẻ bột phát và các hộ dân làm phục vụ cho tiêu dùng trong tết Nguyên đán. Cùng với đó, năm nay mặt hàng này đã được xuất đi tiêu dùng ra cả các địa bàn ngoài tỉnh, đem lại thu nhập cho các cơ sở và người dân. Đàn gà có trên 4.098 nghìn con, so với cùng kỳ tăng 318.000 con; đàn vịt, ngan, ngỗng là 617.000 con.
Mặc dù thời tiết, thiên tai có nhiều diễn biến bất thường, khiến cho các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát, nhưng được sự quan tâm của các cấp, ngành, sự đồng thuận của người dân, ngành thú y đã đạt nhiều kết quả khả quan.
Công tác tiêm phòng dịch bệnh được gia súc, gia cầm được chú trọng. Trong đó, Chi cục Thú y cùng với trạm thú y các huyện đã tuyên truyền tích cực để nhân dân nắm được các biện pháp phòng và chữa bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả ở trâu, bò, lợn... Theo báo cáo của Chi cục Thú y, trong quí I/2018, dịch lở mồm long móng đã xảy ra tại 2 xã thuộc huyện Văn Yên (từ ngày 23/01 - 03/3/2018), 2 xã thuộc huyện Lục Yên (từ ngày 30/01 - 31/01/2018), 1 xã thuộc huyện Mù Cang Chải (từ ngày 25/02 - 05/3/2018) làm 102 con gia súc mắc bệnh, trong đó có 52 con trâu, 14 con bò, 36 con lợn.
Đến nay, các địa phương trên không phát sinh gia súc mắc bệnh. Tháng 3, các bệnh: tiêu chảy, dịch tả, viêm ruột truyền nhiễm... ở đàn lợn đã làm 52 con mắc bệnh và đều được chữa khỏi; bệnh sán lá gan ở trâu bò làm 1 con mắc bệnh và cũng được chữa khỏi. Tính chung quý I/2018, số lợn mắc bệnh là 344 con, số chữa khỏi 327 con, số chết 17 con; số trâu, bò mắc bệnh 12 con, số chữa khỏi 12 con; các bệnh: ca rê, viêm ruột chó làm 89 con mắc bệnh, chữa khỏi 78 con, chết 11 con.
Công tác phòng, chống dịch bệnh được các cấp, ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Cụ thể, Chi cục Thú y đã cung ứng 156 lít thuốc sát trùng, 2.725 liều vắc - xin lở mồm long móng cho huyện Văn Yên phun tiêu độc khử trùng môi trường, tiêm vắc - xin phòng bệnh cho gia súc tại địa bàn xã xảy ra dịch bệnh.
Kết quả tiêm phòng chống dịch lở mồm long móng tại xã Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ và xã Yên Hưng được 1.083 con gia súc (641 con trâu, bò; 308 con lợn; 134 con dê); phun tiêu độc khử trùng được 612 lượt hộ chăn nuôi, với 79.500 m2. Cấp 300 liều vắc - xin và 48 lít thuốc sát trùng cho huyện Lục Yên thực hiện tiêm bao vây chống dịch và phun tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh tại xã Động Quan, xã Yên Thắng; đã tiêm phòng được 219 con trâu, bò (xã Động Quan 107 con, Yên Thắng 112 con). Cấp 6.200 liều vắc - xin lở mồm long móng và 36 lít thuốc sát trùng cho huyện Mù Cang Chải triển khai thực hiện tiêm bao vây ổ dịch, phun tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh tại xã Nậm Có, Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Cao Phạ và đã tiêm 4.483 con; trong đó, trâu, bò 4.318 con, dê 85 con, lợn 80 con.
992 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Với phương châm phòng bệnh là chính, tỉnh luôn chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch.Để chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện các chính sách để khuyến khích người chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp; phát triển chăn nuôi không những phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng mà còn là sản phẩm hàng hóa trên thị trường, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi.
Trong đó, tập trung đẩy mạnh mô hình chăn nuôi lợn siêu nạc, chăn nuôi trâu, bò bán công nghiệp; làm tốt việc kiểm soát giết mổ gia súc và kiểm dịch vận chuyển động vật, mở rộng phạm vi, quy mô chế biến thức ăn gia súc...
Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 01/01/2018, toàn tỉnh có 502.748 con lợn, so với cùng kỳ giảm 9,0%, bằng 49.710 con. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2017 giá thịt lợn hơi thấp kéo dài (giá thịt lợn hơi từ 20 - 25.000 đồng/1kg hơi), người dân chăn nuôi lợn không có lãi nên chăn nuôi cầm chừng và thu hẹp dần quy mô.
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý 4/2017 đạt 10.185,55 tấn, tăng 5,72% so với cùng kỳ, nguyên nhân tăng do ngoài các cơ sở sản xuất thịt gác bếp, thịt hun khói, thịt lợn sấy chuyên nghiệp đã xuất hiện thêm các cơ sở nhỏ, lẻ bột phát và các hộ dân làm phục vụ cho tiêu dùng trong tết Nguyên đán. Cùng với đó, năm nay mặt hàng này đã được xuất đi tiêu dùng ra cả các địa bàn ngoài tỉnh, đem lại thu nhập cho các cơ sở và người dân. Đàn gà có trên 4.098 nghìn con, so với cùng kỳ tăng 318.000 con; đàn vịt, ngan, ngỗng là 617.000 con.
Mặc dù thời tiết, thiên tai có nhiều diễn biến bất thường, khiến cho các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát, nhưng được sự quan tâm của các cấp, ngành, sự đồng thuận của người dân, ngành thú y đã đạt nhiều kết quả khả quan.
Công tác tiêm phòng dịch bệnh được gia súc, gia cầm được chú trọng. Trong đó, Chi cục Thú y cùng với trạm thú y các huyện đã tuyên truyền tích cực để nhân dân nắm được các biện pháp phòng và chữa bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả ở trâu, bò, lợn... Theo báo cáo của Chi cục Thú y, trong quí I/2018, dịch lở mồm long móng đã xảy ra tại 2 xã thuộc huyện Văn Yên (từ ngày 23/01 - 03/3/2018), 2 xã thuộc huyện Lục Yên (từ ngày 30/01 - 31/01/2018), 1 xã thuộc huyện Mù Cang Chải (từ ngày 25/02 - 05/3/2018) làm 102 con gia súc mắc bệnh, trong đó có 52 con trâu, 14 con bò, 36 con lợn.
Đến nay, các địa phương trên không phát sinh gia súc mắc bệnh. Tháng 3, các bệnh: tiêu chảy, dịch tả, viêm ruột truyền nhiễm... ở đàn lợn đã làm 52 con mắc bệnh và đều được chữa khỏi; bệnh sán lá gan ở trâu bò làm 1 con mắc bệnh và cũng được chữa khỏi. Tính chung quý I/2018, số lợn mắc bệnh là 344 con, số chữa khỏi 327 con, số chết 17 con; số trâu, bò mắc bệnh 12 con, số chữa khỏi 12 con; các bệnh: ca rê, viêm ruột chó làm 89 con mắc bệnh, chữa khỏi 78 con, chết 11 con.
Công tác phòng, chống dịch bệnh được các cấp, ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Cụ thể, Chi cục Thú y đã cung ứng 156 lít thuốc sát trùng, 2.725 liều vắc - xin lở mồm long móng cho huyện Văn Yên phun tiêu độc khử trùng môi trường, tiêm vắc - xin phòng bệnh cho gia súc tại địa bàn xã xảy ra dịch bệnh.
Kết quả tiêm phòng chống dịch lở mồm long móng tại xã Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ và xã Yên Hưng được 1.083 con gia súc (641 con trâu, bò; 308 con lợn; 134 con dê); phun tiêu độc khử trùng được 612 lượt hộ chăn nuôi, với 79.500 m2. Cấp 300 liều vắc - xin và 48 lít thuốc sát trùng cho huyện Lục Yên thực hiện tiêm bao vây chống dịch và phun tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh tại xã Động Quan, xã Yên Thắng; đã tiêm phòng được 219 con trâu, bò (xã Động Quan 107 con, Yên Thắng 112 con). Cấp 6.200 liều vắc - xin lở mồm long móng và 36 lít thuốc sát trùng cho huyện Mù Cang Chải triển khai thực hiện tiêm bao vây ổ dịch, phun tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh tại xã Nậm Có, Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Cao Phạ và đã tiêm 4.483 con; trong đó, trâu, bò 4.318 con, dê 85 con, lợn 80 con.