Năm 2015, Xòe Thái Mường Lò được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Năm 2017, tỉnh Yên Bái xây dựng hồ sơ quốc gia nghệ thuật Xòe Thái đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2019. Để đưa xòe cổ của dân tộc Thái vươn ra thế giới đã có những đóng góp đặc biệt ý nghĩa nhưng thầm lặng của những người con vùng Mường Lò.
Vòng đại xòe Kỷ lục Guinness Việt Nam tại thị xã Nghĩa Lộ.
"Xe cáu ké” - lời ca của xòe Thái Mường Lò
Ấn tượng nhất không chỉ với chúng tôi mà với hàng ngàn du khách trong nước, quốc tế khi đến với Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2017 là được đắm mình trong lời bài hát "Mường Lò ơi! Bài ca xe cáu ké” và được tay cầm tay cùng các chàng trai, cô gái Thái theo nhịp bước "xe cáu ké” – (điệu xòe cổ) nồng say: "Ta về đây nơi cội nguồn điệu xòe, nơi câu khắp chảy ra từ dòng suối Nậm Thia. Ta về đây ơi Nghĩa Lộ - Mường Lò hoa ban trắng mùa xuân. Em áo cỏm khăn piêu, inh lả ơi, sao noọng ời, bên ánh lửa hồng lung linh ta cùng xòe bên nhau...”.
Nhiều du khách đến đây lần đầu chia sẻ, được hòa bước theo điệu xòe đung đưa theo tiếng trống, tiếng chiêng, tay nắm chặt tay, những ánh mắt đắm say, chân nhịp nhàng đưa và hát: "Mường Lò ơi! Bài ca xe cáu ké” trong men rượu nồng say giống như được về với cội nguồn của những điệu xòe cổ, hình ảnh dòng suối Thia huyền thoại, hoa ban trắng, nhà sàn và khói lam chiều… rất đỗi quen thuộc đã ăn sâu vào tâm trí mỗi người con Nghĩa Lộ - Mường Lò. Những tình cảm nồng hậu của đất và người nơi đây được hiện hữu trong bài hát mang đến sự gần gũi, thân tình, gợi nên sức hút diệu kỳ…
Bài thơ "Mường Lò ơi! Bài ca xe cáu ké” của tác giả Lò Thị Huân – Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ sáng tác mang đậm nét văn hóa của người Thái Mường Lò. Lời thơ mộc mạc, chân tình, giàu chất nhạc, đậm chất dân ca ấy đã được nhạc sỹ Xuân Vinh phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Bài hát theo nhịp 2/4, trên nền tiết tấu mang âm hưởng, phong cách dân ca Thái với những lời ca giản dị, chân thành cùng tiêu chí dễ nghe, dễ hiểu và tính quần chúng cao nhưng vẫn bảo đảm được tính học thuật và chất lượng tác phẩm.
Bài hát "Mường Lò ơi! Bài ca xe cáu ké” được biểu diễn trước công chúng lần đầu tiên tại Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò tháng 9/2017. Ngay lập tức, ca khúc này đã chiếm được cảm tình của đông đảo người yêu nhạc bởi giai điệu rộn ràng, vui tươi, ca từ dễ thuộc, dễ nhớ và trở thành bài hát chính làm nền cho những đêm hội xòe ở Mường Lò – Nghĩa Lộ.
Ngoài sử dụng chất liệu dân ca Thái, tác giả bài thơ còn đưa nguyên bản một số ngôn từ tiếng Thái vào bài thơ để nhấn mạnh hơn về chủ thể của bài hát như: xe cáu ké (điệu xòe cổ), khắm khen (cầm tay, nắm tay), inh lả ơi, sao nọng ời… Lời thơ kết thúc như nỗi lòng và mong muốn của chính tác giả gửi gắm đến thế hệ hôm nay và mai sau hãy cùng nhau giữ lấy bản sắc văn hóa tốt đẹp, giữ lấy những điệu xòe cổ: "Nắm tay nhau giữ lấy hồn núi sông khắm khen xòe của bao đời/ Khắm khen xòe của mãi mãi xe cáu ké/ Xe cáu ké Mường Lò ơi!”.
Và hành trình hơn 1.000 ngày
Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ Lò Thị Huân luôn tâm niệm, "Mí cốc chắng mí pai, mí sai chắng mí chứa" (Có gốc mới có ngọn, có cây mới có cành) nên trách nhiệm của mình là phải bảo tồn, giữ gìn và phát triển các điệu xòe cổ của dân tộc Thái Mường Lò. Bởi vậy, bà chính là người đã khởi xướng, kết nối, tổ chức được nhiều sự kiện văn hóa truyền thống của đồng bào Thái vùng Mường Lò như: màn đại xòe trình diễn 6 điệu xòe cổ của tộc người Thái gắn với Đề án xây dựng thị xã văn hóa du lịch Nghĩa Lộ năm 2013 và xác lập Kỷ lục Guinness Việt Nam…
Ngay từ khi còn giữ cương vị Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND thị xã và sau này làm Bí thư Thị ủy, ngoài trọng trách của Đảng, chính quyền và nhân dân tin tưởng giao phó, bà Lò Thị Huân luôn dành cho mình một không gian riêng để tìm hiểu, sưu tầm và tích trữ một "kho” văn hóa của dân tộc Thái, trong đó, nòng cốt là các điệu xòe cổ. Sau đó, bà đã giành 3 năm làm Chủ nhiệm Đề tài xây dựng báo cáo khoa học nghiên cứu bảo tồn, lưu truyền 6 điệu xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái vùng Mường Lò.
Để trả lời câu hỏi nguồn gốc của điệu xòe cổ có từ đâu của bao thế hệ đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc, bà Huân cùng với các cộng sự, các nghệ nhân đã tổ chức nhiều chuyến đi đến khắp các tỉnh vùng Tây Bắc như: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu để gặp các nghệ nhân dân tộc Thái nghiên cứu sưu tầm. Qua đó, chứng minh rằng, Mường Lò là nơi sản sinh nuôi dưỡng và gìn giữ 6 điệu xòe cổ xưa của dân tộc Thái Tây Bắc.
Chẳng thế mà trong đề tài nghiên cứu, bà Lò Thị Huân đã viết: "Ngay từ khi đặt chân đến vùng đất màu mỡ, trù phú nhưng còn hoang sơ này, những người tiên phong trong cuộc sinh cơ lập nghiệp luôn phải chống lại kẻ thù hai chân và bốn chân. Sáu điệu xòe cổ phản ánh bước đường chinh chiến của cha ông, đoàn kết chống lại kẻ thù, tạo nên sức mạnh để trị thủy, khai phá đất đai và mong ước một cuộc sống sinh sôi nảy nở.
Không những thế, khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định, người Thái dần dần nhận thức rõ về vũ trụ, về mối quan hệ thiên – địa – nhân và vai trò của con người trong mối quan hệ tổng hòa đó. Những điệu xòe ra đời như một sự tất yếu hàm chứa những giá trị văn hóa và nhân sinh cao đẹp, những triết lý sâu sắc, những điều đó ẩn chứa trong từng động tác, từng điệu xòe”.
Nhiệt huyết của bà cùng các cộng sự càng được tiếp thêm sức mạnh khi UBND tỉnh Yên Bái triển khai xây dựng Hồ sơ quốc gia nghệ thuật Xòe Thái đệ trình UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo đó, các tư liệu để lập bộ hồ sơ khoa học gồm: các tư liệu viết, thư mục nghiên cứu, ảnh, băng hình, băng ghi âm, phim video, lý lịch nghệ nhân, hồ sơ khoa học, báo cáo kiểm kê và các văn bản khác liên quan đến nghệ thuật Xòe Thái đã cơ bản đầy đủ trong đề tài do bà cùng các cộng sự dày công nghiên cứu, được đánh giá rất cao và phù hợp với những tiêu chuẩn mà UNESCO đặt ra. Từ điệu xòe vòng mang tính sơ khai đã phát triển thành những điệu xòe phức tạp hơn, nhiều động tác hơn và đẹp hơn như: vòng tròn vỗ tay, bổ bốn, tiến lùi, nâng khăn mời rượu, tung khăn…
Khởi nguồn của 30 điệu xòe nổi tiếng như: điệu "nhôm khăn” – "tung khăn” đến điệu "ỏm lọm tốp mư” - "đi vòng tròn vỗ tay”, điệu "đổn hôn”, - "xòe bước tiến lùi” và điệu xòe "khắm khen” – "nắm tay cùng xòe” qua phần biểu diễn của các phụ lão - những người đã gắn bó bền chặt với sự phát triển của dân vũ Mường Lò cuối cùng là điệu "khắm khăn mơi lảu” tức là xòe "nâng khăn mời rượu”…
Là một trong những thành viên tham gia đề tài, nghệ nhân Điêu Thị Xiêng chia sẻ: "Điều quan trọng nhất, đề tài nghiên cứu khoa học đã đưa ra được ý nghĩa nhân văn của các điệu xòe cổ và phát triển nhân rộng hơn đến hôm nay.
Qua mỗi bước xòe, con người gần gũi, chan hòa với nhau hơn, yêu người, yêu đời để bước vào cuộc sống lao động, chiến đấu với niềm tin yêu sáng trong vô hạn”. Tất cả những điều đó thấm vào lòng mỗi người một cách tự nhiên như suối nguồn trong mát tưới tắm những cánh đồng, làm nên những mùa vàng no ấm.
Chị Hoàng Thị Tuyến – thành viên đội múa xòe phường Tân An cho biết: "Chỉ một động tác, một dáng đi, cách đứng, cách xếp đội hình, cách chuyển động đã là những cung bậc sắc thái, những ý nghĩa khác nhau mà điệu xòe muốn thể hiện”. Đơn cử, nếu điệu xòe "nhôm khăn” sôi động với chiếc khăn thổ cẩm sặc sỡ quàng qua cổ, hai tay tung khăn theo nhịp trống thể hiện sự tươi vui, phấn khởi khi mùa màng bội thu thì điệu xòe "đổn hôn” lại khẳng định: "Dù trời đất có đổi đời, cuộc sống có lúc nghiêng ngả nhưng lòng người vẫn nguyên vẹn”.
- Là người chắp cánh để xòe Thái Mường Lò đến với thế giới, sao bà vẫn còn nhiều trăn trở? - tôi hỏi.
- Làm sao để thế hệ trẻ yêu thích, chung tay gìn giữ, bảo tồn được giá trị xòe cổ của ông bà để lại mới đặc biệt quan trọng! – bà Lò Thị Huân khẳng định.
- Vậy kế hoạch của bà cùng các cộng sự để bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái nơi đây là gì?
- Thời gian tới, tôi cùng các cộng sự sẽ tiếp tục đưa nghệ thuật xòe vào các sự kiện văn hóa, xã hội của địa phương; kiểm kê tên, số lượng nghệ nhân, số lượng nhạc cụ sử dụng trong nghệ thuật xòe để có kế hoạch khai thác hợp lý. Bên cạnh đó, thị xã sẽ xây dựng bản đồ các địa điểm trình diễn nghệ thuật xòe phục vụ khách du lịch tham quan tìm hiểu, tích cực tham gia các cuộc liên hoan trình diễn nghệ thuật xòe để trao đổi kinh nghiệm và học tập; đề xuất việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú cho những người có nhiều đóng góp trong công tác sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy nghệ thuật xòe…
Có những người con luôn hết lòng, hết sức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như: bà Lò Thị Huân, Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến, nghệ nhân Điêu Thị Xiêng… và rất nhiều người con ưu tú khác của đồng bào Thái Mường Lo, thị xã miền Tây xinh đẹp rồi đây sẽ được đông đảo bạn bè, du khách trong nước, quốc tế biết đến khi những điệu xòe cổ đại diện cho quê hương được chắp cánh bay xa.
621 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2015, Xòe Thái Mường Lò được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Năm 2017, tỉnh Yên Bái xây dựng hồ sơ quốc gia nghệ thuật Xòe Thái đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2019. Để đưa xòe cổ của dân tộc Thái vươn ra thế giới đã có những đóng góp đặc biệt ý nghĩa nhưng thầm lặng của những người con vùng Mường Lò."Xe cáu ké” - lời ca của xòe Thái Mường Lò
Ấn tượng nhất không chỉ với chúng tôi mà với hàng ngàn du khách trong nước, quốc tế khi đến với Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2017 là được đắm mình trong lời bài hát "Mường Lò ơi! Bài ca xe cáu ké” và được tay cầm tay cùng các chàng trai, cô gái Thái theo nhịp bước "xe cáu ké” – (điệu xòe cổ) nồng say: "Ta về đây nơi cội nguồn điệu xòe, nơi câu khắp chảy ra từ dòng suối Nậm Thia. Ta về đây ơi Nghĩa Lộ - Mường Lò hoa ban trắng mùa xuân. Em áo cỏm khăn piêu, inh lả ơi, sao noọng ời, bên ánh lửa hồng lung linh ta cùng xòe bên nhau...”.
Nhiều du khách đến đây lần đầu chia sẻ, được hòa bước theo điệu xòe đung đưa theo tiếng trống, tiếng chiêng, tay nắm chặt tay, những ánh mắt đắm say, chân nhịp nhàng đưa và hát: "Mường Lò ơi! Bài ca xe cáu ké” trong men rượu nồng say giống như được về với cội nguồn của những điệu xòe cổ, hình ảnh dòng suối Thia huyền thoại, hoa ban trắng, nhà sàn và khói lam chiều… rất đỗi quen thuộc đã ăn sâu vào tâm trí mỗi người con Nghĩa Lộ - Mường Lò. Những tình cảm nồng hậu của đất và người nơi đây được hiện hữu trong bài hát mang đến sự gần gũi, thân tình, gợi nên sức hút diệu kỳ…
Bài thơ "Mường Lò ơi! Bài ca xe cáu ké” của tác giả Lò Thị Huân – Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ sáng tác mang đậm nét văn hóa của người Thái Mường Lò. Lời thơ mộc mạc, chân tình, giàu chất nhạc, đậm chất dân ca ấy đã được nhạc sỹ Xuân Vinh phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Bài hát theo nhịp 2/4, trên nền tiết tấu mang âm hưởng, phong cách dân ca Thái với những lời ca giản dị, chân thành cùng tiêu chí dễ nghe, dễ hiểu và tính quần chúng cao nhưng vẫn bảo đảm được tính học thuật và chất lượng tác phẩm.
Bài hát "Mường Lò ơi! Bài ca xe cáu ké” được biểu diễn trước công chúng lần đầu tiên tại Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò tháng 9/2017. Ngay lập tức, ca khúc này đã chiếm được cảm tình của đông đảo người yêu nhạc bởi giai điệu rộn ràng, vui tươi, ca từ dễ thuộc, dễ nhớ và trở thành bài hát chính làm nền cho những đêm hội xòe ở Mường Lò – Nghĩa Lộ.
Ngoài sử dụng chất liệu dân ca Thái, tác giả bài thơ còn đưa nguyên bản một số ngôn từ tiếng Thái vào bài thơ để nhấn mạnh hơn về chủ thể của bài hát như: xe cáu ké (điệu xòe cổ), khắm khen (cầm tay, nắm tay), inh lả ơi, sao nọng ời… Lời thơ kết thúc như nỗi lòng và mong muốn của chính tác giả gửi gắm đến thế hệ hôm nay và mai sau hãy cùng nhau giữ lấy bản sắc văn hóa tốt đẹp, giữ lấy những điệu xòe cổ: "Nắm tay nhau giữ lấy hồn núi sông khắm khen xòe của bao đời/ Khắm khen xòe của mãi mãi xe cáu ké/ Xe cáu ké Mường Lò ơi!”.
Và hành trình hơn 1.000 ngày
Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ Lò Thị Huân luôn tâm niệm, "Mí cốc chắng mí pai, mí sai chắng mí chứa" (Có gốc mới có ngọn, có cây mới có cành) nên trách nhiệm của mình là phải bảo tồn, giữ gìn và phát triển các điệu xòe cổ của dân tộc Thái Mường Lò. Bởi vậy, bà chính là người đã khởi xướng, kết nối, tổ chức được nhiều sự kiện văn hóa truyền thống của đồng bào Thái vùng Mường Lò như: màn đại xòe trình diễn 6 điệu xòe cổ của tộc người Thái gắn với Đề án xây dựng thị xã văn hóa du lịch Nghĩa Lộ năm 2013 và xác lập Kỷ lục Guinness Việt Nam…
Ngay từ khi còn giữ cương vị Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND thị xã và sau này làm Bí thư Thị ủy, ngoài trọng trách của Đảng, chính quyền và nhân dân tin tưởng giao phó, bà Lò Thị Huân luôn dành cho mình một không gian riêng để tìm hiểu, sưu tầm và tích trữ một "kho” văn hóa của dân tộc Thái, trong đó, nòng cốt là các điệu xòe cổ. Sau đó, bà đã giành 3 năm làm Chủ nhiệm Đề tài xây dựng báo cáo khoa học nghiên cứu bảo tồn, lưu truyền 6 điệu xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái vùng Mường Lò.
Để trả lời câu hỏi nguồn gốc của điệu xòe cổ có từ đâu của bao thế hệ đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc, bà Huân cùng với các cộng sự, các nghệ nhân đã tổ chức nhiều chuyến đi đến khắp các tỉnh vùng Tây Bắc như: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu để gặp các nghệ nhân dân tộc Thái nghiên cứu sưu tầm. Qua đó, chứng minh rằng, Mường Lò là nơi sản sinh nuôi dưỡng và gìn giữ 6 điệu xòe cổ xưa của dân tộc Thái Tây Bắc.
Chẳng thế mà trong đề tài nghiên cứu, bà Lò Thị Huân đã viết: "Ngay từ khi đặt chân đến vùng đất màu mỡ, trù phú nhưng còn hoang sơ này, những người tiên phong trong cuộc sinh cơ lập nghiệp luôn phải chống lại kẻ thù hai chân và bốn chân. Sáu điệu xòe cổ phản ánh bước đường chinh chiến của cha ông, đoàn kết chống lại kẻ thù, tạo nên sức mạnh để trị thủy, khai phá đất đai và mong ước một cuộc sống sinh sôi nảy nở.
Không những thế, khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định, người Thái dần dần nhận thức rõ về vũ trụ, về mối quan hệ thiên – địa – nhân và vai trò của con người trong mối quan hệ tổng hòa đó. Những điệu xòe ra đời như một sự tất yếu hàm chứa những giá trị văn hóa và nhân sinh cao đẹp, những triết lý sâu sắc, những điều đó ẩn chứa trong từng động tác, từng điệu xòe”.
Nhiệt huyết của bà cùng các cộng sự càng được tiếp thêm sức mạnh khi UBND tỉnh Yên Bái triển khai xây dựng Hồ sơ quốc gia nghệ thuật Xòe Thái đệ trình UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo đó, các tư liệu để lập bộ hồ sơ khoa học gồm: các tư liệu viết, thư mục nghiên cứu, ảnh, băng hình, băng ghi âm, phim video, lý lịch nghệ nhân, hồ sơ khoa học, báo cáo kiểm kê và các văn bản khác liên quan đến nghệ thuật Xòe Thái đã cơ bản đầy đủ trong đề tài do bà cùng các cộng sự dày công nghiên cứu, được đánh giá rất cao và phù hợp với những tiêu chuẩn mà UNESCO đặt ra. Từ điệu xòe vòng mang tính sơ khai đã phát triển thành những điệu xòe phức tạp hơn, nhiều động tác hơn và đẹp hơn như: vòng tròn vỗ tay, bổ bốn, tiến lùi, nâng khăn mời rượu, tung khăn…
Khởi nguồn của 30 điệu xòe nổi tiếng như: điệu "nhôm khăn” – "tung khăn” đến điệu "ỏm lọm tốp mư” - "đi vòng tròn vỗ tay”, điệu "đổn hôn”, - "xòe bước tiến lùi” và điệu xòe "khắm khen” – "nắm tay cùng xòe” qua phần biểu diễn của các phụ lão - những người đã gắn bó bền chặt với sự phát triển của dân vũ Mường Lò cuối cùng là điệu "khắm khăn mơi lảu” tức là xòe "nâng khăn mời rượu”…
Là một trong những thành viên tham gia đề tài, nghệ nhân Điêu Thị Xiêng chia sẻ: "Điều quan trọng nhất, đề tài nghiên cứu khoa học đã đưa ra được ý nghĩa nhân văn của các điệu xòe cổ và phát triển nhân rộng hơn đến hôm nay.
Qua mỗi bước xòe, con người gần gũi, chan hòa với nhau hơn, yêu người, yêu đời để bước vào cuộc sống lao động, chiến đấu với niềm tin yêu sáng trong vô hạn”. Tất cả những điều đó thấm vào lòng mỗi người một cách tự nhiên như suối nguồn trong mát tưới tắm những cánh đồng, làm nên những mùa vàng no ấm.
Chị Hoàng Thị Tuyến – thành viên đội múa xòe phường Tân An cho biết: "Chỉ một động tác, một dáng đi, cách đứng, cách xếp đội hình, cách chuyển động đã là những cung bậc sắc thái, những ý nghĩa khác nhau mà điệu xòe muốn thể hiện”. Đơn cử, nếu điệu xòe "nhôm khăn” sôi động với chiếc khăn thổ cẩm sặc sỡ quàng qua cổ, hai tay tung khăn theo nhịp trống thể hiện sự tươi vui, phấn khởi khi mùa màng bội thu thì điệu xòe "đổn hôn” lại khẳng định: "Dù trời đất có đổi đời, cuộc sống có lúc nghiêng ngả nhưng lòng người vẫn nguyên vẹn”.
- Là người chắp cánh để xòe Thái Mường Lò đến với thế giới, sao bà vẫn còn nhiều trăn trở? - tôi hỏi.
- Làm sao để thế hệ trẻ yêu thích, chung tay gìn giữ, bảo tồn được giá trị xòe cổ của ông bà để lại mới đặc biệt quan trọng! – bà Lò Thị Huân khẳng định.
- Vậy kế hoạch của bà cùng các cộng sự để bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái nơi đây là gì?
- Thời gian tới, tôi cùng các cộng sự sẽ tiếp tục đưa nghệ thuật xòe vào các sự kiện văn hóa, xã hội của địa phương; kiểm kê tên, số lượng nghệ nhân, số lượng nhạc cụ sử dụng trong nghệ thuật xòe để có kế hoạch khai thác hợp lý. Bên cạnh đó, thị xã sẽ xây dựng bản đồ các địa điểm trình diễn nghệ thuật xòe phục vụ khách du lịch tham quan tìm hiểu, tích cực tham gia các cuộc liên hoan trình diễn nghệ thuật xòe để trao đổi kinh nghiệm và học tập; đề xuất việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú cho những người có nhiều đóng góp trong công tác sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy nghệ thuật xòe…
Có những người con luôn hết lòng, hết sức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như: bà Lò Thị Huân, Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến, nghệ nhân Điêu Thị Xiêng… và rất nhiều người con ưu tú khác của đồng bào Thái Mường Lo, thị xã miền Tây xinh đẹp rồi đây sẽ được đông đảo bạn bè, du khách trong nước, quốc tế biết đến khi những điệu xòe cổ đại diện cho quê hương được chắp cánh bay xa.