Đại tá Trần Kim Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh trả lời phỏng vấn Báo Yên Bái về mục đích, ý nghĩa, kết quả bước đầu và khó khăn, vướng mắc, giải pháp tổ chức thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư, giai đoạn 2013-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 896 ngày 8/6/2013 (gọi tắt là Đề án 896).
Người dân phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái cung cấp thông tin cá nhân cho cảnh sát khu vực tại trụ sở nhà văn hóa khu dân cư.
P.V: Thưa đồng chí, Đề án 896 của Chính phủ đang được tỉnh triển khai, đồng chí có thể cho biết về lợi ích mà Đề án này mang lại.
Đại tá Trần Kim Hải: Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư, giai đoạn 2013-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 896 ngày 8/6/2013. Đề án là bước đột phá trong công tác quản lý dân cư ở nước ta, với mục tiêu tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa.
Đề án được triển khai sẽ mang lại nhiều lợi ích như đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân một cách đơn giản nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; giảm chi phí cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào các giao dịch hành chính, tiết kiệm về tài chính và nhân lực trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và vận hành hệ thống nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc để dùng chung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư phục vụ công tác quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu chính đáng của công dân.
Đồng thời, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tiền đề xây dựng Chính phủ điện tử, là cơ sở quan trọng để tiến hành cấp thẻ căn cước công dân trong thời gian tới.
P.V: Đến nay, tỉnh Yên Bái đã triển khai Đề án như thế nào, thưa đồng chí?
Đại tá Trần Kim Hải: Thực hiện Chỉ thị số 07 Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phối hợp triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1265 ngày 07/7/2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 986 tỉnh, gồm có 19 thành viên do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, giao Công an tỉnh là cơ quan thường trực. Ban Chỉ đạo đã ban hành Quy chế hoạt động, xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2017, 2018 để triển khai thực hiện Chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức đoàn công tác học tập kinh nghiệm thu thập thông tin dân cư tại các địa phương đã triển khai thực hiện để áp dụng triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư của tỉnh.
Căn cứ Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 896 tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, ban ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã chủ động triển khai trong đơn vị, địa phương mình và phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung đề ra.
Các đơn vị thông tin, truyền thông đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền để quần chúng nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án xây dựng Cơ sở quốc gia về dân cư, quyền lợi, trách nhiệm trong kê khai thông tin dân cư của công dân. Lực lượng công an đã rà soát toàn bộ thông tin nhân khẩu, phối hợp với cơ quan tư pháp các cấp điều chỉnh, thống nhất thông tin cá nhân cho công dân bị sai lệch.
Công an tỉnh đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ thu thập thông tin dân cư cho 2.697 đồng chí là lực lượng công an chính quy, công an xã, cộng tác viên toàn tỉnh sẵn sàng cho công tác thu thập thông tin dân cư; đã tiến hành thí điểm thu thập thông tin dân cư tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố, từ đó rút kinh nghiệm triển khai rộng trên toàn bộ địa bàn tỉnh. Từ ngày 01/6/2018 triển khai đồng loạt và dự kiến đến ngày 31/10/2018 sẽ hoàn thành công tác thu thập thông tin dân cư.
P.V: Việc triển khai có gặp những khó khăn gì không và tỉnh đã có giải pháp như thế nào để giải quyết?
Đại tá Trần Kim Hải: Trong quá trình triển khai Đề án gặp không ít khó khăn, đó là: qua rà soát, hiện nay toàn tỉnh số nhân khẩu chưa thống nhất thông tin giữa các loại giấy tờ cá nhân còn trên 90.000 trường hợp, hầu hết không có giấy khai sinh để điều chỉnh thống nhất thông tin. Tình trạng hôn nhân thực tế, không có giấy đăng ký kết hôn còn rất nhiều, tập trung ở địa bàn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nhiều hộ đi làm ăn xa, vắng cả hộ nên thông tin thu thập không đầy đủ… gây khó khăn cho việc phát phiếu thu thập thông tin.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên trực tiếp tiến hành thu thập thông tin, nòng cốt là công an xã, trong đó nhiều đồng chí công an viên còn hạn chế về trình độ, năng lực; nhiều địa bàn không có công an viên nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, tiến độ của công tác thu thập. Yên Bái là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí không đồng đều nên thời gian để đi lại, thời gian thu thập thông tin sẽ nhiều hơn.
Hiện nay, tỉnh đang thực hiện Đề án sáp nhập, thành lập thôn tổ dân phố, nhiều thôn bản, tổ dân phố sẽ chia tách, sáp nhập lại, nếu vẫn tiến hành thu thập thì sau này sẽ phải bổ sung, thay đổi thông tin trên phiếu, sẽ mất nhiều thời gian, công sức. Cuối cùng là nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ Trung ương (Bộ Công an) và UBND tỉnh năm 2018 chưa có.
Để giải quyết khó khăn, trong thời gian tới, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Cước công dân và xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đẩy mạnh tuyên truyền ở cấp cơ sở thông qua hệ thống phát thanh (nội dung tuyên truyền do Bộ Công an cấp); họp dân, phát tờ rơi…
Các cơ quan: Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Công Thông tin điện tử tỉnh… tăng cường thời lượng phát sóng, tin, bài trên các phương tiện thông tin từ nay đến hết thời gian thu thập thông tin dân cư.
Công an tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo tập trung hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung thông tin thống nhất trong hồ sơ lưu trữ và các giấy tờ cá nhân của công dân theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân. Ngoài lực lượng nòng cốt là công an, Ban Chỉ đạo 896 tỉnh đề nghị các ban ngành đoàn thể như Tỉnh hội Phụ nữ, Tỉnh đoàn Thanh niên, Sở Giáo dục và Đào tạo…. cử hội viên, giáo viên tham gia tổ công tác tại các thôn, bản, tổ nhân dân, phối hợp lực lượng công an thu thập thông tin dân cư.
Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công an huyện, thị xã, thành phố trong triển khai thu thập thông tin dân cư; tổng hợp tình hình khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu thập dữ liệu dân cư và kịp thời đề xuất tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đảm bảo quá trình thu thập dữ liệu dân cư chính xác, đúng tiến độ. Đề nghị UBND tỉnh, UBND cấp huyện có kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng tham gia thu thập thông tin dân cư để kịp thời động viên và tháo gỡ khó khăn phần nào cho cán bộ tham gia.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
4127 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đại tá Trần Kim Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh trả lời phỏng vấn Báo Yên Bái về mục đích, ý nghĩa, kết quả bước đầu và khó khăn, vướng mắc, giải pháp tổ chức thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư, giai đoạn 2013-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 896 ngày 8/6/2013 (gọi tắt là Đề án 896).P.V: Thưa đồng chí, Đề án 896 của Chính phủ đang được tỉnh triển khai, đồng chí có thể cho biết về lợi ích mà Đề án này mang lại.
Đại tá Trần Kim Hải: Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư, giai đoạn 2013-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 896 ngày 8/6/2013. Đề án là bước đột phá trong công tác quản lý dân cư ở nước ta, với mục tiêu tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa.
Đề án được triển khai sẽ mang lại nhiều lợi ích như đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân một cách đơn giản nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; giảm chi phí cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào các giao dịch hành chính, tiết kiệm về tài chính và nhân lực trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và vận hành hệ thống nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc để dùng chung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư phục vụ công tác quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu chính đáng của công dân.
Đồng thời, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tiền đề xây dựng Chính phủ điện tử, là cơ sở quan trọng để tiến hành cấp thẻ căn cước công dân trong thời gian tới.
P.V: Đến nay, tỉnh Yên Bái đã triển khai Đề án như thế nào, thưa đồng chí?
Đại tá Trần Kim Hải: Thực hiện Chỉ thị số 07 Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phối hợp triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1265 ngày 07/7/2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 986 tỉnh, gồm có 19 thành viên do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, giao Công an tỉnh là cơ quan thường trực. Ban Chỉ đạo đã ban hành Quy chế hoạt động, xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2017, 2018 để triển khai thực hiện Chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức đoàn công tác học tập kinh nghiệm thu thập thông tin dân cư tại các địa phương đã triển khai thực hiện để áp dụng triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư của tỉnh.
Căn cứ Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 896 tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, ban ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã chủ động triển khai trong đơn vị, địa phương mình và phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung đề ra.
Các đơn vị thông tin, truyền thông đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền để quần chúng nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án xây dựng Cơ sở quốc gia về dân cư, quyền lợi, trách nhiệm trong kê khai thông tin dân cư của công dân. Lực lượng công an đã rà soát toàn bộ thông tin nhân khẩu, phối hợp với cơ quan tư pháp các cấp điều chỉnh, thống nhất thông tin cá nhân cho công dân bị sai lệch.
Công an tỉnh đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ thu thập thông tin dân cư cho 2.697 đồng chí là lực lượng công an chính quy, công an xã, cộng tác viên toàn tỉnh sẵn sàng cho công tác thu thập thông tin dân cư; đã tiến hành thí điểm thu thập thông tin dân cư tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố, từ đó rút kinh nghiệm triển khai rộng trên toàn bộ địa bàn tỉnh. Từ ngày 01/6/2018 triển khai đồng loạt và dự kiến đến ngày 31/10/2018 sẽ hoàn thành công tác thu thập thông tin dân cư.
P.V: Việc triển khai có gặp những khó khăn gì không và tỉnh đã có giải pháp như thế nào để giải quyết?
Đại tá Trần Kim Hải: Trong quá trình triển khai Đề án gặp không ít khó khăn, đó là: qua rà soát, hiện nay toàn tỉnh số nhân khẩu chưa thống nhất thông tin giữa các loại giấy tờ cá nhân còn trên 90.000 trường hợp, hầu hết không có giấy khai sinh để điều chỉnh thống nhất thông tin. Tình trạng hôn nhân thực tế, không có giấy đăng ký kết hôn còn rất nhiều, tập trung ở địa bàn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nhiều hộ đi làm ăn xa, vắng cả hộ nên thông tin thu thập không đầy đủ… gây khó khăn cho việc phát phiếu thu thập thông tin.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên trực tiếp tiến hành thu thập thông tin, nòng cốt là công an xã, trong đó nhiều đồng chí công an viên còn hạn chế về trình độ, năng lực; nhiều địa bàn không có công an viên nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, tiến độ của công tác thu thập. Yên Bái là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí không đồng đều nên thời gian để đi lại, thời gian thu thập thông tin sẽ nhiều hơn.
Hiện nay, tỉnh đang thực hiện Đề án sáp nhập, thành lập thôn tổ dân phố, nhiều thôn bản, tổ dân phố sẽ chia tách, sáp nhập lại, nếu vẫn tiến hành thu thập thì sau này sẽ phải bổ sung, thay đổi thông tin trên phiếu, sẽ mất nhiều thời gian, công sức. Cuối cùng là nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ Trung ương (Bộ Công an) và UBND tỉnh năm 2018 chưa có.
Để giải quyết khó khăn, trong thời gian tới, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Cước công dân và xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đẩy mạnh tuyên truyền ở cấp cơ sở thông qua hệ thống phát thanh (nội dung tuyên truyền do Bộ Công an cấp); họp dân, phát tờ rơi…
Các cơ quan: Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Công Thông tin điện tử tỉnh… tăng cường thời lượng phát sóng, tin, bài trên các phương tiện thông tin từ nay đến hết thời gian thu thập thông tin dân cư.
Công an tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo tập trung hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung thông tin thống nhất trong hồ sơ lưu trữ và các giấy tờ cá nhân của công dân theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân. Ngoài lực lượng nòng cốt là công an, Ban Chỉ đạo 896 tỉnh đề nghị các ban ngành đoàn thể như Tỉnh hội Phụ nữ, Tỉnh đoàn Thanh niên, Sở Giáo dục và Đào tạo…. cử hội viên, giáo viên tham gia tổ công tác tại các thôn, bản, tổ nhân dân, phối hợp lực lượng công an thu thập thông tin dân cư.
Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công an huyện, thị xã, thành phố trong triển khai thu thập thông tin dân cư; tổng hợp tình hình khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu thập dữ liệu dân cư và kịp thời đề xuất tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đảm bảo quá trình thu thập dữ liệu dân cư chính xác, đúng tiến độ. Đề nghị UBND tỉnh, UBND cấp huyện có kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng tham gia thu thập thông tin dân cư để kịp thời động viên và tháo gỡ khó khăn phần nào cho cán bộ tham gia.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!