CTTĐT - Những năm qua, tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là tín dụng chính chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đã góp phần quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tín dụng chính sách xã hội đã khẳng định là kênh tín dụng có vai trò quan trọng bậc nhất đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Người dân đến làm thủ tục vay vốn ngân hàng chính sách xã hội
Trong tổng số 13 chương trình tín dụng hiện đang được triển khai trên địa bàn tỉnh có 3 chương trình tín dụng dành riêng cho vay đồng bào dân tộc thiểu số gồm: cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển sản xuất; cho vay hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và cho vay phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Chất lượng các chương trình tín dụng dành riêng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tương đối tốt, đã có 4.300 hộ trả nợ đúng hạn hoặc trước hạn. Đến hết tháng 5/2018, dư nợ của hộ dân tộc thiểu số đạt 1.654 tỷ đồng, chiếm 63% tổng dư nợ, số khách hàng là dân tộc thiểu số hiện đang vay vốn là trên 55 nghìn hộ, chiếm 64% số hộ vay vốn, dự nợ bình quân 30 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn ưu đãi đã về tận vùng sâu, vùng xa, đến tận tay người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số thông qua 4 tổ chức hội, đoàn thể cấp tỉnh, 36 hội đoàn thể cấp huyện và 618 hội, đoàn thể cấp xã và 2.434 tổ Tiết kiệm vay vốn ở thôn bản đảm nhiệm phương thức cho vay ủy thác với NHCSXH. Cùng với đó là 180 điểm giao dịch của NHCSXH tại 180 xã, phường trên toàn tỉnh được duy trì hoạt động nề nếp tạo thuận lợi cho người nghèo, người dân tộc thiểu số tiếp cận dễ dàng, kịp thời với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.
Là một tỉnh miền núi có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 50% dân số nên bên cạnh các chương trình tính dụng chính sách nói chung, việc triển khai các chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, chương trình cho vay hỗ trợ dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở vùng thiếu đất sản xuất cũng được quan tâm. Chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 54/2012 của Thủ tướng Chính phủ là cơ hội lớn giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống, vượt qua đói nghèo. Theo Quyết định này, trong giai đoạn từ 2007 - 2016 Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Yên Bái đã thực hiện cho vay trên 8.600 hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn với tổng số tiền gần 57 tỷ đồng; cho vay 995 hộ thiếu đất sản xuất với số tiền gần 12 tỷ đồng để chuyển đổi ngành nghề. Với nguồn vốn này, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã mua được hàng ngàn con trâu, bò, dê, tăng đàn gia súc, gia cầm, mua máy móc nông cụ, cải thiện đời sống vật chất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.
Những năm qua, nhờ triển khai chương trình chính sách tín dụng ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trên 500 hộ đồng bào dân tộc trên địa bàn xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên được vay trên 13,2 tỷ đồng. Đặc biệt, tính đến hết tháng 5/2018, dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 19,7 tỷ đồng, trong đó dư nợ của khách hàng là người đồng bào dân tộc thiểu số trên 13 tỷ đồng, chiếm 73 % dư nợ tại địa phương. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách thức sử dụng hiệu quả nguồn vốn nên đến nay trên địa bàn không có tình trạng nợ quá hạn và nợ khoanh. Bên cạnh đó, nguồn tín dụng ưu đãi chính sách này đã tác động trực tiếp đến trên 526 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thay đổi về nhận thức, cách làm, tạo điều kiện cho các hộ có thêm nguồn vốn để cải tạo, chăm sóc quế, chuyển đổi trồng rau, màu, phát triển chăn nuôi, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm theo các năm. Chỉ tính riêng năm 2017, số hộ thoát nghèo của xã là 59 hộ, trong đó có 42 hộ dân tộc thiểu số có vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) thoát nghèo.
Đánh giá về hiệu quả của Chương trình, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái khẳng định: “Những năm qua, tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều chương trình tín dụng ưu đãi đã được đầu tư vào các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS; Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đúng đối tượng, hộ vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Tín dụng chính sách xã hội đã khẳng định là kênh tín dụng có vai trò quan trọng bậc nhất đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào vùng DTTS".
593 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là tín dụng chính chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đã góp phần quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tín dụng chính sách xã hội đã khẳng định là kênh tín dụng có vai trò quan trọng bậc nhất đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Trong tổng số 13 chương trình tín dụng hiện đang được triển khai trên địa bàn tỉnh có 3 chương trình tín dụng dành riêng cho vay đồng bào dân tộc thiểu số gồm: cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển sản xuất; cho vay hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và cho vay phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Chất lượng các chương trình tín dụng dành riêng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tương đối tốt, đã có 4.300 hộ trả nợ đúng hạn hoặc trước hạn. Đến hết tháng 5/2018, dư nợ của hộ dân tộc thiểu số đạt 1.654 tỷ đồng, chiếm 63% tổng dư nợ, số khách hàng là dân tộc thiểu số hiện đang vay vốn là trên 55 nghìn hộ, chiếm 64% số hộ vay vốn, dự nợ bình quân 30 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn ưu đãi đã về tận vùng sâu, vùng xa, đến tận tay người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số thông qua 4 tổ chức hội, đoàn thể cấp tỉnh, 36 hội đoàn thể cấp huyện và 618 hội, đoàn thể cấp xã và 2.434 tổ Tiết kiệm vay vốn ở thôn bản đảm nhiệm phương thức cho vay ủy thác với NHCSXH. Cùng với đó là 180 điểm giao dịch của NHCSXH tại 180 xã, phường trên toàn tỉnh được duy trì hoạt động nề nếp tạo thuận lợi cho người nghèo, người dân tộc thiểu số tiếp cận dễ dàng, kịp thời với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.
Là một tỉnh miền núi có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 50% dân số nên bên cạnh các chương trình tính dụng chính sách nói chung, việc triển khai các chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, chương trình cho vay hỗ trợ dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở vùng thiếu đất sản xuất cũng được quan tâm. Chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 54/2012 của Thủ tướng Chính phủ là cơ hội lớn giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống, vượt qua đói nghèo. Theo Quyết định này, trong giai đoạn từ 2007 - 2016 Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Yên Bái đã thực hiện cho vay trên 8.600 hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn với tổng số tiền gần 57 tỷ đồng; cho vay 995 hộ thiếu đất sản xuất với số tiền gần 12 tỷ đồng để chuyển đổi ngành nghề. Với nguồn vốn này, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã mua được hàng ngàn con trâu, bò, dê, tăng đàn gia súc, gia cầm, mua máy móc nông cụ, cải thiện đời sống vật chất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.
Những năm qua, nhờ triển khai chương trình chính sách tín dụng ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trên 500 hộ đồng bào dân tộc trên địa bàn xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên được vay trên 13,2 tỷ đồng. Đặc biệt, tính đến hết tháng 5/2018, dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 19,7 tỷ đồng, trong đó dư nợ của khách hàng là người đồng bào dân tộc thiểu số trên 13 tỷ đồng, chiếm 73 % dư nợ tại địa phương. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách thức sử dụng hiệu quả nguồn vốn nên đến nay trên địa bàn không có tình trạng nợ quá hạn và nợ khoanh. Bên cạnh đó, nguồn tín dụng ưu đãi chính sách này đã tác động trực tiếp đến trên 526 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thay đổi về nhận thức, cách làm, tạo điều kiện cho các hộ có thêm nguồn vốn để cải tạo, chăm sóc quế, chuyển đổi trồng rau, màu, phát triển chăn nuôi, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm theo các năm. Chỉ tính riêng năm 2017, số hộ thoát nghèo của xã là 59 hộ, trong đó có 42 hộ dân tộc thiểu số có vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) thoát nghèo.
Đánh giá về hiệu quả của Chương trình, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái khẳng định: “Những năm qua, tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều chương trình tín dụng ưu đãi đã được đầu tư vào các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS; Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đúng đối tượng, hộ vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Tín dụng chính sách xã hội đã khẳng định là kênh tín dụng có vai trò quan trọng bậc nhất đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào vùng DTTS".