Bộ Giáo dục -Đào tạo (GD- ĐT) vừa có Công văn số 1029/BGDĐT-KHTC gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc báo cáo và cam kết thực hiện giá dịch vụ giáo dục và chống lạm thu năm học 2018-2019.
Ảnh minh họa. (Nguồn internet)
Hiện nay, tại một số địa phương vẫn còn để xảy ra tình trạng một số cơ sở giáo dục thực hiện một số khoản thu ngoài quy định của nhà nước, gây bức xúc trong dư luận. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra một số giải pháp căn bản để chấn chỉnh tình trạng này.
Bộ GD&ĐT thẳng thẳn chỉ ra, để xảy ra vấn đề "lạm thu”, nguyên nhân chủ yếu là một số cơ sở giáo dục cố tình thực hiện sai quy định của nhà nước, nhiều hoạt động biến tướng để thu tiền học sinh, phụ huynh mượn danh nghĩa "tự nguyện” hay "thu các khoản thu ngoài quy định của Nhà nước”; Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa làm hết trách nhiệm của mình.
Bên cạnh đó, một số địa phương chỉ đạo và phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục với tỷ lệ chi cho các hoạt động thấp, chưa đảm bảo mức tối thiểu cho chi hoạt động, chuyên môn nghiệp vụ là 18% theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương chưa thực hiện tốt vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn, chưa thanh tra, kiểm tra kịp thời để xử lý các cơ sở giáo dục có sai phạm về thu chi tài chính, dẫn đến còn tình trạng các cơ sở giáo dục thực hiện một số khoản thu ngoài quy định.
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó quy định Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm chung về quản lý nhà nước về giáo dục trong phạm vi toàn quốc, UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn tỉnh trong đó có việc quản lý, phân bổ, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục; quyết định việc thu, chi học phí, lệ phí và các khoản thu hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục thuộc trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh; kêu gọi huy động các nguồn lực cho giáo dục, xã hội hóa giáo dục để phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, thực hiện chức năng quản lý nhà nước chung về giáo dục trên phạm vi toàn quốc theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, hằng năm, trong Chỉ thị đầu năm học mới và các văn bản chỉ đạo liên quan khác, Bộ GD&ĐT đều có văn bản chấn chỉnh, nhắc nhở các địa phương phải thực hiện thu, chi tại các cơ sở giáo dục phải tuân thủ theo đúng quy định, tránh để tình trạng lạm thu gây khó khăn cho phụ huynh học sinh và đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lạm thu.
Cụ thể, trước năm học mới 2018-2019, Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 1029/BGDĐT-KHTC gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc báo cáo và cam kết thực hiện giá dịch vụ giáo dục và chống lạm thu năm học 2018-2019, trong đó đã quán triệt các cơ sở giáo dục thực hiện các khoản thu theo đúng quy định, không thu các khoản thu trái quy định để xảy ra tình trạng lạm thu và cam kết thực hiện ổn định giá dịch vụ đối với lĩnh vực giáo dục.
Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng lạm thu của các cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, để bảo đảm chặt chẽ, minh bạch trong thực hiện xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật, các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện phải bảo đảm đúng tính chất tự nguyện của cá nhân, tổ chức tài trợ, đóng góp. Tuyệt đối không để lợi dụng danh nghĩa xã hội hóa, ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức thu các khoản đóng góp mang tính cào bằng, áp đặt. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến rà soát để bổ sung sửa đổi Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh và Thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (thay thế Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012) đang đăng mạng lấy ý kiến rộng rãi để sửa đổi phù hợp với thực tế.
Theo đó, Bộ GD&ĐT không cấm việc kêu gọi tài trợ hay xã hội hóa cho giáo dục, tuy nhiên phải tuân thủ nguyên tắc kêu gọi vận động, quy trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn tài trợ, xã hội hóa theo đúng quy định. Cơ sở giáo dục lập danh mục xã hội hóa, danh mục kêu gọi vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung trang bị đồ dùng, thiết bị, đồ dùng dạy và học, thiết bị đào tạo và nghiên cứu khoa học, công trình xây dựng, sửa chữa và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục; hỗ trợ các quỹ khuyến học, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục công khai minh bạch.
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học và khả năng đáp ứng của dự toán ngân sách được cơ quan nhà nước giao định kỳ hoặc đột xuất, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch vận động kêu gọi xã hội hóa, tài trợ trình Hội đồng trường phê duyệt và thông báo cho cơ quan quản lý trực tiếp trước khi tổ chức vận động tài trợ. Trường hợp cơ quan quản lý cấp trên phát hiện kế hoạch vận động tài trợ không đúng quy định thì phải yêu cầu dừng việc vận động tài trợ. Kế hoạch vận động tài trợ phải xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng, dự toán kinh phí và kế hoạch triển khai hoạt động cần tài trợ rõ ràng. Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng tài trợ phải tuân thủ đúng mục đích đã đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, định mức quy định, tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng và mua sắm đấu thầu. Cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết toán công việc hoàn thành và niêm yết công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá. Cơ sở giáo dục sử dụng tài trợ phải công khai nội dung báo cáo tài chính năm và công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
Thứ hai, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí đảm bảo nguồn lực cho giáo dục của địa phương theo Quyết định số số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện thu các khoản thu theo đúng quy định.
Thứ ba, hiện Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện việc xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho giáo dục để kêu gọi mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư cho ngành giáo dục.
Bộ GD&ĐT và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở, người đứng đầu các cơ sở giáo dục vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý những sai phạm, đặc biệt là xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lạm thu. Đồng thời tăng cường công tác truyền thông để tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên để hiểu rõ Điều lệ cha mẹ học sinh, từ đó thực hiện theo đúng quy định và ủng hộ nhưng không bị "lợi dụng” để thu các khoản thu trái quy định.
853 lượt xem
Theo Dangcongsan.vn
Bộ Giáo dục -Đào tạo (GD- ĐT) vừa có Công văn số 1029/BGDĐT-KHTC gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc báo cáo và cam kết thực hiện giá dịch vụ giáo dục và chống lạm thu năm học 2018-2019.
Hiện nay, tại một số địa phương vẫn còn để xảy ra tình trạng một số cơ sở giáo dục thực hiện một số khoản thu ngoài quy định của nhà nước, gây bức xúc trong dư luận. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra một số giải pháp căn bản để chấn chỉnh tình trạng này.
Bộ GD&ĐT thẳng thẳn chỉ ra, để xảy ra vấn đề "lạm thu”, nguyên nhân chủ yếu là một số cơ sở giáo dục cố tình thực hiện sai quy định của nhà nước, nhiều hoạt động biến tướng để thu tiền học sinh, phụ huynh mượn danh nghĩa "tự nguyện” hay "thu các khoản thu ngoài quy định của Nhà nước”; Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa làm hết trách nhiệm của mình.
Bên cạnh đó, một số địa phương chỉ đạo và phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục với tỷ lệ chi cho các hoạt động thấp, chưa đảm bảo mức tối thiểu cho chi hoạt động, chuyên môn nghiệp vụ là 18% theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương chưa thực hiện tốt vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn, chưa thanh tra, kiểm tra kịp thời để xử lý các cơ sở giáo dục có sai phạm về thu chi tài chính, dẫn đến còn tình trạng các cơ sở giáo dục thực hiện một số khoản thu ngoài quy định.
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó quy định Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm chung về quản lý nhà nước về giáo dục trong phạm vi toàn quốc, UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn tỉnh trong đó có việc quản lý, phân bổ, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục; quyết định việc thu, chi học phí, lệ phí và các khoản thu hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục thuộc trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh; kêu gọi huy động các nguồn lực cho giáo dục, xã hội hóa giáo dục để phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, thực hiện chức năng quản lý nhà nước chung về giáo dục trên phạm vi toàn quốc theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, hằng năm, trong Chỉ thị đầu năm học mới và các văn bản chỉ đạo liên quan khác, Bộ GD&ĐT đều có văn bản chấn chỉnh, nhắc nhở các địa phương phải thực hiện thu, chi tại các cơ sở giáo dục phải tuân thủ theo đúng quy định, tránh để tình trạng lạm thu gây khó khăn cho phụ huynh học sinh và đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lạm thu.
Cụ thể, trước năm học mới 2018-2019, Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 1029/BGDĐT-KHTC gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc báo cáo và cam kết thực hiện giá dịch vụ giáo dục và chống lạm thu năm học 2018-2019, trong đó đã quán triệt các cơ sở giáo dục thực hiện các khoản thu theo đúng quy định, không thu các khoản thu trái quy định để xảy ra tình trạng lạm thu và cam kết thực hiện ổn định giá dịch vụ đối với lĩnh vực giáo dục.
Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng lạm thu của các cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, để bảo đảm chặt chẽ, minh bạch trong thực hiện xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật, các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện phải bảo đảm đúng tính chất tự nguyện của cá nhân, tổ chức tài trợ, đóng góp. Tuyệt đối không để lợi dụng danh nghĩa xã hội hóa, ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức thu các khoản đóng góp mang tính cào bằng, áp đặt. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến rà soát để bổ sung sửa đổi Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh và Thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (thay thế Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012) đang đăng mạng lấy ý kiến rộng rãi để sửa đổi phù hợp với thực tế.
Theo đó, Bộ GD&ĐT không cấm việc kêu gọi tài trợ hay xã hội hóa cho giáo dục, tuy nhiên phải tuân thủ nguyên tắc kêu gọi vận động, quy trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn tài trợ, xã hội hóa theo đúng quy định. Cơ sở giáo dục lập danh mục xã hội hóa, danh mục kêu gọi vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung trang bị đồ dùng, thiết bị, đồ dùng dạy và học, thiết bị đào tạo và nghiên cứu khoa học, công trình xây dựng, sửa chữa và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục; hỗ trợ các quỹ khuyến học, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục công khai minh bạch.
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học và khả năng đáp ứng của dự toán ngân sách được cơ quan nhà nước giao định kỳ hoặc đột xuất, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch vận động kêu gọi xã hội hóa, tài trợ trình Hội đồng trường phê duyệt và thông báo cho cơ quan quản lý trực tiếp trước khi tổ chức vận động tài trợ. Trường hợp cơ quan quản lý cấp trên phát hiện kế hoạch vận động tài trợ không đúng quy định thì phải yêu cầu dừng việc vận động tài trợ. Kế hoạch vận động tài trợ phải xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng, dự toán kinh phí và kế hoạch triển khai hoạt động cần tài trợ rõ ràng. Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng tài trợ phải tuân thủ đúng mục đích đã đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, định mức quy định, tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng và mua sắm đấu thầu. Cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết toán công việc hoàn thành và niêm yết công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá. Cơ sở giáo dục sử dụng tài trợ phải công khai nội dung báo cáo tài chính năm và công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
Thứ hai, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí đảm bảo nguồn lực cho giáo dục của địa phương theo Quyết định số số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện thu các khoản thu theo đúng quy định.
Thứ ba, hiện Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện việc xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho giáo dục để kêu gọi mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư cho ngành giáo dục.
Bộ GD&ĐT và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở, người đứng đầu các cơ sở giáo dục vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý những sai phạm, đặc biệt là xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lạm thu. Đồng thời tăng cường công tác truyền thông để tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên để hiểu rõ Điều lệ cha mẹ học sinh, từ đó thực hiện theo đúng quy định và ủng hộ nhưng không bị "lợi dụng” để thu các khoản thu trái quy định.