CTTĐT - Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh Yên Bái đã có ý kiến, kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến những bất cập trong vấn đề thi cử.
Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ở Yên Bái diễn ra an toàn, nghiêm túc
Cử tri cho rằng: Công tác giáo dục và đào tạo của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là đạt các giải cao trong các kỳ thi khu vực và Quốc tế; tuy nhiên vấn đề thi cử ở nước ta lại đang tồn tại rất nhiều bất cập. Cử tri đề nghị xem xét giải quyết dứt điểm những vấn đề bất cập, tiêu cực, xử lý nghiêm đối với cán bộ, giáo viên, học sinh có hành vi gian lận trong thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 và tiếp tục kiểm tra, rà soát những năm trước đây để xử lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo giữ vững niềm tin của nhân dân; cần xây dựng quy chế, quy định thi cử đảm bảo chất lượng, công khai, minh bạch, tránh lãng phí và quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị khi để xảy ra các vi phạm nêu trên. Đồng thời, Bộ sớm có phương án tổ chức thi và chấm thi cụ thể cho năm 2019 để thông báo rộng rãi cho học sinh và nhân dân được biết.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời tại văn bản số 882/BGDĐT-QLCL như sau:
1. Qua 04 năm thực hiện đề án đổi mới thi và tuyển sinh giai đoạn 2015-2020, kỳ thi THPT quốc gia đã đáp ứng được mục tiêu kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm tốn kém cho thí sinh và xã hội; công tác tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) diễn ra thuận lợi, phát huy ngày càng cao tính tự chủ của các cơ sở đào tạo, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp cho thí sinh; đồng thời, đã cung cấp thông tin phản hồi tin cậy để điều chỉnh quá trình và nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông. Tuy nhiên, việc ra đề thi, tổ chức coi thi, chấm thi, xét tuyển ĐH, CĐ hằng năm vẫn còn một số bất cập, cần rút kinh nghiệm, đặc biệt là trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đã xảy ra tiêu cực và gian lận có tổ chức tại một số Hội đồng thi địa phương gây tâm lý lo ngại trong học sinh và dư luận xã hội, làm suy giảm niềm tin vào tính trung thực, khách quan của kết quả của kỳ thi.
Từ việc phát hiện một số dấu hiệu bất thường về điểm thi tại một số địa phương và phân tích dữ liệu kết quả thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tiếp nhận các thông tin phản ánh trong dư luận xã hội, khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát, xác minh đồng thời tổ chức chấm thẩm định theo quy định của quy chế. Kết quả ban đầu của quá trình tổ chức thực hiện đã được thông tin rộng rãi cho toàn xã hội và kịp thời báo cáo Thường trực Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương và kết quả ban đầu của quá trình tổ chức thực hiện đã được thông tin rộng rãi cho toàn xã hội và kịp thời báo cáo Thường trực Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp mở rộng điều tra xác minh để xử lý các tiêu cực và gian lận có tổ chức tại Hội đồng thi các địa phương. Cho đến thời điểm hiện tại, căn cứ kết quả xác minh điều tra của Bộ Công an, Bộ GDĐT đã thông báo tới Sở GDĐT Hòa Bình, yêu cầu cập nhật kết quả thi lên hệ thống phần mềm quản lý thi và rà soát kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018; thông báo kết quả cho các thí sinh và các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trung cấp có nhóm ngành đào tạo giáo viên có liên quan. Bộ GDĐT đồng thời yêu cầu các trường ĐH, CĐ liên hệ chặt chẽ với Sở GDĐT Hòa Bình để có thông tin về kết quả công nhận tốt nghiệp THPT sau rà soát, kết quả điểm thi tại thông báo của Bộ Công an để xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 và thông báo kết quả cho các thí sinh liên quan.
Các tiêu cực và gian lận xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia đã, đang và tiếp tục được Bộ GDĐT phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của quy chế thi và pháp luật hiện hành.
2. Để khắc phục những hạn chế của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tô chức rà soát, đánh giá toàn bộ các khâu của quy trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 trên tinh thần nghiêm túc, trung thực; đồng thời, đã cầu thị tiếp thu ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, các thầy cô giáo, các nhà khoa học và chuyên gia giáo dục để thực hiện những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để tổ chức tốt hơn kỳ thi 2019 và những năm tiếp theo.
Ngày 04/12/2018, Bộ GDĐT đã ban hành Công văn số 5480/BGĐĐT-QLCL về tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 theo hướng giữ ổn định về phương thức tổ chức như các năm 2017, 2018 để không ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh cũng như xã hội; đồng thời, thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật trong quy trình tổ chức thi nhằm khắc phục triệt để các hạn chế, bất cập đảm bảo tổ chức thi khách quan, an toàn, nghiêm túc. Cụ thể như sau:
- Đối với công tác đề thi: Bổ sung và nâng cao chất lượng câu hỏi thi để xây dựng ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa đảm bảo đủ lớn phục vụ ra đề thi cho các môn thi trắc nghiệm; đa dạng hóa hình thức huy động câu hỏi thi đề xuất từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là từ các giáo viên, giảng viên và chuyên gia. Chú trọng công tác thử nghiệm câu hỏi để nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi thi; cải tiến khâu phản biện và thẩm định đề thi để đảm bảo đề thi phù hợp với kỳ thi THPT quốc gia cả về độ khó và cân bằng giữa các mã đề thi, đáp ứng yêu cầu “bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh” để "xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đào tạo CĐ, ĐH”.
Nội dung đề thi năm 2019 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; đề thi của các môn thi được ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình dùng chung cho cả học sinh giáo dục THPT và học viên GDTX; đảm bảo không quá khó, không đánh đố học sinh, có ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT; đồng thời có độ phân hóa phù hợp với phần lớn các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp để làm cơ sở cho tuyển sinh.
- Đối với công tác coi thi: Tiếp tục tổ chức tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) một Hội đồng thi do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì; điều động cán bộ, giảng viên các đại học, học viện, trường ĐH, trường CĐ có nhóm ngành đào tạo giáo viên (gọi chung là trường ĐH, CĐ) đến các tỉnh để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường ĐH, CĐ địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình.
Quy định chặt chẽ về sắp xếp phòng thi, nhất là đối với các thí sinh tự do, trách nhiệm trong bảo quản bài thi, đề thi và hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật trong niêm phong, lưu trữ, bảo quản bài thi, đề thi để tăng cường bảo mật; theo đó, Phó Trưởng Điểm thi là cán bộ trường ĐH cùng Thư ký và cán bộ PA03 có trách nhiệm bảo quản đề thi, bài thi tại Điểm thi và chuyển giao bài thi từ Điểm thi về Hội đồng thi; đặt camera giám sát phòng chứa tủ đựng đề thi, bài thi tại Điểm thi và tại Hội đồng thi 24 giờ/ngày; thống nhất quy trình, quy cách niêm phong, lưu trữ, bảo quản bài thi tại Điểm thi và Hội đồng thi để đảm bảo phòng, chống, đồng thời có thể phát hiện, truy xuất các tác động trái phép vào bài thi.
- Đối với công tác chấm thi: Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ. Sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường tính bảo mật, có chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ người dùng, giảm thiểu các can thiệp trái phép. Theo đó, phân quyền cụ thể cho người dùng trong từng khâu chấm thi trên các máy xử lý; mã hóa dữ liệu tạo ra trong quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm để tránh người dùng can thiệp; đảm bảo mọi thao tác xử lý, sửa đổi, cập nhật trên hệ thống phần mềm chấm trắc nghiệm đều được lưu vết, chỉ có người được cấp quyền mới có thể đọc (không sửa được) được các thông tin này; đảm bảo trong suốt quá trình xử lý bài thi, cán bộ xử lý bài thi không thể có được thông tin về mối liên hệ giữa thông tin cá nhân của thí sinh với phần nội dung trả lời trắc nghiệm (đây là một hình thức “đánh phách” điện tử Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh).
Việc chấm bài thi tự luận (môn Ngữ văn) tiếp tục do sở giáo dục và đào tạo chủ trì như năm 2018 nhưng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của các trường ĐH, CĐ.
- Đối với công bố kết quả thi: Thông tin tổng hợp phân tích kết quả thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố công khai, rộng rãi trước khi công bố kết quả thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo và phối hợp với các Hội đồng thi công bố kết quả thi cho thí sinh với nguyên tắc không làm lộ danh tính của thí sinh.
- Đối với công tác cán bộ và tập huấn nghiệp vụ; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, các trường ĐH, CĐ thực hiện nghiêm túc công tác lựa chọn, phân công cán bộ thực hiện các khâu của kỳ thi theo đúng quy định của quy chế đảm bảo có đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm cao tham gia tổ chức thi. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công bằng; phối hợp với các cơ quan, nhất là cơ quan Công an để tập huấn kỹ về nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi cũng như kỹ năng phòng chống, phát hiện các gian lận, nhất là gian lận sử dụng công nghệ cao.
Hiện nay, Bộ GDĐT đang chỉ đạo toàn ngành Giáo dục đang tích cực chuẩn bị các điều kiện về mọi mặt để tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT đồng thời xây dựng Phương án đổi mới thi xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ sau 2020 trên cơ sở kế thừa kết quả đã đạt được trong tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia các năm qua, đáp ứng yêu cầu Nghị quyết 29, đảm bảo đúng luật, đồng bộ với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và lộ trình tăng cường tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, từng bước tiếp cận xu hướng thi/tuyển sinh của các nước tiên tiến trên thế giới; dự kiến sẽ công bố vào cuối năm 2019.
820 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh Yên Bái đã có ý kiến, kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến những bất cập trong vấn đề thi cử.Cử tri cho rằng: Công tác giáo dục và đào tạo của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là đạt các giải cao trong các kỳ thi khu vực và Quốc tế; tuy nhiên vấn đề thi cử ở nước ta lại đang tồn tại rất nhiều bất cập. Cử tri đề nghị xem xét giải quyết dứt điểm những vấn đề bất cập, tiêu cực, xử lý nghiêm đối với cán bộ, giáo viên, học sinh có hành vi gian lận trong thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 và tiếp tục kiểm tra, rà soát những năm trước đây để xử lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo giữ vững niềm tin của nhân dân; cần xây dựng quy chế, quy định thi cử đảm bảo chất lượng, công khai, minh bạch, tránh lãng phí và quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị khi để xảy ra các vi phạm nêu trên. Đồng thời, Bộ sớm có phương án tổ chức thi và chấm thi cụ thể cho năm 2019 để thông báo rộng rãi cho học sinh và nhân dân được biết.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời tại văn bản số 882/BGDĐT-QLCL như sau:
1. Qua 04 năm thực hiện đề án đổi mới thi và tuyển sinh giai đoạn 2015-2020, kỳ thi THPT quốc gia đã đáp ứng được mục tiêu kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm tốn kém cho thí sinh và xã hội; công tác tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) diễn ra thuận lợi, phát huy ngày càng cao tính tự chủ của các cơ sở đào tạo, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp cho thí sinh; đồng thời, đã cung cấp thông tin phản hồi tin cậy để điều chỉnh quá trình và nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông. Tuy nhiên, việc ra đề thi, tổ chức coi thi, chấm thi, xét tuyển ĐH, CĐ hằng năm vẫn còn một số bất cập, cần rút kinh nghiệm, đặc biệt là trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đã xảy ra tiêu cực và gian lận có tổ chức tại một số Hội đồng thi địa phương gây tâm lý lo ngại trong học sinh và dư luận xã hội, làm suy giảm niềm tin vào tính trung thực, khách quan của kết quả của kỳ thi.
Từ việc phát hiện một số dấu hiệu bất thường về điểm thi tại một số địa phương và phân tích dữ liệu kết quả thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tiếp nhận các thông tin phản ánh trong dư luận xã hội, khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát, xác minh đồng thời tổ chức chấm thẩm định theo quy định của quy chế. Kết quả ban đầu của quá trình tổ chức thực hiện đã được thông tin rộng rãi cho toàn xã hội và kịp thời báo cáo Thường trực Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương và kết quả ban đầu của quá trình tổ chức thực hiện đã được thông tin rộng rãi cho toàn xã hội và kịp thời báo cáo Thường trực Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp mở rộng điều tra xác minh để xử lý các tiêu cực và gian lận có tổ chức tại Hội đồng thi các địa phương. Cho đến thời điểm hiện tại, căn cứ kết quả xác minh điều tra của Bộ Công an, Bộ GDĐT đã thông báo tới Sở GDĐT Hòa Bình, yêu cầu cập nhật kết quả thi lên hệ thống phần mềm quản lý thi và rà soát kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018; thông báo kết quả cho các thí sinh và các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trung cấp có nhóm ngành đào tạo giáo viên có liên quan. Bộ GDĐT đồng thời yêu cầu các trường ĐH, CĐ liên hệ chặt chẽ với Sở GDĐT Hòa Bình để có thông tin về kết quả công nhận tốt nghiệp THPT sau rà soát, kết quả điểm thi tại thông báo của Bộ Công an để xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 và thông báo kết quả cho các thí sinh liên quan.
Các tiêu cực và gian lận xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia đã, đang và tiếp tục được Bộ GDĐT phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của quy chế thi và pháp luật hiện hành.
2. Để khắc phục những hạn chế của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tô chức rà soát, đánh giá toàn bộ các khâu của quy trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 trên tinh thần nghiêm túc, trung thực; đồng thời, đã cầu thị tiếp thu ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, các thầy cô giáo, các nhà khoa học và chuyên gia giáo dục để thực hiện những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để tổ chức tốt hơn kỳ thi 2019 và những năm tiếp theo.
Ngày 04/12/2018, Bộ GDĐT đã ban hành Công văn số 5480/BGĐĐT-QLCL về tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 theo hướng giữ ổn định về phương thức tổ chức như các năm 2017, 2018 để không ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh cũng như xã hội; đồng thời, thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật trong quy trình tổ chức thi nhằm khắc phục triệt để các hạn chế, bất cập đảm bảo tổ chức thi khách quan, an toàn, nghiêm túc. Cụ thể như sau:
- Đối với công tác đề thi: Bổ sung và nâng cao chất lượng câu hỏi thi để xây dựng ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa đảm bảo đủ lớn phục vụ ra đề thi cho các môn thi trắc nghiệm; đa dạng hóa hình thức huy động câu hỏi thi đề xuất từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là từ các giáo viên, giảng viên và chuyên gia. Chú trọng công tác thử nghiệm câu hỏi để nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi thi; cải tiến khâu phản biện và thẩm định đề thi để đảm bảo đề thi phù hợp với kỳ thi THPT quốc gia cả về độ khó và cân bằng giữa các mã đề thi, đáp ứng yêu cầu “bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh” để "xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đào tạo CĐ, ĐH”.
Nội dung đề thi năm 2019 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; đề thi của các môn thi được ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình dùng chung cho cả học sinh giáo dục THPT và học viên GDTX; đảm bảo không quá khó, không đánh đố học sinh, có ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT; đồng thời có độ phân hóa phù hợp với phần lớn các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp để làm cơ sở cho tuyển sinh.
- Đối với công tác coi thi: Tiếp tục tổ chức tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) một Hội đồng thi do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì; điều động cán bộ, giảng viên các đại học, học viện, trường ĐH, trường CĐ có nhóm ngành đào tạo giáo viên (gọi chung là trường ĐH, CĐ) đến các tỉnh để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường ĐH, CĐ địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình.
Quy định chặt chẽ về sắp xếp phòng thi, nhất là đối với các thí sinh tự do, trách nhiệm trong bảo quản bài thi, đề thi và hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật trong niêm phong, lưu trữ, bảo quản bài thi, đề thi để tăng cường bảo mật; theo đó, Phó Trưởng Điểm thi là cán bộ trường ĐH cùng Thư ký và cán bộ PA03 có trách nhiệm bảo quản đề thi, bài thi tại Điểm thi và chuyển giao bài thi từ Điểm thi về Hội đồng thi; đặt camera giám sát phòng chứa tủ đựng đề thi, bài thi tại Điểm thi và tại Hội đồng thi 24 giờ/ngày; thống nhất quy trình, quy cách niêm phong, lưu trữ, bảo quản bài thi tại Điểm thi và Hội đồng thi để đảm bảo phòng, chống, đồng thời có thể phát hiện, truy xuất các tác động trái phép vào bài thi.
- Đối với công tác chấm thi: Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ. Sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường tính bảo mật, có chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ người dùng, giảm thiểu các can thiệp trái phép. Theo đó, phân quyền cụ thể cho người dùng trong từng khâu chấm thi trên các máy xử lý; mã hóa dữ liệu tạo ra trong quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm để tránh người dùng can thiệp; đảm bảo mọi thao tác xử lý, sửa đổi, cập nhật trên hệ thống phần mềm chấm trắc nghiệm đều được lưu vết, chỉ có người được cấp quyền mới có thể đọc (không sửa được) được các thông tin này; đảm bảo trong suốt quá trình xử lý bài thi, cán bộ xử lý bài thi không thể có được thông tin về mối liên hệ giữa thông tin cá nhân của thí sinh với phần nội dung trả lời trắc nghiệm (đây là một hình thức “đánh phách” điện tử Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh).
Việc chấm bài thi tự luận (môn Ngữ văn) tiếp tục do sở giáo dục và đào tạo chủ trì như năm 2018 nhưng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của các trường ĐH, CĐ.
- Đối với công bố kết quả thi: Thông tin tổng hợp phân tích kết quả thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố công khai, rộng rãi trước khi công bố kết quả thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo và phối hợp với các Hội đồng thi công bố kết quả thi cho thí sinh với nguyên tắc không làm lộ danh tính của thí sinh.
- Đối với công tác cán bộ và tập huấn nghiệp vụ; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, các trường ĐH, CĐ thực hiện nghiêm túc công tác lựa chọn, phân công cán bộ thực hiện các khâu của kỳ thi theo đúng quy định của quy chế đảm bảo có đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm cao tham gia tổ chức thi. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công bằng; phối hợp với các cơ quan, nhất là cơ quan Công an để tập huấn kỹ về nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi cũng như kỹ năng phòng chống, phát hiện các gian lận, nhất là gian lận sử dụng công nghệ cao.
Hiện nay, Bộ GDĐT đang chỉ đạo toàn ngành Giáo dục đang tích cực chuẩn bị các điều kiện về mọi mặt để tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT đồng thời xây dựng Phương án đổi mới thi xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ sau 2020 trên cơ sở kế thừa kết quả đã đạt được trong tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia các năm qua, đáp ứng yêu cầu Nghị quyết 29, đảm bảo đúng luật, đồng bộ với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và lộ trình tăng cường tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, từng bước tiếp cận xu hướng thi/tuyển sinh của các nước tiên tiến trên thế giới; dự kiến sẽ công bố vào cuối năm 2019.