CTTĐT - Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam từ 01/5/2019 phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng cho BHXH tỉnh và BHXH cấp huyện.
Chuyên viên Bộ phận một cửa tại BHXH tỉnh tư vấn chính sách BHXH, BHYT cho người dân
Đối với BHXH cấp tỉnh giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người lao động, thân nhân người lao động thuộc các đơn vị sử dụng lao động theo phân cấp quản lý thu và giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người nộp hồ sơ tại BHXH tỉnh, gồm: Người đang đóng BHXH bắt buộc đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát. Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Thân nhân của các đối tượng: Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, người tham gia BHXH tự nguyện; Lập danh sách chi trả, gồm: Lập danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề; danh sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo phân cấp thu; danh sách chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Lập danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH tỉnh chi trả; danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH tỉnh giải quyết chuyển cơ quan Bưu điện chi trả.
BHXH cấp huyện được giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người lao động, thân nhân người lao động thuộc các đơn vị sử dụng lao động theo phân cấp quản lý thu và giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người nộp hồ sơ tại BHXH huyện, gồm: Người đang đóng BHXH bắt buộc đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát. Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Thân nhân của các đối tượng: Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, người tham gia BHXH tự nguyện.
BHXH huyện có trách nhiệm làm thủ tục di chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chuyển hưởng đến địa bàn khác. Lập danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH huyện chi trả; danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH huyện giải quyết chuyển cơ quan Bưu điện chi trả; danh sách hỗ trợ ĐTKNN theo phân cấp thu. Đối với các nhiệm vụ ngoài nhiệm vụ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và BHXH một lần mà BHXH huyện chưa đủ khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào theo phân cấp nêu tại (tiết 1.2.1 điểm 1.2 khoản 1 Điều 2 quyết định 166/QĐ-BHXH) thì Giám đốc BHXH huyện có văn bản đề nghị Giám đốc BHXH tỉnh chưa phân cấp thực hiện nhiệm vụ đó; chậm nhất từ ngày 01/01/2021, BHXH huyện phải thực hiện giải quyết toàn bộ các chế độ BHXH. Trong thời gian chưa đủ khả năng thực hiện việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH theo phân cấp, BHXH huyện có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ, truy cập hệ thống để cập nhật thông tin, chuyển BHXH tỉnh phê duyệt, đảm bảo thời hạn giải quyết theo quy định.
Tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH, BHXH Việt Nam cũng đã phân cấp công tác chi trả và quản lý người hưởng chế độ. Cụ thể: BHXH Việt Nam phân cấp cho BHXH cấp tỉnh tổ chức chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do BHXH tỉnh giải quyết; chi hỗ trợ học nghề, hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc, hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp, hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp, hỗ trợ phục hồi chức năng, hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ, hỗ trợ điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phí giám định y khoa; chi các chế độ trợ cấp BHXH một lần kèm theo các khoản trợ cấp một lần (nếu có) theo danh sách do BHXH tỉnh chi trả; chi trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân cho người lao động. Ký hợp đồng chi trả và quản lý người hưởng với Bưu điện tỉnh để thực hiện Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; các khoản trợ cấp BHXH một lần kèm theo chế độ BHXH hàng tháng; chế độ trợ cấp BHXH một lần đối với trường hợp người hưởng đăng ký nhận tại cơ quan bưu điện; chi trợ cấp thất nghiệp bằng tiền mặt cho người lao động. Quản lý người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Thực hiện chế độ báo giảm người hưởng theo quy định. Quản lý, lưu trữ Danh sách chi trả qua tài khoản cá nhân, Danh sách chi trả bằng tiền mặt, Giấy nhận tiền có chữ ký của người hưởng do cơ quan bưu điện chi trả theo đúng quy định của pháp luật.
Phân cấp cho BHXH huyện tổ chức chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do BHXH huyện giải quyết hưởng; chi hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; chi các chế độ trợ cấp BHXH một lần kèm theo các khoản trợ cấp một lần (nếu có) theo danh sách do BHXH huyện chi trả.
1086 lượt xem
CTV: Mai Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam từ 01/5/2019 phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng cho BHXH tỉnh và BHXH cấp huyện. Đối với BHXH cấp tỉnh giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người lao động, thân nhân người lao động thuộc các đơn vị sử dụng lao động theo phân cấp quản lý thu và giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người nộp hồ sơ tại BHXH tỉnh, gồm: Người đang đóng BHXH bắt buộc đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát. Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Thân nhân của các đối tượng: Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, người tham gia BHXH tự nguyện; Lập danh sách chi trả, gồm: Lập danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề; danh sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo phân cấp thu; danh sách chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Lập danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH tỉnh chi trả; danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH tỉnh giải quyết chuyển cơ quan Bưu điện chi trả.
BHXH cấp huyện được giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người lao động, thân nhân người lao động thuộc các đơn vị sử dụng lao động theo phân cấp quản lý thu và giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người nộp hồ sơ tại BHXH huyện, gồm: Người đang đóng BHXH bắt buộc đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát. Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Thân nhân của các đối tượng: Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, người tham gia BHXH tự nguyện.
BHXH huyện có trách nhiệm làm thủ tục di chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chuyển hưởng đến địa bàn khác. Lập danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH huyện chi trả; danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH huyện giải quyết chuyển cơ quan Bưu điện chi trả; danh sách hỗ trợ ĐTKNN theo phân cấp thu. Đối với các nhiệm vụ ngoài nhiệm vụ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và BHXH một lần mà BHXH huyện chưa đủ khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào theo phân cấp nêu tại (tiết 1.2.1 điểm 1.2 khoản 1 Điều 2 quyết định 166/QĐ-BHXH) thì Giám đốc BHXH huyện có văn bản đề nghị Giám đốc BHXH tỉnh chưa phân cấp thực hiện nhiệm vụ đó; chậm nhất từ ngày 01/01/2021, BHXH huyện phải thực hiện giải quyết toàn bộ các chế độ BHXH. Trong thời gian chưa đủ khả năng thực hiện việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH theo phân cấp, BHXH huyện có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ, truy cập hệ thống để cập nhật thông tin, chuyển BHXH tỉnh phê duyệt, đảm bảo thời hạn giải quyết theo quy định.
Tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH, BHXH Việt Nam cũng đã phân cấp công tác chi trả và quản lý người hưởng chế độ. Cụ thể: BHXH Việt Nam phân cấp cho BHXH cấp tỉnh tổ chức chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do BHXH tỉnh giải quyết; chi hỗ trợ học nghề, hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc, hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp, hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp, hỗ trợ phục hồi chức năng, hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ, hỗ trợ điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phí giám định y khoa; chi các chế độ trợ cấp BHXH một lần kèm theo các khoản trợ cấp một lần (nếu có) theo danh sách do BHXH tỉnh chi trả; chi trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân cho người lao động. Ký hợp đồng chi trả và quản lý người hưởng với Bưu điện tỉnh để thực hiện Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; các khoản trợ cấp BHXH một lần kèm theo chế độ BHXH hàng tháng; chế độ trợ cấp BHXH một lần đối với trường hợp người hưởng đăng ký nhận tại cơ quan bưu điện; chi trợ cấp thất nghiệp bằng tiền mặt cho người lao động. Quản lý người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Thực hiện chế độ báo giảm người hưởng theo quy định. Quản lý, lưu trữ Danh sách chi trả qua tài khoản cá nhân, Danh sách chi trả bằng tiền mặt, Giấy nhận tiền có chữ ký của người hưởng do cơ quan bưu điện chi trả theo đúng quy định của pháp luật.
Phân cấp cho BHXH huyện tổ chức chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do BHXH huyện giải quyết hưởng; chi hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; chi các chế độ trợ cấp BHXH một lần kèm theo các khoản trợ cấp một lần (nếu có) theo danh sách do BHXH huyện chi trả.