CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1480/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 về Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2020, tỉnh Yên Bái.
Ảnh minh họa
Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch nhằm đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo cung cấp tới mức tối đa nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ, ván nhân tạo, bao bì của tỉnh; xây dựng và phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng với nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng lâu dài và ổn định nhu cầu gỗ và các loại lâm, sản khác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đồng thời áp dụng các giải pháp lâm sinh hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao giá trị thu nhập trên đất sản xuất lâm nghiệp. Xây dựng phát triển thành vùng nguyên liệu cây cao su của tỉnh.
Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng, phấn đấu tăng giá trị sản xuất bình quân 7,5%/năm, cơ cấu sản xuất lâm nghiệp trong ngành nông nghiệp 28%; nâng cao năng suất rừng trồng bình quân 15m3/ha/năm; trữ lượng khoảng 150-180m3/ha đối với rừng gỗ lớn, chu kỳ12 năm; 80-100m3/ha đối với rừng gỗ nhỏ, chu kỳ 7 năm.
Năm 2020 tiếp tục quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng trên và rừng được tái tạo mới, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng trên 63%. Trồng mới và trồng lại rừng sau khai thác: 15.000 ha, trong đó trồng rừng theo đề án của tỉnh là 2.750 ha (Quế 1.300 ha; Bát độ 1.050 ha; Sơn tra 400 ha); Tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát chất lượng giống 70-75%; Phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng. Khai thác 500.000m3 gỗ rừng trồng; Khai thác và tiêu thụ 90.000 tấn tre, vầu, nứa.
Phấn đấu có thêm khoảng 2.000 ha rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng FSC. Duy trì, nâng cấp mở rộng các cơ sở chế biến lâm sản (có cơ chế thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ rừng trồng để tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu).
Đảm bảo khả năng bảo vệ môi trường sinh thái phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, giảm thiểu khí phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu. Gắn bảo vệ phát triển rừng với phát triển du lịch, bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen động, thực vật và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học lâm nghiệp.
Thu hút được nhiều lao động và giải quyết việc làm cho nhân dân các xã, tăng thu nhập cho người dân làm trong lĩnh vực lâm nghiệp, đồng thời đảm bảo giữ gìn trật tự an toàn xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng gắn với xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là tại các xã vùng cao của tỉnh. Thông qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp tạo môi trường đào tạo và chuyển giao công nghệ cho trên 50% số lao động ngành lâm nghiệp.
Về nhiệm vụ của kế hoạch gồm: Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên; phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng; khai thác gỗ và lâm sản và các hoạt động khác.
Kế hoạch cũng đề ra 7 nhóm giải pháp thực hiện: Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; quản lý quy hoạch và đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; bảo vệ phát triển rừng; về giao, cho thuê rừng; khoa học, công nghệ và khuyến lâm; về thị trường và hợp tác quốc tế.
1562 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1480/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 về Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2020, tỉnh Yên Bái.Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch nhằm đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo cung cấp tới mức tối đa nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ, ván nhân tạo, bao bì của tỉnh; xây dựng và phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng với nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng lâu dài và ổn định nhu cầu gỗ và các loại lâm, sản khác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đồng thời áp dụng các giải pháp lâm sinh hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao giá trị thu nhập trên đất sản xuất lâm nghiệp. Xây dựng phát triển thành vùng nguyên liệu cây cao su của tỉnh.
Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng, phấn đấu tăng giá trị sản xuất bình quân 7,5%/năm, cơ cấu sản xuất lâm nghiệp trong ngành nông nghiệp 28%; nâng cao năng suất rừng trồng bình quân 15m3/ha/năm; trữ lượng khoảng 150-180m3/ha đối với rừng gỗ lớn, chu kỳ12 năm; 80-100m3/ha đối với rừng gỗ nhỏ, chu kỳ 7 năm.
Năm 2020 tiếp tục quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng trên và rừng được tái tạo mới, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng trên 63%. Trồng mới và trồng lại rừng sau khai thác: 15.000 ha, trong đó trồng rừng theo đề án của tỉnh là 2.750 ha (Quế 1.300 ha; Bát độ 1.050 ha; Sơn tra 400 ha); Tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát chất lượng giống 70-75%; Phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng. Khai thác 500.000m3 gỗ rừng trồng; Khai thác và tiêu thụ 90.000 tấn tre, vầu, nứa.
Phấn đấu có thêm khoảng 2.000 ha rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng FSC. Duy trì, nâng cấp mở rộng các cơ sở chế biến lâm sản (có cơ chế thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ rừng trồng để tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu).
Đảm bảo khả năng bảo vệ môi trường sinh thái phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, giảm thiểu khí phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu. Gắn bảo vệ phát triển rừng với phát triển du lịch, bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen động, thực vật và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học lâm nghiệp.
Thu hút được nhiều lao động và giải quyết việc làm cho nhân dân các xã, tăng thu nhập cho người dân làm trong lĩnh vực lâm nghiệp, đồng thời đảm bảo giữ gìn trật tự an toàn xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng gắn với xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là tại các xã vùng cao của tỉnh. Thông qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp tạo môi trường đào tạo và chuyển giao công nghệ cho trên 50% số lao động ngành lâm nghiệp.
Về nhiệm vụ của kế hoạch gồm: Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên; phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng; khai thác gỗ và lâm sản và các hoạt động khác.
Kế hoạch cũng đề ra 7 nhóm giải pháp thực hiện: Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; quản lý quy hoạch và đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; bảo vệ phát triển rừng; về giao, cho thuê rừng; khoa học, công nghệ và khuyến lâm; về thị trường và hợp tác quốc tế.
Các bài khác
- Yên Bái: Tiêu hủy gần 10 nghìn con lợn mắc bệnh dịch Tả lợn Châu Phi (16/08/2019)
- UBND tỉnh làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch phát triển KT-XH và đầu tư công 2020 (16/08/2019)
- Chỉ đạo giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng (16/08/2019)
- Phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ (15/08/2019)
- Tập trung giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri về lĩnh vực đầu tư, xây dựng, giao thông (14/08/2019)
- UBND tỉnh làm việc với Sở Tài chính về kết quả thực hiện Chương trình hành động 144 lĩnh vực tài chính
(13/08/2019)
- Yên Bái: Phát sinh bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại xã Vĩnh Lạc huyện Lục Yên (12/08/2019)
- Các cơ quan chức năng của tỉnh giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri lĩnh vực quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường (12/08/2019)
- Dịch Tả lợn Châu Phi phát sinh thêm tại xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên (11/08/2019)
- Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp sức cho người nghèo (11/08/2019)
Xem thêm »