CTTĐT - Sáng 17/3, đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương cấp Tiểu học đã chủ trì Hội nghị thẩm định chương trình giáo dục địa phương cấp Tiểu học.
Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị
Theo dự thảo chương trình giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Yên Bái, các nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học được cụ thể hóa thành 8 chủ đề và 1 hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường, 8 chủ đề bao gồm: Quê hương em; Danh lam thắng cảnh; Một số nhân vật tiêu biểu; Các loại hình nghệ thuật truyền thống; Làng nghề truyền thống; Lễ hội truyền thống; Di tích lịch sử; Phong tục tập quán. Riêng lớp 4 có thêm 4 bài học được sử dụng trong chương trình môn học Lịch sử - Địa lý. Tùy theo khả năng học tập, nhận thức của học sinh theo lứa tuổi, địa phương có thể linh hoạt đưa ra một số chủ đề vào giảng dạy.
Nội dung chương trình giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Yên Bái được xây dựng trên cơ sở tích hợp các vấn đề cơ bản của tự nhiên, địa lý, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái; tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục giá trị nhân văn, gắn lý thuyết với thực hành, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn. Chương trình được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các vùng khác nhau trong tỉnh; phù hợp với khả năng của giáo viên, với các nhóm đối tượng học sinh khác nhau và thực tiễn dạy học ở nhà trường nhưng vẫn đảm bảo trình độ chung của giáo dục phổ thông trên cả nước.
Tại Hội nghị, các thành viên Hội đồng thẩm định đã cho ý kiến vào dự thảo khung chương trình giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Yên Bái. Các đại biểu cho rằng dự thảo cơ bản hợp lý, tuy nhiên cần làm rõ một số nội dung về lịch sử, địa lý, tự nhiên - xã hội; đặc biệt là các di tích lịch sử...
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng Ban biên tập đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, có kế thừa các tài liệu trước đã biên soạn. Đây là tài liệu được sử dụng lâu dài, cần phải làm chu đáo, bài bản và phải đảm bảo tính giáo dục, tính xây dựng con người Yên Bái. Để hoàn thiện đề cương, đồng chí yêu cầu các thành viên Hội đồng cần phát huy tinh thần trách nhiệm; đề cương phải đầy đủ các nội dung của một tỉnh miền núi nhiều dân tộc; nội dung phải tiêu biểu, có chọn lọc, có tính giáo dục cao, không tràn lan, ôm đồm và phải đại diện cho vùng miền trong tỉnh để các em học sinh thấy được hình ảnh quê hương, con người Yên Bái. Từ đó, để các em có được lòng tự hào về quê hương để các em giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, quảng bá văn hóa dân tộc đến với bạn bè.
Về tài liệu, đồng chí yêu cầu văn phong phải trong sáng, phải chính xác, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và phải chuẩn mực về lịch sử, tên gọi, thời gian và phải có trích dẫn nguồn rõ ràng; chương trình không được nặng nề về kiến thức; hình ảnh phải đẹp, tiêu biểu.
Cùng với đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban biên tập tiếp tục nghiên cứu, bổ sung nội dung góp ý tại Hội nghị và nghiên cứu khung chương trình phù hợp theo thứ tự, nội dung phải rõ ràng hơn nữa và phải nêu rõ yêu cầu cụ thể cần đạt được. Đồng thời, cân nhắc bổ sung việc đưa các di tích lịch sử, trò chơi dân gian, danh lam thắng cảnh, các nghề truyền thống của tỉnh Yên Bái cho phù hợp; xem xét việc đưa các hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh. Các chủ đề nên để độ mở, có gợi ý để giáo viên có thể khai thác tài liệu về địa phương mình tại nhiều kênh; đưa nội dung bảo vệ môi trường để giúp các em học sinh hình thành thói quen bảo vệ môi trường...
813 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 17/3, đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương cấp Tiểu học đã chủ trì Hội nghị thẩm định chương trình giáo dục địa phương cấp Tiểu học. Theo dự thảo chương trình giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Yên Bái, các nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học được cụ thể hóa thành 8 chủ đề và 1 hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường, 8 chủ đề bao gồm: Quê hương em; Danh lam thắng cảnh; Một số nhân vật tiêu biểu; Các loại hình nghệ thuật truyền thống; Làng nghề truyền thống; Lễ hội truyền thống; Di tích lịch sử; Phong tục tập quán. Riêng lớp 4 có thêm 4 bài học được sử dụng trong chương trình môn học Lịch sử - Địa lý. Tùy theo khả năng học tập, nhận thức của học sinh theo lứa tuổi, địa phương có thể linh hoạt đưa ra một số chủ đề vào giảng dạy.
Nội dung chương trình giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Yên Bái được xây dựng trên cơ sở tích hợp các vấn đề cơ bản của tự nhiên, địa lý, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái; tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục giá trị nhân văn, gắn lý thuyết với thực hành, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn. Chương trình được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các vùng khác nhau trong tỉnh; phù hợp với khả năng của giáo viên, với các nhóm đối tượng học sinh khác nhau và thực tiễn dạy học ở nhà trường nhưng vẫn đảm bảo trình độ chung của giáo dục phổ thông trên cả nước.
Tại Hội nghị, các thành viên Hội đồng thẩm định đã cho ý kiến vào dự thảo khung chương trình giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Yên Bái. Các đại biểu cho rằng dự thảo cơ bản hợp lý, tuy nhiên cần làm rõ một số nội dung về lịch sử, địa lý, tự nhiên - xã hội; đặc biệt là các di tích lịch sử...
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng Ban biên tập đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, có kế thừa các tài liệu trước đã biên soạn. Đây là tài liệu được sử dụng lâu dài, cần phải làm chu đáo, bài bản và phải đảm bảo tính giáo dục, tính xây dựng con người Yên Bái. Để hoàn thiện đề cương, đồng chí yêu cầu các thành viên Hội đồng cần phát huy tinh thần trách nhiệm; đề cương phải đầy đủ các nội dung của một tỉnh miền núi nhiều dân tộc; nội dung phải tiêu biểu, có chọn lọc, có tính giáo dục cao, không tràn lan, ôm đồm và phải đại diện cho vùng miền trong tỉnh để các em học sinh thấy được hình ảnh quê hương, con người Yên Bái. Từ đó, để các em có được lòng tự hào về quê hương để các em giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, quảng bá văn hóa dân tộc đến với bạn bè.
Về tài liệu, đồng chí yêu cầu văn phong phải trong sáng, phải chính xác, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và phải chuẩn mực về lịch sử, tên gọi, thời gian và phải có trích dẫn nguồn rõ ràng; chương trình không được nặng nề về kiến thức; hình ảnh phải đẹp, tiêu biểu.
Cùng với đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban biên tập tiếp tục nghiên cứu, bổ sung nội dung góp ý tại Hội nghị và nghiên cứu khung chương trình phù hợp theo thứ tự, nội dung phải rõ ràng hơn nữa và phải nêu rõ yêu cầu cụ thể cần đạt được. Đồng thời, cân nhắc bổ sung việc đưa các di tích lịch sử, trò chơi dân gian, danh lam thắng cảnh, các nghề truyền thống của tỉnh Yên Bái cho phù hợp; xem xét việc đưa các hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh. Các chủ đề nên để độ mở, có gợi ý để giáo viên có thể khai thác tài liệu về địa phương mình tại nhiều kênh; đưa nội dung bảo vệ môi trường để giúp các em học sinh hình thành thói quen bảo vệ môi trường...