“Không cần tuyên truyền, vận động bà con đã tự giác “ăn chung một tết”, vì khoảng thời gian mà trước đây diễn ra ăn tết Mông, vui chơi tết thì hiện nay bà con đang bận rộn phát dọn thực bì, tu sửa kênh mương thuỷ lợi, làm đất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sản xuất vụ lúa đông xuân cho kịp khung lịch thời vụ nên không còn ai muốn ăn tết trước nữa” - Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu - Giàng A Thào khẳng định.
Nông dân thôn Khấu Ly, xã Bản Mù đẩy nhanh tiến độ làm đất.
Đúng như lời Bí thư Thào nói, mấy năm nay nhờ thực hiện “ăn chung một tết”, đồng bào Mông ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thấy rõ cái hay, cái lợi từ việc ăn chung một tết với các dân tộc khác trên cả nước. Không chỉ đông vui, tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các bản làng, các xã, các dân tộc với nhau mà tết chung còn đầm ấm, hạnh phúc vì mọi gia đình đều đoàn tụ đông đủ các thành viên; ăn tết, vui tết phấn khởi hơn vì không ảnh hưởng đến sản xuất, học tập của con cái. Cũng từ “ăn chung một tết”, có thời gian cho sản xuất, sản lượng lương thực có hạt của địa phương tăng lên, số hộ bị thiếu đói giáp hạt hàng năm cũng giảm nhiều so với năm trước.
Ông Mùa A Lo, người có uy tín ở thôn Đầu Cầu, xã Xà Hồ cho biết: “Những năm 2013, 2014, khi mới triển khai Cuộc vận động “ăn chung một tết”, trong thôn có nhiều người phản đối kịch liệt, đặc biệt là các cụ cao tuổi. Sau khi được giải thích, hiểu ra cái hay, cái tốt của “ăn chung một tết” thì phần lớn lớp trẻ đều ủng hộ, cũng còn một vài người không nghe nhưng số ít phải theo số nhiều. Hiện nay, bà con đã thấy rõ lợi ích, không cần vận động cũng tự giác rồi, vì nhờ “ăn chung một tết” có thời gian sản xuất hai vụ lúa nên từ chỗ gần một nửa số hộ trong thôn còn bị thiếu đói giáp hạt ngày trước giờ chỉ còn 3 hộ đói do không có ruộng”.
Không ăn tết trước, các thôn, bản trong huyện sản xuất vụ đông không còn là việc làm mang tính “chống đối”. Hiện nay, bà con đã đưa vụ đông xuân thành sản xuất chính vụ trong năm. Không còn tình trạng chỉ cấy một phần diện tích mà nhà nào có bao nhiêu ruộng cũng đều đã cấy hết.
Tại cánh đồng thôn Khấu Ly, xã Bản Mù, ông Giàng A Cháng đang tranh thủ làm đất để sau tết Nguyên đán được bắt tay vào cấy, gặp chúng tôi ông Cháng vui vẻ cho biết: “Trước đây ăn tết sớm, không có thời gian nên vụ đông xuân gia đình tôi chỉ cấy được một nửa diện tích ruộng. Từ khi “ăn chung một tết”, thời gian thoải mái, tôi cấy hết diện tích, mỗi vụ thu được trên 70 bao thóc, trong vụ đông xuân còn được nhiều thóc hơn so với vụ mùa nên giờ gia đình tôi không chỉ có gạo đủ ăn mà còn dư thừa để phát triển chăn nuôi. Tôi thấy duy trì “ăn chung một tết” là hướng để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo nhanh”.
Ngoài ra, là huyện vùng cao, dân cư không tập trung nên con em đi học chủ yếu là ở bán trú. Vì vậy, việc “ăn chung một tết” còn giúp cho các cháu yên tâm học tập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Thầy giáo Vũ Đức Tuyến - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Công phấn khởi cho biết: “3 năm trở lại đây, nhờ “ăn chung một tết” không còn học sinh trốn học, bỏ học như trước nên tỷ lệ chuyên cần, sỹ số lớp luôn được duy trì, kết quả học tập và rèn luyện cũng được nâng lên nhiều”.
Nhờ “ăn chung một tết” nên hiện nay, trên 80% người dân trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã xuống giống làm mạ xong. Các địa phương tích cực vận động nhân dân đẩy mạnh công tác cày bừa làm đất xong trước khi nghỉ tết Nguyên đán để ngay sau tết tất cả các xã đều có ruộng và mạ để chủ động cấy đồng loạt.
1762 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
“Không cần tuyên truyền, vận động bà con đã tự giác “ăn chung một tết”, vì khoảng thời gian mà trước đây diễn ra ăn tết Mông, vui chơi tết thì hiện nay bà con đang bận rộn phát dọn thực bì, tu sửa kênh mương thuỷ lợi, làm đất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sản xuất vụ lúa đông xuân cho kịp khung lịch thời vụ nên không còn ai muốn ăn tết trước nữa” - Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu - Giàng A Thào khẳng định. Đúng như lời Bí thư Thào nói, mấy năm nay nhờ thực hiện “ăn chung một tết”, đồng bào Mông ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thấy rõ cái hay, cái lợi từ việc ăn chung một tết với các dân tộc khác trên cả nước. Không chỉ đông vui, tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các bản làng, các xã, các dân tộc với nhau mà tết chung còn đầm ấm, hạnh phúc vì mọi gia đình đều đoàn tụ đông đủ các thành viên; ăn tết, vui tết phấn khởi hơn vì không ảnh hưởng đến sản xuất, học tập của con cái. Cũng từ “ăn chung một tết”, có thời gian cho sản xuất, sản lượng lương thực có hạt của địa phương tăng lên, số hộ bị thiếu đói giáp hạt hàng năm cũng giảm nhiều so với năm trước.
Ông Mùa A Lo, người có uy tín ở thôn Đầu Cầu, xã Xà Hồ cho biết: “Những năm 2013, 2014, khi mới triển khai Cuộc vận động “ăn chung một tết”, trong thôn có nhiều người phản đối kịch liệt, đặc biệt là các cụ cao tuổi. Sau khi được giải thích, hiểu ra cái hay, cái tốt của “ăn chung một tết” thì phần lớn lớp trẻ đều ủng hộ, cũng còn một vài người không nghe nhưng số ít phải theo số nhiều. Hiện nay, bà con đã thấy rõ lợi ích, không cần vận động cũng tự giác rồi, vì nhờ “ăn chung một tết” có thời gian sản xuất hai vụ lúa nên từ chỗ gần một nửa số hộ trong thôn còn bị thiếu đói giáp hạt ngày trước giờ chỉ còn 3 hộ đói do không có ruộng”.
Không ăn tết trước, các thôn, bản trong huyện sản xuất vụ đông không còn là việc làm mang tính “chống đối”. Hiện nay, bà con đã đưa vụ đông xuân thành sản xuất chính vụ trong năm. Không còn tình trạng chỉ cấy một phần diện tích mà nhà nào có bao nhiêu ruộng cũng đều đã cấy hết.
Tại cánh đồng thôn Khấu Ly, xã Bản Mù, ông Giàng A Cháng đang tranh thủ làm đất để sau tết Nguyên đán được bắt tay vào cấy, gặp chúng tôi ông Cháng vui vẻ cho biết: “Trước đây ăn tết sớm, không có thời gian nên vụ đông xuân gia đình tôi chỉ cấy được một nửa diện tích ruộng. Từ khi “ăn chung một tết”, thời gian thoải mái, tôi cấy hết diện tích, mỗi vụ thu được trên 70 bao thóc, trong vụ đông xuân còn được nhiều thóc hơn so với vụ mùa nên giờ gia đình tôi không chỉ có gạo đủ ăn mà còn dư thừa để phát triển chăn nuôi. Tôi thấy duy trì “ăn chung một tết” là hướng để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo nhanh”.
Ngoài ra, là huyện vùng cao, dân cư không tập trung nên con em đi học chủ yếu là ở bán trú. Vì vậy, việc “ăn chung một tết” còn giúp cho các cháu yên tâm học tập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Thầy giáo Vũ Đức Tuyến - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Công phấn khởi cho biết: “3 năm trở lại đây, nhờ “ăn chung một tết” không còn học sinh trốn học, bỏ học như trước nên tỷ lệ chuyên cần, sỹ số lớp luôn được duy trì, kết quả học tập và rèn luyện cũng được nâng lên nhiều”.
Nhờ “ăn chung một tết” nên hiện nay, trên 80% người dân trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã xuống giống làm mạ xong. Các địa phương tích cực vận động nhân dân đẩy mạnh công tác cày bừa làm đất xong trước khi nghỉ tết Nguyên đán để ngay sau tết tất cả các xã đều có ruộng và mạ để chủ động cấy đồng loạt.