CTTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành công văn số 56/UBND-VX yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 và mùa lễ hội sắp tới.
Tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm (Ảnh minh họa)
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và người tiêu dùng thực phẩm. Tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý về an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; đồng thời công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm bị xử lý theo quy định.
Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, quản lý, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm theo quy định, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Nghiên cứu tham mưu xây dựng các Đề án đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mang tính đồng bộ và lộ trình hợp lý để thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo; chia sẻ thông tin kịp thời về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đảm bảo nâng cao hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh; bếp ăn tập thể của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, trường học, nhà hàng khách sạn, khu du lịch, lễ hội, sự kiện, tiệc cưới...; kiên quyết không để xảy ra vụ ngộ độc tập thể và các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm cho các đối tượng sản xuất, chế biến, kinh doanh và người sử dụng thực phẩm; mở các lớp tập huấn về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ an toàn thực phẩm các cấp, nhân viên dinh dưỡng trong các doanh nghiệp, trường học.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung các văn bản về phân cấp quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực ngành quản lý; ban hành các văn bản hướng dẫn theo quy định mới của Trung ương. Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra về an toàn thực phẩm, kết hợp lấy mẫu để phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm và tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt; các chất cấm trong chăn nuôi; các chỉ tiêu vi sinh, lý hóa trong các khâu chế biến, bảo quản, lưu thông, kinh doanh buôn bán thực phẩm trên thị trường; quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi theo đúng quy định. Kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường. Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất kinh doanh thực phẩm theo chuỗi, làng nghề thực phẩm, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn. Tiếp tục xây dựng, hình thành khu giết mổ tập trung đạt chuẩn. Có các giải pháp để kiểm soát họat động giết mổ gia súc, gia cầm. Chỉ đạo định hướng các cơ sở sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cung cấp cho các bếp ăn tập thể của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung các văn bản về phân cấp quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo quy định mới của Trung ương. Tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập lậu; kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, các cơ sở kinh doanh bia, rượu, nước giải khát, bánh kẹo, thuốc lá, hoa quả nhập ngoại; kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả việc kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định; tăng cường quản lý thị trường buôn bán, tiêu thụ hàng hóa, thực phẩm tại vùng sâu, vùng xa. Tham mưu chỉ đạo phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; quản lý chợ an toàn.
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong việc hợp đồng, bố trí nhân viên dinh dưỡng có đủ điều kiện theo quy định cho các bếp ăn tập thể; chỉ đạo việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với cán bộ quản lý và nhân viên cấp dưỡng các trường học. Chỉ đạo các nhà trường kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu: Chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; tuân thủ quy trình giao - nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc kiểm soát thực phẩm trong các bếp ăn bán trú.
Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; xác định việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng phải tập trung chỉ đạo, điều hành để đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Kịp thời kiện toàn và phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm cấp huyện; phân công rõ trách nhiệm, xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý. Tích cực triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn; tập trung xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; mô hình tuyến phố ẩm thực an toàn thực phẩm; mô hình xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Chỉ đạo các phòng, ban liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp tốt trong công tác quản lý, giám sát, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã kiện toàn và phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm cấp xã; quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; tích cực triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm các lễ hội, hội nghị do cấp xã tổ chức, các hội nghị có quy mô liên xã, liên huyện; giám sát và hướng dẫn thực hiện việc bảo đảm an toàn thực phẩm các bữa tiệc trên địa bàn mang tính chất tự phục vụ (cưới, hỏi, ma chay...).
Tập trung chỉ đạo phát triển các vùng sản xuất thực phẩm an toàn trên địa bàn; xây dựng các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, chợ bảo đảm an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn; các làng nghề thực phẩm, các sản phẩm thực phẩm truyền thống; hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu nấu thủ công trên địa bàn. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm phải xử lý nghiêm theo đúng quy định, tránh tình trạng nể nang, nhắc nhở đặc biệt là ở tuyến xã.
1432 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành công văn số 56/UBND-VX yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 và mùa lễ hội sắp tới.Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và người tiêu dùng thực phẩm. Tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý về an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; đồng thời công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm bị xử lý theo quy định.
Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, quản lý, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm theo quy định, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Nghiên cứu tham mưu xây dựng các Đề án đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mang tính đồng bộ và lộ trình hợp lý để thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo; chia sẻ thông tin kịp thời về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đảm bảo nâng cao hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh; bếp ăn tập thể của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, trường học, nhà hàng khách sạn, khu du lịch, lễ hội, sự kiện, tiệc cưới...; kiên quyết không để xảy ra vụ ngộ độc tập thể và các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm cho các đối tượng sản xuất, chế biến, kinh doanh và người sử dụng thực phẩm; mở các lớp tập huấn về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ an toàn thực phẩm các cấp, nhân viên dinh dưỡng trong các doanh nghiệp, trường học.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung các văn bản về phân cấp quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực ngành quản lý; ban hành các văn bản hướng dẫn theo quy định mới của Trung ương. Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra về an toàn thực phẩm, kết hợp lấy mẫu để phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm và tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt; các chất cấm trong chăn nuôi; các chỉ tiêu vi sinh, lý hóa trong các khâu chế biến, bảo quản, lưu thông, kinh doanh buôn bán thực phẩm trên thị trường; quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi theo đúng quy định. Kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường. Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất kinh doanh thực phẩm theo chuỗi, làng nghề thực phẩm, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn. Tiếp tục xây dựng, hình thành khu giết mổ tập trung đạt chuẩn. Có các giải pháp để kiểm soát họat động giết mổ gia súc, gia cầm. Chỉ đạo định hướng các cơ sở sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cung cấp cho các bếp ăn tập thể của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung các văn bản về phân cấp quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo quy định mới của Trung ương. Tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập lậu; kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, các cơ sở kinh doanh bia, rượu, nước giải khát, bánh kẹo, thuốc lá, hoa quả nhập ngoại; kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả việc kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định; tăng cường quản lý thị trường buôn bán, tiêu thụ hàng hóa, thực phẩm tại vùng sâu, vùng xa. Tham mưu chỉ đạo phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; quản lý chợ an toàn.
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong việc hợp đồng, bố trí nhân viên dinh dưỡng có đủ điều kiện theo quy định cho các bếp ăn tập thể; chỉ đạo việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với cán bộ quản lý và nhân viên cấp dưỡng các trường học. Chỉ đạo các nhà trường kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu: Chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; tuân thủ quy trình giao - nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc kiểm soát thực phẩm trong các bếp ăn bán trú.
Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; xác định việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng phải tập trung chỉ đạo, điều hành để đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Kịp thời kiện toàn và phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm cấp huyện; phân công rõ trách nhiệm, xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý. Tích cực triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn; tập trung xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; mô hình tuyến phố ẩm thực an toàn thực phẩm; mô hình xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Chỉ đạo các phòng, ban liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp tốt trong công tác quản lý, giám sát, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã kiện toàn và phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm cấp xã; quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; tích cực triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm các lễ hội, hội nghị do cấp xã tổ chức, các hội nghị có quy mô liên xã, liên huyện; giám sát và hướng dẫn thực hiện việc bảo đảm an toàn thực phẩm các bữa tiệc trên địa bàn mang tính chất tự phục vụ (cưới, hỏi, ma chay...).
Tập trung chỉ đạo phát triển các vùng sản xuất thực phẩm an toàn trên địa bàn; xây dựng các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, chợ bảo đảm an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn; các làng nghề thực phẩm, các sản phẩm thực phẩm truyền thống; hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu nấu thủ công trên địa bàn. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm phải xử lý nghiêm theo đúng quy định, tránh tình trạng nể nang, nhắc nhở đặc biệt là ở tuyến xã.
Các bài khác
- Thông tin chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh trong tuần công tác từ 4/1-10/1/2021 (11/01/2021)
- Thông tin chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh trong tuần (từ 28/12/2020 - 03/01/2021) (04/01/2021)
- UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu: Tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan (28/12/2020)
- Yên Bái phấn đấu duy trì và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (28/12/2020)
- Khen thưởng cho các tác giả đạt giải tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 15, 16 (2019-2020) và Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 15 (2018-2019) (26/12/2020)
- Bảo đảm nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm (22/12/2020)
- Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số (22/12/2020)
- Thông tin chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh trong tuần công tác từ 14/12 đến 20/12/2020 (21/12/2020)
- Thông tin chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh trong tuần từ 7/12 - 13/12 (14/12/2020)
- Triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (10/12/2020)
Xem thêm »