CTTĐT - Ngày 6/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chỉ thị số 17 về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội trong tình hình mới.
Nội dung Chỉ thị như sau:
Trong những năm qua, quán triệt và thực hiện Kết luận số 100 - KL/TW ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư “về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội”, Kế hoạch số 25-KH/TU ngày 30/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư và Kết luận số 111-KL/TU ngày 14/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng và định hướng dư luận xã hội”, công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt nhiều kết quả quan trọng. Đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn, bảo đảm về số lượng, cơ cấu, chất lượng hoạt động cơ bản đáp ứng yêu cầu; vai trò nòng cốt trong công tác nghiên cứu, tham mưu định hướng dư luận xã hội của ban tuyên giáo các cấp được tăng cường; việc tổ chức điều tra, nghiên cứu và nắm bắt, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội có chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp, góp phần giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.
Tuy nhiên, công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội còn có một số tồn tại, hạn chế như: Việc tổ chức điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là trong quá trình triển khai một số chủ trương, chính sách, chương trình, dự án trọng điểm ở một số cấp ủy, chính quyền chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng và tính dự báo chưa cao. Công tác thông tin, định hướng dư luận xã hội có mặt, có việc chưa kịp thời, hiệu quả. Một số thành viên cộng tác viên dư luận xã hội hoạt động chưa thực sự hiệu quả; chưa chủ động nắm bắt tình hình để báo cáo, tham mưu kịp thời, hiệu quả.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do một số cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quvền nhận thức chưa sâu sắc, đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội trong công tác lãnh đạo, quản lý. Chất lượng tham mưu, giúp việc về công tác dư luận xã hội của ban tuyên giáo một số cấp ủy còn có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng hoạt động của một bộ phận cộng tác viên dư luận xã hội còn hạn chế.
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội trong tình hình mới, góp phần triến khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, nhất là của các cấp ủy, người đứng đẩu cấp ủy, chính quyền; là kênh thông tin quan trọng phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh.
Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc tham gia nắm bắt tình hình tư tưởng và định hướng dư luận xã hội. Người đứng đầu cấp ủy, chính quvền địa phương, đơn vị chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy nếu không kịp thời báo cáo các vấn đề phát sinh ở cơ sở, địa phương, đơn vị mình phụ trách, để dư luận không tốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, gây mất ổn định tình hình kéo dài, chậm được giải quyết.
2. Quan tâm chỉ đạo và tổ chức điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội; kịp thời tuyên truyền, định hướng tư tưởng của nhân dân về các vấn đề như: Những chủ trương, định hướng lớn, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, của tỉnh; những vấn đề quan trọng, sự kiện có tính thời sự của quốc gia, dân tộc và của tỉnh (vấn đề biển Đông, biên giới, quốc phòng, an ninh, sự kiện chính trị... ); các dự thảo luật, cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh có tác động sâu rộng đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đời sống của nhân dân; tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chú trọng nắm bắt các luồng dư luận khác ở ngoài địa bàn tỉnh quan tâm đến các vấn đề của tỉnh; có các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, định hướng dư luận phù hợp, hiệu quả.
3. Tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh. Chú trọng nâng cao chất lượng, tính khoa học, độ tin cậy của kết quả điều tra, khảo sát, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội; khắc phục nhũng hạn chế trong các khâu điều tra; đa dạng hóa hình thức, phương pháp điều tra, thăm dò dư luận xã hội; đặc biệt chú ý đến tính phát hiện, dự báo tình hình diễn biến dư luận xã hội để có các kiến nghị, đề xuất kịp thời với cấp ủy các cấp. Thực hiện nghiêm việc báo cáo, công bố kết quả điều tra dư luận xã hội theo quy định.
Thường xuyên kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội. Chú trọng xây dựng đội ngũ cộng tác viên dư luận là những chuvên gia, người am hiểu sâu chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiên định lập trường, tích cực nắm bắt dư luận xã hội tại các địa phương, đơn vị; những người có uy tín trong cộng đồng. Nắm bắt, lắng nghe dư luận xã hội, nhất là các luồng dư luận xã hội trái chiều, tiêu cực để kịp thời chỉ đạo, xem xét giải quyết và thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, tạo sự đồng thuận xã hội, lan tỏa thông tin tư tưởng tích cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các kỹ thuật tiên tiên, công nghệ mới (như: Dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng trên thiết bị di động, nền tảng mạng xã hội... ) trong nắm bắt, nhận diện, phân tích, dự báo, định hướng các luồng dư luận trong nhân dân.
4. Phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông trong công tác phối hợp nghiên cứu, nắm bắt, thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận xã hội; gắn nhiệm vụ nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội trong nhân dân với các hoạt động giám sát, phản biện xã hội; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội để nhân dân đồng thuận và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ, báo cáo nhanh, đột xuất khi cần về việc phản ánh dư luận xã hội và kết quả nghiên cứu, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội của các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội.
5. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho ban tuyên giáo các cấp thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm nòng cốt trong tham mưu, giúp việc cấp ủy về công tác dư luận xã hội. Bố trí hợp lý bộ phận cán bộ chuyên trách theo dõi công tác dư luận xã hội tại ban tuyên giáo, tuyên huấn các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
6. Các cấp ủy, tố chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh chỉ đạo tổ chức phổ biến, quán triệt, cụ thể hóa triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
7. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan chủ trì, tiếp tục tham mưu, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội. Tăng cường công tác phối hợp với các ban, sở, ngành, đoàn thể và các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy trong điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh. Bám sát các chủ trương, nghị quyết, đề án, chính sách triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX để chủ động tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch, đề xuất bố trí nguồn lực và cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu câu tăng cường các hoạt động điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội định kỳ hằng quý và đột xuất hằng năm. Chú trọng công tác kiểm tra, giao ban, sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm về công tác điều tra, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội.
Thường xuyên hướng dẫn triển khai, theo dõi, đôn đốc và định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết quả thực hiện Chỉ thị; tham mưu sơ kết, tổng kết thực hiện Chỉ thị theo quy định.
Chỉ thị này được phổ biến đến chi bộ.
3277 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 6/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chỉ thị số 17 về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội trong tình hình mới.Nội dung Chỉ thị như sau:
Trong những năm qua, quán triệt và thực hiện Kết luận số 100 - KL/TW ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư “về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội”, Kế hoạch số 25-KH/TU ngày 30/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư và Kết luận số 111-KL/TU ngày 14/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng và định hướng dư luận xã hội”, công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt nhiều kết quả quan trọng. Đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn, bảo đảm về số lượng, cơ cấu, chất lượng hoạt động cơ bản đáp ứng yêu cầu; vai trò nòng cốt trong công tác nghiên cứu, tham mưu định hướng dư luận xã hội của ban tuyên giáo các cấp được tăng cường; việc tổ chức điều tra, nghiên cứu và nắm bắt, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội có chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp, góp phần giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.
Tuy nhiên, công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội còn có một số tồn tại, hạn chế như: Việc tổ chức điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là trong quá trình triển khai một số chủ trương, chính sách, chương trình, dự án trọng điểm ở một số cấp ủy, chính quyền chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng và tính dự báo chưa cao. Công tác thông tin, định hướng dư luận xã hội có mặt, có việc chưa kịp thời, hiệu quả. Một số thành viên cộng tác viên dư luận xã hội hoạt động chưa thực sự hiệu quả; chưa chủ động nắm bắt tình hình để báo cáo, tham mưu kịp thời, hiệu quả.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do một số cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quvền nhận thức chưa sâu sắc, đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội trong công tác lãnh đạo, quản lý. Chất lượng tham mưu, giúp việc về công tác dư luận xã hội của ban tuyên giáo một số cấp ủy còn có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng hoạt động của một bộ phận cộng tác viên dư luận xã hội còn hạn chế.
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội trong tình hình mới, góp phần triến khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, nhất là của các cấp ủy, người đứng đẩu cấp ủy, chính quyền; là kênh thông tin quan trọng phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh.
Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc tham gia nắm bắt tình hình tư tưởng và định hướng dư luận xã hội. Người đứng đầu cấp ủy, chính quvền địa phương, đơn vị chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy nếu không kịp thời báo cáo các vấn đề phát sinh ở cơ sở, địa phương, đơn vị mình phụ trách, để dư luận không tốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, gây mất ổn định tình hình kéo dài, chậm được giải quyết.
2. Quan tâm chỉ đạo và tổ chức điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội; kịp thời tuyên truyền, định hướng tư tưởng của nhân dân về các vấn đề như: Những chủ trương, định hướng lớn, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, của tỉnh; những vấn đề quan trọng, sự kiện có tính thời sự của quốc gia, dân tộc và của tỉnh (vấn đề biển Đông, biên giới, quốc phòng, an ninh, sự kiện chính trị... ); các dự thảo luật, cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh có tác động sâu rộng đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đời sống của nhân dân; tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chú trọng nắm bắt các luồng dư luận khác ở ngoài địa bàn tỉnh quan tâm đến các vấn đề của tỉnh; có các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, định hướng dư luận phù hợp, hiệu quả.
3. Tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh. Chú trọng nâng cao chất lượng, tính khoa học, độ tin cậy của kết quả điều tra, khảo sát, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội; khắc phục nhũng hạn chế trong các khâu điều tra; đa dạng hóa hình thức, phương pháp điều tra, thăm dò dư luận xã hội; đặc biệt chú ý đến tính phát hiện, dự báo tình hình diễn biến dư luận xã hội để có các kiến nghị, đề xuất kịp thời với cấp ủy các cấp. Thực hiện nghiêm việc báo cáo, công bố kết quả điều tra dư luận xã hội theo quy định.
Thường xuyên kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội. Chú trọng xây dựng đội ngũ cộng tác viên dư luận là những chuvên gia, người am hiểu sâu chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiên định lập trường, tích cực nắm bắt dư luận xã hội tại các địa phương, đơn vị; những người có uy tín trong cộng đồng. Nắm bắt, lắng nghe dư luận xã hội, nhất là các luồng dư luận xã hội trái chiều, tiêu cực để kịp thời chỉ đạo, xem xét giải quyết và thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, tạo sự đồng thuận xã hội, lan tỏa thông tin tư tưởng tích cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các kỹ thuật tiên tiên, công nghệ mới (như: Dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng trên thiết bị di động, nền tảng mạng xã hội... ) trong nắm bắt, nhận diện, phân tích, dự báo, định hướng các luồng dư luận trong nhân dân.
4. Phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông trong công tác phối hợp nghiên cứu, nắm bắt, thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận xã hội; gắn nhiệm vụ nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội trong nhân dân với các hoạt động giám sát, phản biện xã hội; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội để nhân dân đồng thuận và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ, báo cáo nhanh, đột xuất khi cần về việc phản ánh dư luận xã hội và kết quả nghiên cứu, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội của các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội.
5. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho ban tuyên giáo các cấp thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm nòng cốt trong tham mưu, giúp việc cấp ủy về công tác dư luận xã hội. Bố trí hợp lý bộ phận cán bộ chuyên trách theo dõi công tác dư luận xã hội tại ban tuyên giáo, tuyên huấn các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
6. Các cấp ủy, tố chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh chỉ đạo tổ chức phổ biến, quán triệt, cụ thể hóa triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
7. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan chủ trì, tiếp tục tham mưu, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội. Tăng cường công tác phối hợp với các ban, sở, ngành, đoàn thể và các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy trong điều tra, nắm bắt, nghiên cứu, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh. Bám sát các chủ trương, nghị quyết, đề án, chính sách triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX để chủ động tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch, đề xuất bố trí nguồn lực và cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu câu tăng cường các hoạt động điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội định kỳ hằng quý và đột xuất hằng năm. Chú trọng công tác kiểm tra, giao ban, sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm về công tác điều tra, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội.
Thường xuyên hướng dẫn triển khai, theo dõi, đôn đốc và định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết quả thực hiện Chỉ thị; tham mưu sơ kết, tổng kết thực hiện Chỉ thị theo quy định.
Chỉ thị này được phổ biến đến chi bộ.