CTTĐT - Huyện ủy Yên Bình vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU, ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.
Hồ Thác Bà là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Yên Bái.
Phấn đấu đến năm 2020 thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách du lịch đến huyện, trong đó khoảng 8.000 lượt khách quốc tế; ngày lưu trú bình quân 1,8-2 ngày/khách; thu nhập từ du lịch - dịch vụ đạt 1,5 - 2,5 tỷ đồng/năm; có 40 cơ sở lưu trú du lịch, với 550 giường (tăng gấp đôi so với năm 2015); hơn 04 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3-5 sao; thu hút trên 1.000 lao động trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ; có từ 30 - 40% lao động được bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện tạo động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; từng bước xây dựng thương hiệu du lịch “Yên Bình - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”; phát triển du lịch bảo đảm tính bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Yên Bình đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện đó là: Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng làm cơ sở kêu gọi đầu tư phát triển du lịch; Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, hình thành một số sản phẩm mang tính đặc trưng của Yên Bình; Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu "Yên Bình - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện"; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Đồng thời đề ra các giải pháp thực hiện như: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện; Tập trung nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch; Triển khai đầy đủ các chính sách ưu đãi đầu tư, xúc tiến đầu tư, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ cung cấp thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính...Rà soát, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch quỹ đất, cấp đất cho các dự án đầu tư về du lịch và thẩm định các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến môi trường…
2063 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện ủy Yên Bình vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU, ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.Phấn đấu đến năm 2020 thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách du lịch đến huyện, trong đó khoảng 8.000 lượt khách quốc tế; ngày lưu trú bình quân 1,8-2 ngày/khách; thu nhập từ du lịch - dịch vụ đạt 1,5 - 2,5 tỷ đồng/năm; có 40 cơ sở lưu trú du lịch, với 550 giường (tăng gấp đôi so với năm 2015); hơn 04 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3-5 sao; thu hút trên 1.000 lao động trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ; có từ 30 - 40% lao động được bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện tạo động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; từng bước xây dựng thương hiệu du lịch “Yên Bình - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”; phát triển du lịch bảo đảm tính bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Yên Bình đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện đó là: Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng làm cơ sở kêu gọi đầu tư phát triển du lịch; Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, hình thành một số sản phẩm mang tính đặc trưng của Yên Bình; Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu "Yên Bình - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện"; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Đồng thời đề ra các giải pháp thực hiện như: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện; Tập trung nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch; Triển khai đầy đủ các chính sách ưu đãi đầu tư, xúc tiến đầu tư, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ cung cấp thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính...Rà soát, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch quỹ đất, cấp đất cho các dự án đầu tư về du lịch và thẩm định các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến môi trường…