Ở Yên Bái, cây Sơn Tra thường sống ở những vùng núi cao phía tây của tỉnh tập trung nhiều ở ba huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn - nơi có nền nhiệt độ đặc biệt, mùa hè nóng và nắng ảnh hưởng của gió lào, mùa đông chịu ảnh hưởng của giá lạnh vùng cao - có lẽ vì phát triển trong điều kiện tự nhiên và sinh sống cùng đồng bào dân tộc Mông như vậy mà Sơn Tra còn được mang một tên nữa là: Táo Mèo và có những tính năng kỳ diệu trong y học cũng như trong đời sống sinh hoạt của người dân.
Táo mèo có vị chua, chát, ngọt dễ để lại ấn tượng với người lần đầu thưởng thức.
Không nổi tiếng về những thứ quả ngọt ngon như nhiều vùng quê khác, mùa qua mùa người ngoại tỉnh nhắc nhớ về Yên Bái qua hương vị của quả Sơn Tra.
Cây Táo mèo phát triển tự nhiên trên những cánh rừng, chiều cao trung bình chừng 7 - 10m, thân gỗ, tán lá rộng, được phát triển mạnh nhờ sự phát tán của con người, súc vật và muông thú do vậy cây mọc không tập trung mà có khoảng cách. Táo mèo ra hoa vào mùa xuân và cho thu hái quả vào mùa thu. Tháng 9, tháng 10 là tháng quả táo mèo chín rộ. Thời điểm này khắp các chợ huyện và nhiều nhất là chợ Ga Yên Bái ngập tràn táo mèo. Những người sành ăn không tham chọn quả to, đẹp mã mà thường lựa những quả nhỏ, quả có sâu vì đây mới thực là những quả táo chín thơm và ngọt.
Táo mèo có hai loại. Ngoài loại quả thường bày bán ở các chợ ta thấy, còn có loại táo rừng. Loại táo này quả nhỏ, khi chín có mầu hồng trắng hoặc vàng trong, ngọt, giòn và mùi thơm đặc biệt quyến rũ, rất hấp dẫn người thưởng thức, táo mèo rừng không có vị chát xít và chua gắt như loại táo ngố. Theo những người có thâm niên làm táo mèo bán ở chợ Ga Yên Bái thì ngon nhất vẫn là táo mèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải, loại táo mèo mọc ở đồi thông và nơi rừng hoang. Loại này làm quà mã không đẹp nhưng ăn lại rất ngon, được nhiều khách mua đặt hàng. Những ngày cuối mùa, tại thành phố Yên Bái giá của quả Táo mèo đã lên đến 40.000 đồng/1kg, điều đó càng chứng tỏ sức sống và sự tồn tại đầy ý nghĩa của Táo mèo trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện miền Tây tỉnh Yên Bái.
Trong đông y táo mèo có tên là Sơn Tra. Đây là một vị thuốc quý có tác dụng tiêu thực chữa đầy bụng, ợ chua, cầm tiêu chảy, hạ huyết áp, cải thiện sức co bóp của tim. Đặc biệt ở quả Táo mèo là người dùng có thể sử dụng một cách triệt để. Hạt và ruột có nhiều tính năng giảm béo, hạ huyết áp, an thần cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tăng huyết áp gây ra… Chính bởi thế táo mèo được dùng nhiều trong các vị thuốc bồi bổ tinh thần và chế thành rượu vang khai vị được nhiều người ưa thích. Táo mèo cũng còn được nhiều người dùng để giải khát mát và bổ trong mùa hè. Với những người khéo tay, quả táo mèo được chế biến ra nhiều loại thức quà rất có giá trị và dễ thưởng thức như: xi rô, mứt, ô mai, muối xổi... Chẳng thế mà đến Yên Bái mùa nào khách xa gần cũng có thể được tận hưởng những món quà này.
Quả Táo mèo sau khi được thu hái có thể bảo quản trong điều kiện tự nhiên rất dài ngày. Với xi rô sơn tra, cần gọt vỏ, bỏ ruột và hạt, rửa sạch, bổ dọc quả làm 4 hoặc 6, ngâm nước muối trong vài giờ cho ra bớt nhựa, vớt ra, để ráo, sau đó đem trộn với đường kính, để trong thời gian 1 tuần, Táo mèo và đường kết hợp với nhau tạo ra một dung dịch vàng, sóng sánh như mật ong, có vị chua mát, ngọt thanh, không còn vị chát, mùi thơm nhẹ nhàng lan tỏa; nếu để dành dùng trong một thời gian ngắn thì đây quả là một loại nước dễ uống thơm ngon, giải nhiệt phù hợp với mọi lứa tuổi; nếu muốn để dành xi rô đến các mùa sau thì chỉ cần canh xi rô đến sôi, rồi bắc ra để nguội cho vào chai để lưu lại rất thoải mái không sợ lên men và biến dạng.
Với món ô mai, sau khi thu hái về rửa sạch, để cả vỏ để mùi thơm không bị mất giữ được hương vị riêng, cắt bỏ ruột, thái táo mèo theo chiều ngang, đem sấy khô rồi nấu với đường, rồi lại sấy khô, nếu muốn sơn tra có vị cay người ta thường xay gừng rồi nấu cùng sẽ được một món ô mai đặc biệt, vô cùng hấp dẫn thường dùng trong những tháng mùa đông và trong dịp tết Nguyên đán.
Quả Táo mèo mà đem muối sổi với đường, muối và ớt thì quả là một món ngon tuyệt vời, vị cay, mặn, ngọt, giòn và vương vấn mãi mùi thơm riêng có của quả táo mèo.
Một chút men say chếnh choáng với vang Sơn Tra, ngất ngây trong nồng nàn hương rượu táo rừng do đồng bào chưng cất hay đơn giản chỉ là cái cảm giác thèm, nhớ một miếng táo mèo trắng ngần trộn cùng muối ớt nơi quán cóc ven đường… Chỉ chừng ấy cũng đủ gợi nhớ trong ta về quả Sơn Tra của vùng cao Yên Bái, để mùa qua mùa lại háo hức tìm về…
12187 lượt xem
Ở Yên Bái, cây Sơn Tra thường sống ở những vùng núi cao phía tây của tỉnh tập trung nhiều ở ba huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn - nơi có nền nhiệt độ đặc biệt, mùa hè nóng và nắng ảnh hưởng của gió lào, mùa đông chịu ảnh hưởng của giá lạnh vùng cao - có lẽ vì phát triển trong điều kiện tự nhiên và sinh sống cùng đồng bào dân tộc Mông như vậy mà Sơn Tra còn được mang một tên nữa là: Táo Mèo và có những tính năng kỳ diệu trong y học cũng như trong đời sống sinh hoạt của người dân.Không nổi tiếng về những thứ quả ngọt ngon như nhiều vùng quê khác, mùa qua mùa người ngoại tỉnh nhắc nhớ về Yên Bái qua hương vị của quả Sơn Tra.
Cây Táo mèo phát triển tự nhiên trên những cánh rừng, chiều cao trung bình chừng 7 - 10m, thân gỗ, tán lá rộng, được phát triển mạnh nhờ sự phát tán của con người, súc vật và muông thú do vậy cây mọc không tập trung mà có khoảng cách. Táo mèo ra hoa vào mùa xuân và cho thu hái quả vào mùa thu. Tháng 9, tháng 10 là tháng quả táo mèo chín rộ. Thời điểm này khắp các chợ huyện và nhiều nhất là chợ Ga Yên Bái ngập tràn táo mèo. Những người sành ăn không tham chọn quả to, đẹp mã mà thường lựa những quả nhỏ, quả có sâu vì đây mới thực là những quả táo chín thơm và ngọt.
Táo mèo có hai loại. Ngoài loại quả thường bày bán ở các chợ ta thấy, còn có loại táo rừng. Loại táo này quả nhỏ, khi chín có mầu hồng trắng hoặc vàng trong, ngọt, giòn và mùi thơm đặc biệt quyến rũ, rất hấp dẫn người thưởng thức, táo mèo rừng không có vị chát xít và chua gắt như loại táo ngố. Theo những người có thâm niên làm táo mèo bán ở chợ Ga Yên Bái thì ngon nhất vẫn là táo mèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải, loại táo mèo mọc ở đồi thông và nơi rừng hoang. Loại này làm quà mã không đẹp nhưng ăn lại rất ngon, được nhiều khách mua đặt hàng. Những ngày cuối mùa, tại thành phố Yên Bái giá của quả Táo mèo đã lên đến 40.000 đồng/1kg, điều đó càng chứng tỏ sức sống và sự tồn tại đầy ý nghĩa của Táo mèo trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện miền Tây tỉnh Yên Bái.
Trong đông y táo mèo có tên là Sơn Tra. Đây là một vị thuốc quý có tác dụng tiêu thực chữa đầy bụng, ợ chua, cầm tiêu chảy, hạ huyết áp, cải thiện sức co bóp của tim. Đặc biệt ở quả Táo mèo là người dùng có thể sử dụng một cách triệt để. Hạt và ruột có nhiều tính năng giảm béo, hạ huyết áp, an thần cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tăng huyết áp gây ra… Chính bởi thế táo mèo được dùng nhiều trong các vị thuốc bồi bổ tinh thần và chế thành rượu vang khai vị được nhiều người ưa thích. Táo mèo cũng còn được nhiều người dùng để giải khát mát và bổ trong mùa hè. Với những người khéo tay, quả táo mèo được chế biến ra nhiều loại thức quà rất có giá trị và dễ thưởng thức như: xi rô, mứt, ô mai, muối xổi... Chẳng thế mà đến Yên Bái mùa nào khách xa gần cũng có thể được tận hưởng những món quà này.
Quả Táo mèo sau khi được thu hái có thể bảo quản trong điều kiện tự nhiên rất dài ngày. Với xi rô sơn tra, cần gọt vỏ, bỏ ruột và hạt, rửa sạch, bổ dọc quả làm 4 hoặc 6, ngâm nước muối trong vài giờ cho ra bớt nhựa, vớt ra, để ráo, sau đó đem trộn với đường kính, để trong thời gian 1 tuần, Táo mèo và đường kết hợp với nhau tạo ra một dung dịch vàng, sóng sánh như mật ong, có vị chua mát, ngọt thanh, không còn vị chát, mùi thơm nhẹ nhàng lan tỏa; nếu để dành dùng trong một thời gian ngắn thì đây quả là một loại nước dễ uống thơm ngon, giải nhiệt phù hợp với mọi lứa tuổi; nếu muốn để dành xi rô đến các mùa sau thì chỉ cần canh xi rô đến sôi, rồi bắc ra để nguội cho vào chai để lưu lại rất thoải mái không sợ lên men và biến dạng.
Với món ô mai, sau khi thu hái về rửa sạch, để cả vỏ để mùi thơm không bị mất giữ được hương vị riêng, cắt bỏ ruột, thái táo mèo theo chiều ngang, đem sấy khô rồi nấu với đường, rồi lại sấy khô, nếu muốn sơn tra có vị cay người ta thường xay gừng rồi nấu cùng sẽ được một món ô mai đặc biệt, vô cùng hấp dẫn thường dùng trong những tháng mùa đông và trong dịp tết Nguyên đán.
Quả Táo mèo mà đem muối sổi với đường, muối và ớt thì quả là một món ngon tuyệt vời, vị cay, mặn, ngọt, giòn và vương vấn mãi mùi thơm riêng có của quả táo mèo.
Một chút men say chếnh choáng với vang Sơn Tra, ngất ngây trong nồng nàn hương rượu táo rừng do đồng bào chưng cất hay đơn giản chỉ là cái cảm giác thèm, nhớ một miếng táo mèo trắng ngần trộn cùng muối ớt nơi quán cóc ven đường… Chỉ chừng ấy cũng đủ gợi nhớ trong ta về quả Sơn Tra của vùng cao Yên Bái, để mùa qua mùa lại háo hức tìm về…