CTTĐT - Sáng 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh và các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự Phiên họp có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái.
Mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, công tác phòng, chống lãng phí được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, là một trong những yếu tố quan trọng để gia tăng sức mạnh về nguồn lực, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển, làm giàu cho đất nước, nhất là trong giai đoạn cách mạng mới.
Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sau Hội nghị Trung ương 10, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được kiện toàn, bổ sung thêm chức năng phòng, chống lãng phí và đổi tên thành Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, thời gian qua, Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo, hành động quyết liệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết các điểm nghẽn, gây lãng phí nguồn lực nền kinh tế.
Trong đó, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thể chế, cơ chế; giải quyết các điểm nghẽn gây lãng phí nguồn lực của nền kinh tế, nhất là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đất đai, năng lượng tái tạo, tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nhà, đất tại các doanh nghiệp nhà nước, chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng thương mại yếu kém, xử lý toàn bộ 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành Công Thương trước đây… Những công việc đã và đang làm vừa qua đã đạt được những kết quả tích cực, bước đầu góp phần chống lãng phí.
Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn nhiều việc phải làm do lãng phí diễn ra khá phổ biến dưới nhiều dạng, hình thức khác nhau đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển, nhất là trong lĩnh vực như quản lý tài chính, tín dụng, tài sản công, đầu tư công, đất đai, tài nguyên khoáng sản, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, quản lý sử dụng lao động và thời gian lao động… những hạn chế trên là một trong những nguyên nhân gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo; lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.
Chính vì vậy, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống lãng phí để giải quyết, xử lý dứt điểm các điểm nghẽn gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực của nền kinh tế, tạo chuyển biến mới, có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với công tác này.
Tại Phiên họp, đại diện các địa phương, bộ, ngành đã có ý kiến cho rằng, không khó để nhận diện lãng phí trong xã hội hiện nay. Đó là việc sử dụng không hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực của quốc gia, cơ quan, đơn vị, dễ nhận thấy nhất chính là các dự án treo, quy hoạch treo, công trình bỏ hoang…Chính vì thế, để phòng, chống lãng phí hiệu quả thì cần phải quyết liệt thực hiện các giải pháp để xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, nhằm hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả mục tiêu dự án, tránh gây lãng phí nguồn lực, bức xúc trong dư luận xã hội. Cần phải nâng cao chất lượng lựa chọn nhà đầu tư, tránh những nhà đầu tư không đủ năng lực. Đặc biệt, cần chủ động, kịp thời xử lý tài sản công (các công trình, trụ sở) sau sáp nhập cơ quan, đơn vị hành chính nhằm tránh lãng phí.
Cần thực hiện các nhóm giải pháp nhằm chống lãng phí và khơi thông các nguồn lực để phát triển kinh tế. Đồng thời, cần phải xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để các các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, chậm trễ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao trong giải quyết các vấn đề liên quan để các dự án, công trình chậm tiến độ, kéo dài, lãng phí nguồn lực…
Phát biểu kết luận tại Phiên họp thứ nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các cơ quan giúp việc sớm tham mưu kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí; sớm ban hành chỉ thị để chỉ đạo. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong phòng, chống lãng phí; không có giới hạn không gian, thời gian trong phòng, chống lãng phí. Yêu cầu thủ trưởng các bộ, ngành, các tỉnh, thành tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí; tổ chức thực hiện hiệu quả các nghị quyết, các chỉ đạo của Chính phủ về sử dụng hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhanh các công trình, dự án, không để thất thoát, lãng phí, nhất là các dự án tồn đọng, dừng thi công...
Rà soát, thống kê toàn bộ các dự án, công trình, công sở không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả thuộc phạm vi, địa bàn quản lý. Cần nâng cao vai trò của người đứng đầu trong công tác phòng, chống lãng phí, góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững với các nguồn lực được sử dụng hiệu quả, minh bạch, mang lại lợi ích cho người dân và đất nước...
728 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Dự Phiên họp có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái.
Mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, công tác phòng, chống lãng phí được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, là một trong những yếu tố quan trọng để gia tăng sức mạnh về nguồn lực, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển, làm giàu cho đất nước, nhất là trong giai đoạn cách mạng mới.
Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sau Hội nghị Trung ương 10, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được kiện toàn, bổ sung thêm chức năng phòng, chống lãng phí và đổi tên thành Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, thời gian qua, Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo, hành động quyết liệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết các điểm nghẽn, gây lãng phí nguồn lực nền kinh tế.
Trong đó, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thể chế, cơ chế; giải quyết các điểm nghẽn gây lãng phí nguồn lực của nền kinh tế, nhất là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đất đai, năng lượng tái tạo, tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nhà, đất tại các doanh nghiệp nhà nước, chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng thương mại yếu kém, xử lý toàn bộ 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành Công Thương trước đây… Những công việc đã và đang làm vừa qua đã đạt được những kết quả tích cực, bước đầu góp phần chống lãng phí.
Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn nhiều việc phải làm do lãng phí diễn ra khá phổ biến dưới nhiều dạng, hình thức khác nhau đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển, nhất là trong lĩnh vực như quản lý tài chính, tín dụng, tài sản công, đầu tư công, đất đai, tài nguyên khoáng sản, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, quản lý sử dụng lao động và thời gian lao động… những hạn chế trên là một trong những nguyên nhân gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo; lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.
Chính vì vậy, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống lãng phí để giải quyết, xử lý dứt điểm các điểm nghẽn gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực của nền kinh tế, tạo chuyển biến mới, có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với công tác này.
Tại Phiên họp, đại diện các địa phương, bộ, ngành đã có ý kiến cho rằng, không khó để nhận diện lãng phí trong xã hội hiện nay. Đó là việc sử dụng không hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực của quốc gia, cơ quan, đơn vị, dễ nhận thấy nhất chính là các dự án treo, quy hoạch treo, công trình bỏ hoang…Chính vì thế, để phòng, chống lãng phí hiệu quả thì cần phải quyết liệt thực hiện các giải pháp để xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, nhằm hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả mục tiêu dự án, tránh gây lãng phí nguồn lực, bức xúc trong dư luận xã hội. Cần phải nâng cao chất lượng lựa chọn nhà đầu tư, tránh những nhà đầu tư không đủ năng lực. Đặc biệt, cần chủ động, kịp thời xử lý tài sản công (các công trình, trụ sở) sau sáp nhập cơ quan, đơn vị hành chính nhằm tránh lãng phí.
Cần thực hiện các nhóm giải pháp nhằm chống lãng phí và khơi thông các nguồn lực để phát triển kinh tế. Đồng thời, cần phải xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để các các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, chậm trễ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao trong giải quyết các vấn đề liên quan để các dự án, công trình chậm tiến độ, kéo dài, lãng phí nguồn lực…
Phát biểu kết luận tại Phiên họp thứ nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các cơ quan giúp việc sớm tham mưu kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí; sớm ban hành chỉ thị để chỉ đạo. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong phòng, chống lãng phí; không có giới hạn không gian, thời gian trong phòng, chống lãng phí. Yêu cầu thủ trưởng các bộ, ngành, các tỉnh, thành tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí; tổ chức thực hiện hiệu quả các nghị quyết, các chỉ đạo của Chính phủ về sử dụng hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhanh các công trình, dự án, không để thất thoát, lãng phí, nhất là các dự án tồn đọng, dừng thi công...
Rà soát, thống kê toàn bộ các dự án, công trình, công sở không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả thuộc phạm vi, địa bàn quản lý. Cần nâng cao vai trò của người đứng đầu trong công tác phòng, chống lãng phí, góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững với các nguồn lực được sử dụng hiệu quả, minh bạch, mang lại lợi ích cho người dân và đất nước...
Các bài khác
- Yên Bái long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (25/02/2025)
- Bí thư Tỉnh ủy Trần Huy Tuấn dự Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ tại huyện Văn Chấn (24/02/2025)
- Bí thư Tỉnh ủy Trần Huy Tuấn dự sinh hoạt chi bộ thường kỳ tháng 2 tại Chi bộ thôn Ngã Ba, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn (24/02/2025)
- Kỳ họp 21 (chuyên đề) HĐND huyện Văn Yên, khoá XVIII bầu chức danh Chủ tịch HĐND huyện, Chủ tịch UBND huyện (24/02/2025)
- Công bố Quyết định chỉ định đồng chí Hoàng Việt Hoá giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện uỷ Văn Yên, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (24/02/2025)
- Thông tin hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh trong tuần (từ 17-23/02/2025) (24/02/2025)
- Yên Bái: Công bố Nghị quyết, Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ (20/02/2025)
- Kỳ họp thứ 22 - HĐND tỉnh Yên Bái khoá XIX: Thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng (20/02/2025)
- Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Yên Bái (19/02/2025)
- Yên Bái tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 29 (19/02/2025)
Xem thêm »