CTTĐT - UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 365/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị mới Khánh Hòa, huyện Lục Yên.
Bản đồ ranh giới khu vực lập quy chế quản lý kiến trúc
Theo đó, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị mới Khánh Hòa, huyện Lục Yên nhằm kiểm soát việc xây dựng mới đô thị theo đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đến năm 2045 được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 12/01/2024. Quy định cụ thể trách nhiệm quản lý kiến trúc, thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Hướng tới việc quản lý thiết kế các công trình kiến trúc trên địa đô thị Khánh Hòa phù hợp và đáp ứng các yêu cầu phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Về nguyên tắc, quản lý kiến trúc tại đô thị Khánh Hòa phải tuân thủ theo Luật Kiến trúc năm 2019 và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; phù hợp các chỉ tiêu trong đồ án quy hoạch chung đô thị mới Khánh Hòa, huyện Lục Yên đến năm 2045; quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, quy hoạch đô thị; đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.
Bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc của các địa phương trong nước và thế giới. Xây dựng nền kiến trúc tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới phù hợp với thực tiễn tại địa phương bảo đảm hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Quy chế nêu rõ về nguyên tắc đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù; về khu vực lập thiết kế đô thị riêng; về khu vực tuyến phố, khu vực ưu tiên chỉnh trang…
Quy chế cũng đưa ra định hướng chung kiến trúc cho toàn đô thị; định hướng chung kiến trúc khu trung tâm; định hướng chung kiến trúc khu vực nông nghiệp thuộc đô thị, về kiến trúc khu đô thị hiện hữu, kiến trúc khu phát triển mới… Về không gian cảnh quan đô thị và kiến trúc. Đồng thời nêu rõ các yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc; Quy định đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù; Quy định đối với kiến trúc các loại hình công trình; Quy định đối với kiến trúc công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; Quy định quản lý các công trình đã được xếp hạng theo pháp luật về Di sản văn hóa; Các quy định quản lý công trình kiến trúc có giá trị…
1714 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 365/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị mới Khánh Hòa, huyện Lục Yên.Theo đó, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị mới Khánh Hòa, huyện Lục Yên nhằm kiểm soát việc xây dựng mới đô thị theo đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đến năm 2045 được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 12/01/2024. Quy định cụ thể trách nhiệm quản lý kiến trúc, thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Hướng tới việc quản lý thiết kế các công trình kiến trúc trên địa đô thị Khánh Hòa phù hợp và đáp ứng các yêu cầu phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Về nguyên tắc, quản lý kiến trúc tại đô thị Khánh Hòa phải tuân thủ theo Luật Kiến trúc năm 2019 và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; phù hợp các chỉ tiêu trong đồ án quy hoạch chung đô thị mới Khánh Hòa, huyện Lục Yên đến năm 2045; quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, quy hoạch đô thị; đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.
Bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc của các địa phương trong nước và thế giới. Xây dựng nền kiến trúc tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới phù hợp với thực tiễn tại địa phương bảo đảm hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Quy chế nêu rõ về nguyên tắc đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù; về khu vực lập thiết kế đô thị riêng; về khu vực tuyến phố, khu vực ưu tiên chỉnh trang…
Quy chế cũng đưa ra định hướng chung kiến trúc cho toàn đô thị; định hướng chung kiến trúc khu trung tâm; định hướng chung kiến trúc khu vực nông nghiệp thuộc đô thị, về kiến trúc khu đô thị hiện hữu, kiến trúc khu phát triển mới… Về không gian cảnh quan đô thị và kiến trúc. Đồng thời nêu rõ các yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc; Quy định đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù; Quy định đối với kiến trúc các loại hình công trình; Quy định đối với kiến trúc công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; Quy định quản lý các công trình đã được xếp hạng theo pháp luật về Di sản văn hóa; Các quy định quản lý công trình kiến trúc có giá trị…