CTTĐT - Năm 2025, Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam có chủ đề: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm” nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin trong hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa đối với người tiêu dùng. Đây cũng là tiêu chí mà các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp hướng tới trong việc bảo vệ quyền của người tiêu dùng.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định rõ về quyền của người tiêu dùng được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về các nội dung liên quan đến giao dịch.
Những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được các cấp, ngành trong tỉnh Yên Bái quan tâm và thực hiện có hiệu quả, nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực của nhân dân và các doanh nghiệp. Sở Công thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động, tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng: tổ chức gian hàng trưng bày hàng thật, hàng giả tại các hội chợ trong tỉnh; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền pháp luật và việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn; phát tờ rơi, cung cấp số điện thoại đường dây nóng của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh. Phối hợp với quản lý thị trường đẩy mạnh kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước và phối hợp tổ chức tốt Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Bảo vệ quyền của người tiêu dùng
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo vệ người tiêu dùng là xu hướng tất yếu và cần được đẩy mạnh. Sở Khoa học và Công nghệ đã chú trọng việc quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh Yên Bái (https://truyxuatnguongoc.yenbai.gov.vn ) đã được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia, góp phần giúp các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh theo dõi và ghi chép chi tiết các giai đoạn sản xuất, xử lý và vận chuyển của sản phẩm, hàng hóa.
Đến nay, đã trên 100 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh và 214 sản phẩm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc và cấp mã tem truy xuất nguồn gốc (tem QR code) cho sản phẩm, hàng hóa. Hầu hết các sản phẩm tham gia vào cổng truy xuất nguồn gốc đều đã được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao của tỉnh. Góp phần đề cao tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi khi lựa chọn sản phẩm an toàn và chất lượng. Cùng với đó là thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trên địa bàn tỉnh, kiểm tra về an toàn bức xạ, chất lượng nhiên liệu xăng, dầu, ghi nhãn hàng hóa sản phẩm OCOP và cả các mặt hàng tiêu dùng như đồ chơi trẻ em…góp phần loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Với chức năng, nhiệm vụ được giao, trong năm 2024 và 3 tháng đầu năm 2025 Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đã chủ động công tác đấu tranh phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về đo lường chất lượng, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại khác theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trong năm 2024, Cục QLTT đã thực hiện Kiểm tra 714 vụ, xử lý 397 vụ, với 417 hành vi. Xử phạt vi phạm hành chính và thu lợi bất hợp pháp 2.931.894.000 đồng; trị giá hàng tịch thu bán 2.269.581.900 đồng; trị giá hàng buộc tiêu hủy 3.808.784.600 đồng. Tổng giá trị thực hiện 9.010.260.500 đồng,
Doanh nghiệp chung tay bảo vệ người tiêu dùng
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn là nghĩa vụ của doanh nghiệp và chính người tiêu dùng. Về phía doanh nghiệp, cần xem minh bạch thông tin là cam kết đạo đức trong kinh doanh. Điều này bao gồm công khai các tiêu chuẩn an toàn, nguồn gốc sản phẩm, thành phần, hạn sử dụng và chất lượng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có chính sách bảo hành, hậu mãi chu đáo và chủ động tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng, công bằng. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp giữ vững uy tín mà còn góp phần tạo nên môi trường tiêu dùng bền vững.
Những năm qua, Công ty Xăng dầu luôn xác định phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đo đôi với bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng, Công ty Xăng dầu Yên Bái đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm quản lý nguồn lực DN SAP/ERP tích hợp với phần mềm Egas. Đây là hệ thống giám sát và lưu trữ thông tin tới từng mã bán hàng tại các cửa hàng bao gồm: thời gian bán, số lượng xăng dầu bán ra, tổng tiền, giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt chẽ, kịp thời và có cơ sở dữ liệu thông tin truy vết giải quyết khi có kiến nghị của khách hàng. Ngoài quản lý tồn kho phục vụ kế hoạch xuất nhập hàng hóa, hệ thống phần mềm này còn giúp doanh nghiệp áp giá xăng dầu tự động đồng bộ, chính xác, kịp thời tới tất cả các cột bơm khi có sự điều chỉnh về giá theo quy định. Ngoài ra, Công ty đã đầu tư mua sắm, lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các cửa hàng xăng dầu. Các camera được kết nối Internet truyền hình ảnh về trung tâm quản lý của Công ty. Đồng thời, phân công cán bộ trực tiếp kiểm tra, hệ thống camera ghi hình giám sát mọi hoạt động xuất, nhập xăng dầu và bán hàng tại các cửa hàng nên đã nâng cao ý thức chấp hành nội quy, quy định, tác phong và thái độ phục vụ khách hàng của mỗi cán bộ, nhân viên. Công ty còn niêm yết công khai số điện thoại tổng đài của Petrolimex tại các cửa hàng để tiếp nhận ý kiến phản ánh, hướng dẫn, tư vấn, giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. Sự minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng giám sát cũng góp phần củng cố niềm tin của khách hàng vào hoạt động kkinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Hoàng Xuân Cường - Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Xăng dầu Yên Bái cho biết: “Với trách nhiệm của mình cũng như cộng đồng doanh nghiệp là phải chung tay hành động vì người tiêu dùng, vì tính mạng, sức khỏe và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, đó cũng chính là bảo vệ uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Công ty cam kết: Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu. Chỉ kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về số lượng; Tư vấn cho người tiêu dùng đầy đủ thông tin về tính năng, công dụng, giá cả... của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ khi có nhu cầu; Cung cấp cho người tiêu dùng hóa đơn bán hàng chính xác, công bằng và minh bạch. Luôn lắng nghe, giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, trên tinh thần “Hợp tác cùng có lợi”.
Người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi của mình
Thực tế hiện nay cho thấy, thói quen mua sắm, sử dụng dịch vụ của NTD có nhiều thay đổi nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro đi kèm. Vì vậy, người tiêu dùng cần chủ động tìm hiểu thông tin sản phẩm trước khi mua, lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn tố giác các hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, từ đó góp phần bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng.
Chị Nguyễn Hồng Phương - Phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái cho biết: “Tôi có thói quen đọc thông tin trước khi quyết định mua sản phẩm. Nếu thông tin sản phẩm chưa rõ ràng hoặc có dấu hiệu bất thường, tôi sẽ hỏi kỹ người bán hàng hoặc quyết định không mua. Hàng hóa phải có niêm yết giá rõ ràng, thông tin minh bạch mới giúp chúng tôi an tâm sử dụng sản phẩm”. Như vậy, ngoài sự vào cuộc của các cấp, các ngành, mỗi người tiêu dùng cần trang bị cho mình kiến thức pháp luật, ý thức tự bảo vệ quyền lợi, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của mình mà pháp luật đã quy định. Đồng thời, hình thành thói quen, kỹ năng tiêu dùng an toàn, phù hợp trong thời kỳ mới.
Ông Trịnh Văn Thành - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái cho biết: “Việc nâng cao nhận thức về tiêu dùng có trách nhiệm và thông tin minh bạch không chỉ giúp người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn mà còn tạo tiền đề để nền kinh tế phát triển theo hướng xanh, sạch, bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập và thương mại điện tử phát triển mạnh, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ càng trở nên quan trọng. Do đó, cả doanh nghiệp và người tiêu dùng cần đồng lòng chung tay vì một thị trường tiêu dùng công bằng, minh bạch.
2438 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2025, Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam có chủ đề: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm” nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin trong hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa đối với người tiêu dùng. Đây cũng là tiêu chí mà các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp hướng tới trong việc bảo vệ quyền của người tiêu dùng. Những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được các cấp, ngành trong tỉnh Yên Bái quan tâm và thực hiện có hiệu quả, nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực của nhân dân và các doanh nghiệp. Sở Công thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động, tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng: tổ chức gian hàng trưng bày hàng thật, hàng giả tại các hội chợ trong tỉnh; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền pháp luật và việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn; phát tờ rơi, cung cấp số điện thoại đường dây nóng của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh. Phối hợp với quản lý thị trường đẩy mạnh kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước và phối hợp tổ chức tốt Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Bảo vệ quyền của người tiêu dùng
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo vệ người tiêu dùng là xu hướng tất yếu và cần được đẩy mạnh. Sở Khoa học và Công nghệ đã chú trọng việc quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh Yên Bái (https://truyxuatnguongoc.yenbai.gov.vn ) đã được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia, góp phần giúp các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh theo dõi và ghi chép chi tiết các giai đoạn sản xuất, xử lý và vận chuyển của sản phẩm, hàng hóa.
Đến nay, đã trên 100 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh và 214 sản phẩm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc và cấp mã tem truy xuất nguồn gốc (tem QR code) cho sản phẩm, hàng hóa. Hầu hết các sản phẩm tham gia vào cổng truy xuất nguồn gốc đều đã được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao của tỉnh. Góp phần đề cao tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi khi lựa chọn sản phẩm an toàn và chất lượng. Cùng với đó là thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trên địa bàn tỉnh, kiểm tra về an toàn bức xạ, chất lượng nhiên liệu xăng, dầu, ghi nhãn hàng hóa sản phẩm OCOP và cả các mặt hàng tiêu dùng như đồ chơi trẻ em…góp phần loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Với chức năng, nhiệm vụ được giao, trong năm 2024 và 3 tháng đầu năm 2025 Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đã chủ động công tác đấu tranh phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về đo lường chất lượng, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại khác theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trong năm 2024, Cục QLTT đã thực hiện Kiểm tra 714 vụ, xử lý 397 vụ, với 417 hành vi. Xử phạt vi phạm hành chính và thu lợi bất hợp pháp 2.931.894.000 đồng; trị giá hàng tịch thu bán 2.269.581.900 đồng; trị giá hàng buộc tiêu hủy 3.808.784.600 đồng. Tổng giá trị thực hiện 9.010.260.500 đồng,
Doanh nghiệp chung tay bảo vệ người tiêu dùng
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn là nghĩa vụ của doanh nghiệp và chính người tiêu dùng. Về phía doanh nghiệp, cần xem minh bạch thông tin là cam kết đạo đức trong kinh doanh. Điều này bao gồm công khai các tiêu chuẩn an toàn, nguồn gốc sản phẩm, thành phần, hạn sử dụng và chất lượng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có chính sách bảo hành, hậu mãi chu đáo và chủ động tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng, công bằng. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp giữ vững uy tín mà còn góp phần tạo nên môi trường tiêu dùng bền vững.
Những năm qua, Công ty Xăng dầu luôn xác định phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đo đôi với bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng, Công ty Xăng dầu Yên Bái đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm quản lý nguồn lực DN SAP/ERP tích hợp với phần mềm Egas. Đây là hệ thống giám sát và lưu trữ thông tin tới từng mã bán hàng tại các cửa hàng bao gồm: thời gian bán, số lượng xăng dầu bán ra, tổng tiền, giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt chẽ, kịp thời và có cơ sở dữ liệu thông tin truy vết giải quyết khi có kiến nghị của khách hàng. Ngoài quản lý tồn kho phục vụ kế hoạch xuất nhập hàng hóa, hệ thống phần mềm này còn giúp doanh nghiệp áp giá xăng dầu tự động đồng bộ, chính xác, kịp thời tới tất cả các cột bơm khi có sự điều chỉnh về giá theo quy định. Ngoài ra, Công ty đã đầu tư mua sắm, lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các cửa hàng xăng dầu. Các camera được kết nối Internet truyền hình ảnh về trung tâm quản lý của Công ty. Đồng thời, phân công cán bộ trực tiếp kiểm tra, hệ thống camera ghi hình giám sát mọi hoạt động xuất, nhập xăng dầu và bán hàng tại các cửa hàng nên đã nâng cao ý thức chấp hành nội quy, quy định, tác phong và thái độ phục vụ khách hàng của mỗi cán bộ, nhân viên. Công ty còn niêm yết công khai số điện thoại tổng đài của Petrolimex tại các cửa hàng để tiếp nhận ý kiến phản ánh, hướng dẫn, tư vấn, giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. Sự minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng giám sát cũng góp phần củng cố niềm tin của khách hàng vào hoạt động kkinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Hoàng Xuân Cường - Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Xăng dầu Yên Bái cho biết: “Với trách nhiệm của mình cũng như cộng đồng doanh nghiệp là phải chung tay hành động vì người tiêu dùng, vì tính mạng, sức khỏe và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, đó cũng chính là bảo vệ uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Công ty cam kết: Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu. Chỉ kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về số lượng; Tư vấn cho người tiêu dùng đầy đủ thông tin về tính năng, công dụng, giá cả... của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ khi có nhu cầu; Cung cấp cho người tiêu dùng hóa đơn bán hàng chính xác, công bằng và minh bạch. Luôn lắng nghe, giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, trên tinh thần “Hợp tác cùng có lợi”.
Người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi của mình
Thực tế hiện nay cho thấy, thói quen mua sắm, sử dụng dịch vụ của NTD có nhiều thay đổi nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro đi kèm. Vì vậy, người tiêu dùng cần chủ động tìm hiểu thông tin sản phẩm trước khi mua, lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn tố giác các hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, từ đó góp phần bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng.
Chị Nguyễn Hồng Phương - Phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái cho biết: “Tôi có thói quen đọc thông tin trước khi quyết định mua sản phẩm. Nếu thông tin sản phẩm chưa rõ ràng hoặc có dấu hiệu bất thường, tôi sẽ hỏi kỹ người bán hàng hoặc quyết định không mua. Hàng hóa phải có niêm yết giá rõ ràng, thông tin minh bạch mới giúp chúng tôi an tâm sử dụng sản phẩm”. Như vậy, ngoài sự vào cuộc của các cấp, các ngành, mỗi người tiêu dùng cần trang bị cho mình kiến thức pháp luật, ý thức tự bảo vệ quyền lợi, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của mình mà pháp luật đã quy định. Đồng thời, hình thành thói quen, kỹ năng tiêu dùng an toàn, phù hợp trong thời kỳ mới.
Ông Trịnh Văn Thành - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái cho biết: “Việc nâng cao nhận thức về tiêu dùng có trách nhiệm và thông tin minh bạch không chỉ giúp người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn mà còn tạo tiền đề để nền kinh tế phát triển theo hướng xanh, sạch, bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập và thương mại điện tử phát triển mạnh, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ càng trở nên quan trọng. Do đó, cả doanh nghiệp và người tiêu dùng cần đồng lòng chung tay vì một thị trường tiêu dùng công bằng, minh bạch.