CTTĐT - Hiện nay, tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai quyết liệt triển khai Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo và hộ cận nghèo, hộ gia đình người có công. Tỉnh đặt quyết tâm đến ngày 30/8/2025 sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu xoá nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh. Đây là nỗ lực quan trọng trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Yên Bái đang nỗ lực triển khai Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình người có công.

"An cư lạc nghiệp" - một khát khao bình dị mà thiêng liêng của mỗi con người. Một mái nhà vững chãi che nắng, che mưa không chỉ là nơi trú ẩn, mà còn là biểu tượng của sự ổn định, của niềm tin và hy vọng.
Tại Yên Bái, câu chuyện về việc xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình người có công với cách mạng đã được viết nên bằng sự quyết tâm và tình người.
Là tỉnh miền núi với nhiều thách thức, Yên Bái đã chọn con đường phát triển khác biệt. Bên cạnh việc không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã dành ưu tiên cao và tập trung nguồn lực để xoá nhà dột nát cho người dân. Việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát xác định đây là một chìa khóa quan trọng trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn lực ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn lực lồng ghép, huy động xã hội hóa, toàn tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm nhà cho 7.022 hộ người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai bão lũ. Trước đó trong giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở của trung ương, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm trên 9.000 căn nhà cho hộ người có công với cách mạng và hộ nghèo. Góp phần quan trọng cải thiện điều kiện về nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống, tự tin vươn lên thoát nghèo bền vững.


Sau 2 năm thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023-2025, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa 3.022 căn nhà, hoàn thành 100% mục tiêu Đề án đặt ra với tổng kinh phí trên 148,8 tỷ đồng; nguồn huy động hợp pháp khác là trên 67 tỷ đồng, chiếm trên 45% cơ cấu nguồn vốn.
Từ sự chung tay ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, nhiều hộ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ, các hộ nghèo, người nghèo, những mảnh đời éo le, những cuộc sống bất hạnh đã hoàn thành ước mơ về một căn nhà kiên cố; nhiều ngôi nhà đồng đội, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết… khang trang được xây dựng và trao tặng đã tiếp thêm niềm tin, động lực để hộ người có công, hộ nghèo, người nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống. Hầu hết các hộ nghèo sau khi được hỗ trợ làm nhà theo Đề án đều có đủ điều kiện thoát nghèo, qua đó thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hô nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, bình quân giai đoạn 2021 - 2024 là 3,66%, hết năm 2024, còn 5,68%, đứng thứ 06/14 tỉnh trong Vùng trung du và miền núi phía Bắc, góp phần rất quan trọng đưa Yên Bái trở thành điểm sáng tiêu biểu, dẫn đầu các tỉnh trong khu vực Tây Bắc về xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục mục tiêu xoá 100% nhà dột nát trong năm 2025, qua rà soát, đã xác định toàn tỉnh còn 2.208 hộ có nhu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát, trong đó nhà thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo là 1.936 nhà; nhà thuộc đối tượng người có công với cách mạng là: 272 nhà. Mức hỗ trợ dự kiến là 60 triệu đồng/nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa; tổng kinh phí thực hiện khoảng 120,69 tỷ đồng, từ ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa.
Với quyết tâm chính trị được đặt ra là hết tháng 8/2025 sẽ hoàn thành mục tiêu xoá nhà dột nát, các địa phương trong tỉnh đã bắt tay ngay vào xây dựng Kế hoạch, ban hành Quyết định phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát, phân công các đồng chí lãnh đạo huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn; các tổ chức, đơn vị cấp huyện trực tiếp theo dõi, đôn đốc, giám sát và chịu trách nhiệm về tiến độ, kết quả hỗ trợ xóa nhà dột nát tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Cùng với đó là phân công lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể, cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các hộ gia đình người có công và thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn làm nhà; đảm bảo tất cả các hộ gia đình trong danh sách được hỗ trợ làm nhà ở đều có cán bộ cấp xã trực tiếp theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ cho đến khi hoàn thành. Đối với các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có khả năng tự làm nhà, đã huy động các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư trực tiếp làm nhà cho người dân.
Tỉnh cũng đã ban hành các mẫu thiết kế nhà ở phù hợp với từng địa bàn, phong tục truyền thống của đồng bào các dân tộc; quy định cụ thể về quy trình, thủ tục, phương thức hỗ trợ để thống nhất trong triển khai thực hiện, tạo thuận lợi cho các địa phương, người dân trong thực hiện chính sách.
Để triển khai hiệu quả Đề án xóa nhà tạm nhà dột nát trên địa bàn tỉnh năm 2025, Tỉnh ủy Yên Bái phát động ủng hộ hỗ trợ kinh phí tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu cho người dân Yên Bái “không còn ai phải ở nhà tạm, nhà dột nát. Theo phương châm “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của giúp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”.
Từ chủ trương đúng đắn của tỉnh, quá trình triển khai ở cấp cơ sở cũng có nhiều cách làm hay, mang tính sáng tạo và đem lại hiệu quả cao như: Đổi công giữa các hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở tại huyện Trạm Tấu; Vận động nhân dân nhường đất tại huyện Văn Yên; Bảo lãnh mua vật liệu xây dựng tại huyện Văn Chấn…

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh phấn khởi cho biết: "Đến ngày 28/3, toàn tỉnh đã khởi công 2.087/2.208 nhà, đạt 94,5% kế hoạch, trong đó thị xã Nghĩa Lộ và huyện Trạm Tấu đã khởi công 100% nhà theo kế hoạch. Các địa phương đang tích cực vào cuộc, huy động cả hệ thống chính trị tham gia nhằm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30.8.2025 theo chỉ đạo của tỉnh. Một số địa phương có tiến độ triển khai tích cực như huyện Mù Cang Chải đạt 76,4%, thị xã Nghĩa Lộ đạt 63,2%, huyện Văn Chấn đạt 55,9%...".
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh, việc triển khai Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát đã nhận được sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận và ủng hộ từ Nhân dân. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách, đề án, kế hoạch cụ thể; phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành phụ trách, hỗ trợ trực tiếp các xã đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh nguồn kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước, các địa phương đã chủ động huy động thêm nguồn lực xã hội hóa, nhân công, vật liệu, đất đai… từ gia đình, dòng họ và cộng đồng. Đối với các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không thể tự làm nhà, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, người dân địa phương đã trực tiếp giúp đỡ, xây dựng nhà ở cho họ.
Đặc biệt, tỉnh Yên Bái đã linh hoạt lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách trung ương, nhất là nguồn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia - với ngân sách địa phương và các nguồn xã hội hóa. Nhờ đó, Đề án được triển khai đồng bộ, hiệu quả, trong đó nguồn xã hội hóa đóng góp trên 70% tổng kinh phí.
Thời gian tới, UBND tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo các địa phương tập trung hỗ trợ hộ dân khởi công làm nhà, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ vào tháng 8/2025.
Hỗ trợ nhà ở cho gia đình có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhân văn sâu sắc thể hiện trách nhiệm và đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa” và “Thương người như thể thương thân”. Những ngôi nhà, những mái ấm được hình thành từ sự quyết tâm, nỗ lực cả hệ thống chính trị, sự chung tay, góp sức, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân mang nặng tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đã làm đẹp thêm câu chuyện chăm lo cho cuộc sống hạnh phúc cho người dân Yên Bái.
169 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai quyết liệt triển khai Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo và hộ cận nghèo, hộ gia đình người có công. Tỉnh đặt quyết tâm đến ngày 30/8/2025 sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu xoá nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh. Đây là nỗ lực quan trọng trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
"An cư lạc nghiệp" - một khát khao bình dị mà thiêng liêng của mỗi con người. Một mái nhà vững chãi che nắng, che mưa không chỉ là nơi trú ẩn, mà còn là biểu tượng của sự ổn định, của niềm tin và hy vọng.
Tại Yên Bái, câu chuyện về việc xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình người có công với cách mạng đã được viết nên bằng sự quyết tâm và tình người.
Là tỉnh miền núi với nhiều thách thức, Yên Bái đã chọn con đường phát triển khác biệt. Bên cạnh việc không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã dành ưu tiên cao và tập trung nguồn lực để xoá nhà dột nát cho người dân. Việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát xác định đây là một chìa khóa quan trọng trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn lực ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn lực lồng ghép, huy động xã hội hóa, toàn tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm nhà cho 7.022 hộ người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai bão lũ. Trước đó trong giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở của trung ương, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm trên 9.000 căn nhà cho hộ người có công với cách mạng và hộ nghèo. Góp phần quan trọng cải thiện điều kiện về nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống, tự tin vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sau 2 năm thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023-2025, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa 3.022 căn nhà, hoàn thành 100% mục tiêu Đề án đặt ra với tổng kinh phí trên 148,8 tỷ đồng; nguồn huy động hợp pháp khác là trên 67 tỷ đồng, chiếm trên 45% cơ cấu nguồn vốn.
Từ sự chung tay ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, nhiều hộ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ, các hộ nghèo, người nghèo, những mảnh đời éo le, những cuộc sống bất hạnh đã hoàn thành ước mơ về một căn nhà kiên cố; nhiều ngôi nhà đồng đội, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết… khang trang được xây dựng và trao tặng đã tiếp thêm niềm tin, động lực để hộ người có công, hộ nghèo, người nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống. Hầu hết các hộ nghèo sau khi được hỗ trợ làm nhà theo Đề án đều có đủ điều kiện thoát nghèo, qua đó thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hô nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, bình quân giai đoạn 2021 - 2024 là 3,66%, hết năm 2024, còn 5,68%, đứng thứ 06/14 tỉnh trong Vùng trung du và miền núi phía Bắc, góp phần rất quan trọng đưa Yên Bái trở thành điểm sáng tiêu biểu, dẫn đầu các tỉnh trong khu vực Tây Bắc về xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục mục tiêu xoá 100% nhà dột nát trong năm 2025, qua rà soát, đã xác định toàn tỉnh còn 2.208 hộ có nhu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát, trong đó nhà thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo là 1.936 nhà; nhà thuộc đối tượng người có công với cách mạng là: 272 nhà. Mức hỗ trợ dự kiến là 60 triệu đồng/nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa; tổng kinh phí thực hiện khoảng 120,69 tỷ đồng, từ ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa.
Với quyết tâm chính trị được đặt ra là hết tháng 8/2025 sẽ hoàn thành mục tiêu xoá nhà dột nát, các địa phương trong tỉnh đã bắt tay ngay vào xây dựng Kế hoạch, ban hành Quyết định phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát, phân công các đồng chí lãnh đạo huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn; các tổ chức, đơn vị cấp huyện trực tiếp theo dõi, đôn đốc, giám sát và chịu trách nhiệm về tiến độ, kết quả hỗ trợ xóa nhà dột nát tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Cùng với đó là phân công lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể, cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các hộ gia đình người có công và thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn làm nhà; đảm bảo tất cả các hộ gia đình trong danh sách được hỗ trợ làm nhà ở đều có cán bộ cấp xã trực tiếp theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ cho đến khi hoàn thành. Đối với các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có khả năng tự làm nhà, đã huy động các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư trực tiếp làm nhà cho người dân.
Tỉnh cũng đã ban hành các mẫu thiết kế nhà ở phù hợp với từng địa bàn, phong tục truyền thống của đồng bào các dân tộc; quy định cụ thể về quy trình, thủ tục, phương thức hỗ trợ để thống nhất trong triển khai thực hiện, tạo thuận lợi cho các địa phương, người dân trong thực hiện chính sách.
Để triển khai hiệu quả Đề án xóa nhà tạm nhà dột nát trên địa bàn tỉnh năm 2025, Tỉnh ủy Yên Bái phát động ủng hộ hỗ trợ kinh phí tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu cho người dân Yên Bái “không còn ai phải ở nhà tạm, nhà dột nát. Theo phương châm “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của giúp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”.
Từ chủ trương đúng đắn của tỉnh, quá trình triển khai ở cấp cơ sở cũng có nhiều cách làm hay, mang tính sáng tạo và đem lại hiệu quả cao như: Đổi công giữa các hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở tại huyện Trạm Tấu; Vận động nhân dân nhường đất tại huyện Văn Yên; Bảo lãnh mua vật liệu xây dựng tại huyện Văn Chấn…
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh phấn khởi cho biết: "Đến ngày 28/3, toàn tỉnh đã khởi công 2.087/2.208 nhà, đạt 94,5% kế hoạch, trong đó thị xã Nghĩa Lộ và huyện Trạm Tấu đã khởi công 100% nhà theo kế hoạch. Các địa phương đang tích cực vào cuộc, huy động cả hệ thống chính trị tham gia nhằm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30.8.2025 theo chỉ đạo của tỉnh. Một số địa phương có tiến độ triển khai tích cực như huyện Mù Cang Chải đạt 76,4%, thị xã Nghĩa Lộ đạt 63,2%, huyện Văn Chấn đạt 55,9%...".
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh, việc triển khai Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát đã nhận được sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận và ủng hộ từ Nhân dân. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách, đề án, kế hoạch cụ thể; phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành phụ trách, hỗ trợ trực tiếp các xã đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh nguồn kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước, các địa phương đã chủ động huy động thêm nguồn lực xã hội hóa, nhân công, vật liệu, đất đai… từ gia đình, dòng họ và cộng đồng. Đối với các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không thể tự làm nhà, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, người dân địa phương đã trực tiếp giúp đỡ, xây dựng nhà ở cho họ.
Đặc biệt, tỉnh Yên Bái đã linh hoạt lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách trung ương, nhất là nguồn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia - với ngân sách địa phương và các nguồn xã hội hóa. Nhờ đó, Đề án được triển khai đồng bộ, hiệu quả, trong đó nguồn xã hội hóa đóng góp trên 70% tổng kinh phí.
Thời gian tới, UBND tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo các địa phương tập trung hỗ trợ hộ dân khởi công làm nhà, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ vào tháng 8/2025.
Hỗ trợ nhà ở cho gia đình có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhân văn sâu sắc thể hiện trách nhiệm và đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa” và “Thương người như thể thương thân”. Những ngôi nhà, những mái ấm được hình thành từ sự quyết tâm, nỗ lực cả hệ thống chính trị, sự chung tay, góp sức, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân mang nặng tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đã làm đẹp thêm câu chuyện chăm lo cho cuộc sống hạnh phúc cho người dân Yên Bái.