CTTĐT - Sáng 26/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với 9 tỉnh, thành phố có các dự án đường sắt trên địa bàn. Cùng dự hội nghị có: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo; các bộ trưởng, thủ tưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các địa phương; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở: Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường. Lãnh đạo UBND thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, huyện Văn Yên.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đường sắt có vai trò quan trọng trong vận tải hành khách và hàng hóa, tuy nhiên, thời gian qua phát triển đường sắt ít được quan tâm, phát triển chưa tương xứng với sự phát triển của đất nước.
Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã rất tích cực xem xét các đề nghị của Chính phủ liên quan phát triển ngành đường sắt, bao gồm: Nâng cấp, các tuyến đường sắt đã có; nối lại các tuyến đường sắt đã có trước đây đang gián đoạn; triển khai các dự án đường sắt lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và các tuyến đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TPHCM.
Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết số 172, số 187 và số 188 liên quan phát triển đường sắt gồm: Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TPHCM.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo (ảnh Chinhphu.vn)
Thủ tướng cho rằng, phát triển đường sắt có nhiều khâu, nhiều phần việc, nhiều hạng mục, với mức đầu tư đầu tư lớn; thời gian có hạn, công việc nhiều, đòi hỏi cao; trong khi sự hiểu biết và năng lực công nghệ chưa cao; đòi hỏi quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, xác định trọng tâm, trọng điểm.
Với khí thế của những ngày tháng 4 lịch sử cách đây 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị “thần tốc, thần tốc hơn nữa; tạo bạo, táo bạo hơn nữa”, phát huy tinh thần trách nhiệm, phân công “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyề”, “nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn”, rà soát các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo giao tại phiên họp thứ nhất; đồng thời đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp triển khai các dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Theo Nghị quyết 187, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với tổng vốn 203.231 tỷ đồng. Điểm đầu dự án tại vị trí nối ray qua biên giới (tỉnh Lào Cai), điểm cuối tại ga Lạch Huyện (Hải Phòng), dài gần 391 km; chiều dài tuyến nhánh 27,9 km, đi qua 9 tỉnh, thành phố gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.
Trong đó, đoạn tuyến đi qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 76,8km, đi qua 3 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Yên Bái (6,7km), huyện Trấn Yên (17,3km) và huyện Văn Yên (52,8km). Điểm đầu đoạn tuyến tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên; điểm cuối tại xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái gồm có 02 ga hỗn hợp là ga Yên Bái mới và ga An Thịnh có chức năng tác nghiệp hành khách và hàng hóa; 3 trạm tác nghiệp kỹ thuật (Châu Quế Thượng, Đông An, Y Can).

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu tại Phiên họp
Phát biểu tại Phiên họp, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cho biết: Tỉnh Yên Bái đã chủ động chỉ đạo giao nhiệm vụ cho các sở, ngành chuyên môn và các địa phương tập trung triển khai ngay công tác khảo sát, đo đạc hiện trường, thu thập hồ sơ, giấy tờ liên quan để lập hồ sơ thu hồi đất; đồng thời tỉnh Yên Bái đã tiến hành khảo sát, xác định vị trí, quy mô các Khu tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng của dự án. Đến nay, đã tiến hành khảo sát, đo đạc tại hiện trường là 650,25ha, đạt 100% khối lượng; Hiện nay các đơn vị đo đạc đang tiến hành thu thập hồ sơ, giấy tờ liên quan để lập hồ sơ nội nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái dự kiến bố trí 24 khu tái định cư tập trung. Hiện nay tỉnh Yên Bái đang rà soát, chuẩn xác danh mục dự án để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo khởi công các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh trong Quý III và Quý IV năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay tỉnh Yên Bái đang tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, tuy nhiên về thủ tục pháp lý triển khai còn đang vướng, tỉnh Yên Bái đề nghị Chính phủ ủy quyền cho Bộ Xây dựng phê duyệt tiểu dự án giải phóng mặt bằng của dự án giao cho các địa phương để đẩy nhanh tiến độ GPMB theo tiến độ dự án đề ra.
2295 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 26/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với 9 tỉnh, thành phố có các dự án đường sắt trên địa bàn. Cùng dự hội nghị có: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo; các bộ trưởng, thủ tưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các địa phương; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở: Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường. Lãnh đạo UBND thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, huyện Văn Yên.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đường sắt có vai trò quan trọng trong vận tải hành khách và hàng hóa, tuy nhiên, thời gian qua phát triển đường sắt ít được quan tâm, phát triển chưa tương xứng với sự phát triển của đất nước.
Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã rất tích cực xem xét các đề nghị của Chính phủ liên quan phát triển ngành đường sắt, bao gồm: Nâng cấp, các tuyến đường sắt đã có; nối lại các tuyến đường sắt đã có trước đây đang gián đoạn; triển khai các dự án đường sắt lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và các tuyến đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TPHCM.
Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết số 172, số 187 và số 188 liên quan phát triển đường sắt gồm: Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TPHCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo (ảnh Chinhphu.vn)
Thủ tướng cho rằng, phát triển đường sắt có nhiều khâu, nhiều phần việc, nhiều hạng mục, với mức đầu tư đầu tư lớn; thời gian có hạn, công việc nhiều, đòi hỏi cao; trong khi sự hiểu biết và năng lực công nghệ chưa cao; đòi hỏi quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, xác định trọng tâm, trọng điểm.
Với khí thế của những ngày tháng 4 lịch sử cách đây 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị “thần tốc, thần tốc hơn nữa; tạo bạo, táo bạo hơn nữa”, phát huy tinh thần trách nhiệm, phân công “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyề”, “nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn”, rà soát các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo giao tại phiên họp thứ nhất; đồng thời đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp triển khai các dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Theo Nghị quyết 187, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với tổng vốn 203.231 tỷ đồng. Điểm đầu dự án tại vị trí nối ray qua biên giới (tỉnh Lào Cai), điểm cuối tại ga Lạch Huyện (Hải Phòng), dài gần 391 km; chiều dài tuyến nhánh 27,9 km, đi qua 9 tỉnh, thành phố gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.
Trong đó, đoạn tuyến đi qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 76,8km, đi qua 3 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Yên Bái (6,7km), huyện Trấn Yên (17,3km) và huyện Văn Yên (52,8km). Điểm đầu đoạn tuyến tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên; điểm cuối tại xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái gồm có 02 ga hỗn hợp là ga Yên Bái mới và ga An Thịnh có chức năng tác nghiệp hành khách và hàng hóa; 3 trạm tác nghiệp kỹ thuật (Châu Quế Thượng, Đông An, Y Can).
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu tại Phiên họp
Phát biểu tại Phiên họp, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cho biết: Tỉnh Yên Bái đã chủ động chỉ đạo giao nhiệm vụ cho các sở, ngành chuyên môn và các địa phương tập trung triển khai ngay công tác khảo sát, đo đạc hiện trường, thu thập hồ sơ, giấy tờ liên quan để lập hồ sơ thu hồi đất; đồng thời tỉnh Yên Bái đã tiến hành khảo sát, xác định vị trí, quy mô các Khu tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng của dự án. Đến nay, đã tiến hành khảo sát, đo đạc tại hiện trường là 650,25ha, đạt 100% khối lượng; Hiện nay các đơn vị đo đạc đang tiến hành thu thập hồ sơ, giấy tờ liên quan để lập hồ sơ nội nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái dự kiến bố trí 24 khu tái định cư tập trung. Hiện nay tỉnh Yên Bái đang rà soát, chuẩn xác danh mục dự án để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo khởi công các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh trong Quý III và Quý IV năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay tỉnh Yên Bái đang tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, tuy nhiên về thủ tục pháp lý triển khai còn đang vướng, tỉnh Yên Bái đề nghị Chính phủ ủy quyền cho Bộ Xây dựng phê duyệt tiểu dự án giải phóng mặt bằng của dự án giao cho các địa phương để đẩy nhanh tiến độ GPMB theo tiến độ dự án đề ra.