CTTĐT - Những năm gần đây, thanh long ruột đỏ đã trở thành một trong những loại cây trồng có thế mạnh trên địa bàn xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, giúp nhiều hộ phát triển kinh tế nâng cao thu nhập. Để có những bước phát triển vững chắc, địa phương đang hướng tới tạo chuỗi liên kết mở rộng sản xuất, đưa sản phẩm đến thị trường trong và ngoài tỉnh.
Vườn thanh long ruột đỏ của hộ ông Trần Gia Viễn ở thôn Khe Ngang, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên.
Gia đình ông Trần Gia Viễn ở thôn Khe Ngang, xã Hưng Khánh là một trong những hộ đầu tiên của thôn đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng với mục tiêu tạo ra sản phẩm nâng cao thu nhập. Đến nay, sau 5 năm trồng và mở rộng diện tích, gia đình ông Viễn đã có 1 mẫu trồng thanh long với gần 1.000 gốc.
Theo ông Viễn, cây thanh long ruột đỏ sau khi trồng khoảng 1 năm thì cho quả và có thể ra 6 - 8 đợt quả/năm nếu được chăm sóc tốt; giá bình quân khoảng 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 nên giá quả thanh long giảm xuống còn 20.000 đồng /kg tại vườn.
Với mô hình trồng thanh long ruột đỏ, mỗi năm gia đình ông Viễn thu hoạch khoảng 4 - 5 tấn quả và cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng; trong đó, năm 2019 gia đình ông có thu nhập 140 triệu đồng. Điều mà ông Viễn mong muốn là có sự liên kết nhóm hộ tham gia trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và được gắn tem truy xuất nguồn gốc để quả thanh long được xuất bán ở cả trong và ngoài tỉnh.
Nhận thấy một số hộ dân đã có thu nhập khá ổn định từ cây thanh long, nên đầu năm 2021 gia đình anh Hà Đình Thao ở thôn Khe Ngang cũng chuyển 3 sào đất vườn kém hiệu quả sang trồng thanh long. Điều đáng nói là gia đình anh đã mạnh dạn trồng giống thanh long ruột tím hồng. Anh Thao cho biết: thanh long ruột tím hồng là giống mới dễ trồng, ít nhiễm côn trùng, bệnh hại, chăm sóc tốt sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt và đặc biệt là có màu sắc đẹp…
Thời gian tới, gia đình anh Thao dự định sẽ trồng thêm 6 sào nữa. Được biết, anh Thao cùng với các hộ khác trong xã đang hướng đến thành lập HTX trồng cây thanh long để tạo sự liên kết, thực hiện quy trình trồng chăm sóc thanh long sạch và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm quả thanh long.
Từ một vài hộ dân trồng nhỏ lẻ, đến nay, diện tích trồng thanh long của xã Hưng Khánh đã có trên 4 ha, chủ yếu là giống thanh long ruột đỏ trồng tại thôn Khe Ngang.
Ông Trần Văn Tam - Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh trao đổi: "Chính quyền địa phương xã Hưng Khánh cũng đã tính đến phương án quy hoạnh vùng trồng cây thanh long tập trung tại thôn Khe Ngang để vừa thuận cho việc trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc vừa thuận cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, địa phương đã tư vấn, hỗ trợ, vận động các hộ dân thành lập hợp tác xã (HTX) trồng cây thanh long nhằm đưa quả thanh long tiếp cận thị trường và nâng cao giá trị kinh tế. Bước đầu , HTX sẽ có 10 thành viên tham gia, trong đó, yêu cầu thành viên phải đảm bảo quy trình trồng thanh long an toàn, từng bước đưa thanh long trở thành cây ăn quả mang thương hiệu có giá trị của xã Hưng Khánh”.
Việc thành lập HTX hướng đến sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và sản phẩm quả thanh long được gắn tem truy xuất nguồn gốc được xem là "viên gạch” quan trọng đặt nền móng cho bước phát triển tiếp theo của quả thanh long ruột đỏ trên hành trình khẳng định thương hiệu. Đồng thời, giúp người dân xã Hưng Khánh yên tâm mở rộng diện tích, tiếp tục đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng để quả thanh long trở thành nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định, bền vững và đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
1085 lượt xem
CTV: Thu Phượng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm gần đây, thanh long ruột đỏ đã trở thành một trong những loại cây trồng có thế mạnh trên địa bàn xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, giúp nhiều hộ phát triển kinh tế nâng cao thu nhập. Để có những bước phát triển vững chắc, địa phương đang hướng tới tạo chuỗi liên kết mở rộng sản xuất, đưa sản phẩm đến thị trường trong và ngoài tỉnh.Gia đình ông Trần Gia Viễn ở thôn Khe Ngang, xã Hưng Khánh là một trong những hộ đầu tiên của thôn đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng với mục tiêu tạo ra sản phẩm nâng cao thu nhập. Đến nay, sau 5 năm trồng và mở rộng diện tích, gia đình ông Viễn đã có 1 mẫu trồng thanh long với gần 1.000 gốc.
Theo ông Viễn, cây thanh long ruột đỏ sau khi trồng khoảng 1 năm thì cho quả và có thể ra 6 - 8 đợt quả/năm nếu được chăm sóc tốt; giá bình quân khoảng 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 nên giá quả thanh long giảm xuống còn 20.000 đồng /kg tại vườn.
Với mô hình trồng thanh long ruột đỏ, mỗi năm gia đình ông Viễn thu hoạch khoảng 4 - 5 tấn quả và cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng; trong đó, năm 2019 gia đình ông có thu nhập 140 triệu đồng. Điều mà ông Viễn mong muốn là có sự liên kết nhóm hộ tham gia trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và được gắn tem truy xuất nguồn gốc để quả thanh long được xuất bán ở cả trong và ngoài tỉnh.
Nhận thấy một số hộ dân đã có thu nhập khá ổn định từ cây thanh long, nên đầu năm 2021 gia đình anh Hà Đình Thao ở thôn Khe Ngang cũng chuyển 3 sào đất vườn kém hiệu quả sang trồng thanh long. Điều đáng nói là gia đình anh đã mạnh dạn trồng giống thanh long ruột tím hồng. Anh Thao cho biết: thanh long ruột tím hồng là giống mới dễ trồng, ít nhiễm côn trùng, bệnh hại, chăm sóc tốt sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt và đặc biệt là có màu sắc đẹp…
Thời gian tới, gia đình anh Thao dự định sẽ trồng thêm 6 sào nữa. Được biết, anh Thao cùng với các hộ khác trong xã đang hướng đến thành lập HTX trồng cây thanh long để tạo sự liên kết, thực hiện quy trình trồng chăm sóc thanh long sạch và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm quả thanh long.
Từ một vài hộ dân trồng nhỏ lẻ, đến nay, diện tích trồng thanh long của xã Hưng Khánh đã có trên 4 ha, chủ yếu là giống thanh long ruột đỏ trồng tại thôn Khe Ngang.
Ông Trần Văn Tam - Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh trao đổi: "Chính quyền địa phương xã Hưng Khánh cũng đã tính đến phương án quy hoạnh vùng trồng cây thanh long tập trung tại thôn Khe Ngang để vừa thuận cho việc trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc vừa thuận cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, địa phương đã tư vấn, hỗ trợ, vận động các hộ dân thành lập hợp tác xã (HTX) trồng cây thanh long nhằm đưa quả thanh long tiếp cận thị trường và nâng cao giá trị kinh tế. Bước đầu , HTX sẽ có 10 thành viên tham gia, trong đó, yêu cầu thành viên phải đảm bảo quy trình trồng thanh long an toàn, từng bước đưa thanh long trở thành cây ăn quả mang thương hiệu có giá trị của xã Hưng Khánh”.
Việc thành lập HTX hướng đến sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và sản phẩm quả thanh long được gắn tem truy xuất nguồn gốc được xem là "viên gạch” quan trọng đặt nền móng cho bước phát triển tiếp theo của quả thanh long ruột đỏ trên hành trình khẳng định thương hiệu. Đồng thời, giúp người dân xã Hưng Khánh yên tâm mở rộng diện tích, tiếp tục đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng để quả thanh long trở thành nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định, bền vững và đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.