Khi những cánh đào rừng đua nhau bung hoa, những mầm xanh đâm chồi, nảy lộc... cũng là lúc bà con vùng cao Tây Bắc nô nức, hồ hởi đón xuân sang.
Bà con thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ cùng nhau hoàn thiện tuyến đường bê tông để đón tết.
Đón xuân Nhâm Dần này, đồng bào các dân tộc ở huyện vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái càng thêm vui, phấn khởi bởi bà con vừa hoàn thành tuyến đường bê tông phẳng đẹp, đi lại thuận lợi.
"Trước đây con đường này nếu Tết nào mà nắng thì tạm được, Tết nào mà gặp mưa thì đi lại rất khó khăn, muốn mời anh em sang chơi cũng ngại vì không đi được xe máy, đi bộ thì cũng chỉ đi ủng thôi, dép thì không bước được, mang nông sản về nhà thì phải vác...". Đó là phát biểu của người dân ở các bản Trống Khua, Sáng Pao, Tà Đàng, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái về những con đường đi đến bản của họ trước đây.
Tuy nhiên, tết năm nay mọi thứ đã khác, bà con đã có thể đi lại chúc tết, cùng nhau vui xuân một cách dễ dàng, thuận lợi. Trước tết 2 tháng, ngay khi thu hoạch xong mùa màng, với sự hỗ trợ của nhà nước, mọi người đã cùng nhau góp sức đưa cát, sỏi, xi măng lên núi, rồi cùng nhau bỏ công làm đường bê tông về bản để đón năm mới.
Ngoài nhường đất, ủng hộ tiền mặt, bà con vùng cao Trạm Tấu còn đóng góp ngày công để làm đường bê tông liên thôn bản.
Anh Giàng A Lềnh và anh Giàng A Tính, người dân ở thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu phấn khởi nói: "Có đường đi phục vụ cho bà con chở nông sản, chở lợn gà đi lại rất thuận tiện, tất cả bà con ai đi trên tuyến đường này cũng đều rất phấn khởi. Năm nay tết đến mời anh em, bạn bè lên thăm, lên chơi, các con cháu đi học đều thuận lợi nên ai cũng rất vui mừng. Tết chúc tất cả mọi người đều mạnh khỏe và may mắn".
Xã Xà Hồ có 680 hộ dân, trong đó có hơn 60% thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống bà con và đường đi lại ở các thôn bản rất khó khăn.
Ông Giàng A Sáy, Chủ tịch UBND xã Xà Hồ cho biết: năm 2021, ngay khi được nhà nước hỗ trợ vật liệu, bà con các thôn đã hăng hái đóng góp ngày công, nhường đất để làm đường bê tông. Đến nay, cơ bản các điểm khó đi lại ở các bản đã được cứng nền và mở rộng; riêng năm 2021, xã có thêm được 3 tuyến đường thôn bản được đổ bê tông, với chiều dài hơn 3km.
Ông Lò Văn Khẹ cho biết, người dân đều rất vui khi tết này đi lại thuận lợi.
"Người dân chỉ mong muốn có đường bê tông lên thôn, cho nên khi vận động bà con làm thì bà con tập trung rất đông và đi làm rất sớm, nhất là thôn Tà Đàng, khi ô tô chở cát đến chân bản, người dân tranh nhau dùng bao tải đựng cát, sỏi để đưa lên thôn đổ đường", ông Giàng A Sáy chia sẻ.
Con đường mòn nối thôn Lừu 2, xã Hát Lừu với thôn Tà Chử, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu phục vụ cho khoảng 500 hộ đồng bào Mông, Thái của 2 xã đi lại, trước đây vốn chỉ đi được xe máy vào mùa khô, còn mùa mưa thì phải đi bộ.
Cuối năm vừa qua, nhận được vốn hỗ trợ khi đã gần kết thúc năm, nhưng xã và bà con vẫn quyết tâm làm thật nhanh hơn 2 km đường bê tông, có điểm rộng đến 6m để xong trước tết.
Chủ tịch UBND xã Hát Lừu Lò Văn Tiếp cho biết, dưới sự giám sát của xã, bà con đã chia thành các tổ, mỗi tổ trên dưới 70 người để cùng nhau san gạt mặt bằng, mở rộng đường, vận chuyển vật liệu và đổ bê tông.
Tuyến đường liên xã giữa Hát Lừu và Bản Công, huyện Trạm Tấu vừa được bà con góp sức hoàn thành trước thềm năm mới.
"Ngoài sự đóng góp ngày công, bà con đã tự nguyện hiến đất vườn, đất ruộng, rồi cùng đóng góp được trên 300 triệu tiền mặt thực hiện giao thông nông thôn, để thuận tiện cho việc sinh hoạt, đi lại, hoạt động vui chơi ngày lễ, ngày tết tại địa phương", ông Lò Văn Tiếp cho hay.
Được đi lại trên tuyến đường bê tông liên xã phẳng đẹp, ông Lò Văn Khẹ, ở thôn Lừu 2, xã Hát Lừu không giấu được niềm vui và phấn khởi: "Chúng tôi đã cùng tập trung vào làm con đường này cho xong trước tết để đi lại dễ dàng. Khi làm xong con đường này ai cũng vui mừng, phấn khởi đi lại thăm nhau".
Theo ông Trần Văn Long, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Trạm Tấu, đến nay, cơ bản các tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã đã đảm bảo đi lại trong 4 mùa.
Tuy nhiên, hệ thống giao thông đến các thôn bản vẫn còn rất khó khăn, mới chỉ có 250 km được bê tông hóa, trong đó có 31km thực hiện trong năm 2021, đạt khoảng 27%. Hiện còn khoảng 700 km giao thông nông thôn cần được kiên cố hóa. Do đó, hàng năm huyện sẽ tiếp tục ưu tiên các nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông nông thôn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đề ra.
"Mục tiêu của huyện mỗi năm có 25 – 30 km giao thông nông thôn được kiên cố hóa, tối thiểu đến năm 2025, 100% thôn bản có đường được kiên cố hóa, 50% các loại đường dân sinh đảm bảo giao thông thuận lợi cho nhân dân. Để đạt mục tiêu đó, hàng năm huyện sẽ xem xét lại quy hoạch, cân đối, bố trí ngân sách ưu tiên cho phát triển hệ thống giao thông. Đồng thời, huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, nguồn lực từ nhân dân để xây dựng hệ thống giao thông của huyện", ông Trần Văn Long nói.
Những cung đường mùa xuân hiện hữu đã, đang mang đến niềm vui, sự phấn khởi cho người dân huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái nói riêng và đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc nói chung. Đây sẽ là động lực lớn để bà con phát triển sản xuất, giao thương hàng hóa, đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương./.
1324 lượt xem
Theo VOV
Khi những cánh đào rừng đua nhau bung hoa, những mầm xanh đâm chồi, nảy lộc... cũng là lúc bà con vùng cao Tây Bắc nô nức, hồ hởi đón xuân sang.Đón xuân Nhâm Dần này, đồng bào các dân tộc ở huyện vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái càng thêm vui, phấn khởi bởi bà con vừa hoàn thành tuyến đường bê tông phẳng đẹp, đi lại thuận lợi.
"Trước đây con đường này nếu Tết nào mà nắng thì tạm được, Tết nào mà gặp mưa thì đi lại rất khó khăn, muốn mời anh em sang chơi cũng ngại vì không đi được xe máy, đi bộ thì cũng chỉ đi ủng thôi, dép thì không bước được, mang nông sản về nhà thì phải vác...". Đó là phát biểu của người dân ở các bản Trống Khua, Sáng Pao, Tà Đàng, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái về những con đường đi đến bản của họ trước đây.
Tuy nhiên, tết năm nay mọi thứ đã khác, bà con đã có thể đi lại chúc tết, cùng nhau vui xuân một cách dễ dàng, thuận lợi. Trước tết 2 tháng, ngay khi thu hoạch xong mùa màng, với sự hỗ trợ của nhà nước, mọi người đã cùng nhau góp sức đưa cát, sỏi, xi măng lên núi, rồi cùng nhau bỏ công làm đường bê tông về bản để đón năm mới.
Ngoài nhường đất, ủng hộ tiền mặt, bà con vùng cao Trạm Tấu còn đóng góp ngày công để làm đường bê tông liên thôn bản.
Anh Giàng A Lềnh và anh Giàng A Tính, người dân ở thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu phấn khởi nói: "Có đường đi phục vụ cho bà con chở nông sản, chở lợn gà đi lại rất thuận tiện, tất cả bà con ai đi trên tuyến đường này cũng đều rất phấn khởi. Năm nay tết đến mời anh em, bạn bè lên thăm, lên chơi, các con cháu đi học đều thuận lợi nên ai cũng rất vui mừng. Tết chúc tất cả mọi người đều mạnh khỏe và may mắn".
Xã Xà Hồ có 680 hộ dân, trong đó có hơn 60% thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống bà con và đường đi lại ở các thôn bản rất khó khăn.
Ông Giàng A Sáy, Chủ tịch UBND xã Xà Hồ cho biết: năm 2021, ngay khi được nhà nước hỗ trợ vật liệu, bà con các thôn đã hăng hái đóng góp ngày công, nhường đất để làm đường bê tông. Đến nay, cơ bản các điểm khó đi lại ở các bản đã được cứng nền và mở rộng; riêng năm 2021, xã có thêm được 3 tuyến đường thôn bản được đổ bê tông, với chiều dài hơn 3km.
Ông Lò Văn Khẹ cho biết, người dân đều rất vui khi tết này đi lại thuận lợi.
"Người dân chỉ mong muốn có đường bê tông lên thôn, cho nên khi vận động bà con làm thì bà con tập trung rất đông và đi làm rất sớm, nhất là thôn Tà Đàng, khi ô tô chở cát đến chân bản, người dân tranh nhau dùng bao tải đựng cát, sỏi để đưa lên thôn đổ đường", ông Giàng A Sáy chia sẻ.
Con đường mòn nối thôn Lừu 2, xã Hát Lừu với thôn Tà Chử, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu phục vụ cho khoảng 500 hộ đồng bào Mông, Thái của 2 xã đi lại, trước đây vốn chỉ đi được xe máy vào mùa khô, còn mùa mưa thì phải đi bộ.
Cuối năm vừa qua, nhận được vốn hỗ trợ khi đã gần kết thúc năm, nhưng xã và bà con vẫn quyết tâm làm thật nhanh hơn 2 km đường bê tông, có điểm rộng đến 6m để xong trước tết.
Chủ tịch UBND xã Hát Lừu Lò Văn Tiếp cho biết, dưới sự giám sát của xã, bà con đã chia thành các tổ, mỗi tổ trên dưới 70 người để cùng nhau san gạt mặt bằng, mở rộng đường, vận chuyển vật liệu và đổ bê tông.
Tuyến đường liên xã giữa Hát Lừu và Bản Công, huyện Trạm Tấu vừa được bà con góp sức hoàn thành trước thềm năm mới.
"Ngoài sự đóng góp ngày công, bà con đã tự nguyện hiến đất vườn, đất ruộng, rồi cùng đóng góp được trên 300 triệu tiền mặt thực hiện giao thông nông thôn, để thuận tiện cho việc sinh hoạt, đi lại, hoạt động vui chơi ngày lễ, ngày tết tại địa phương", ông Lò Văn Tiếp cho hay.
Được đi lại trên tuyến đường bê tông liên xã phẳng đẹp, ông Lò Văn Khẹ, ở thôn Lừu 2, xã Hát Lừu không giấu được niềm vui và phấn khởi: "Chúng tôi đã cùng tập trung vào làm con đường này cho xong trước tết để đi lại dễ dàng. Khi làm xong con đường này ai cũng vui mừng, phấn khởi đi lại thăm nhau".
Theo ông Trần Văn Long, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Trạm Tấu, đến nay, cơ bản các tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã đã đảm bảo đi lại trong 4 mùa.
Tuy nhiên, hệ thống giao thông đến các thôn bản vẫn còn rất khó khăn, mới chỉ có 250 km được bê tông hóa, trong đó có 31km thực hiện trong năm 2021, đạt khoảng 27%. Hiện còn khoảng 700 km giao thông nông thôn cần được kiên cố hóa. Do đó, hàng năm huyện sẽ tiếp tục ưu tiên các nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông nông thôn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đề ra.
"Mục tiêu của huyện mỗi năm có 25 – 30 km giao thông nông thôn được kiên cố hóa, tối thiểu đến năm 2025, 100% thôn bản có đường được kiên cố hóa, 50% các loại đường dân sinh đảm bảo giao thông thuận lợi cho nhân dân. Để đạt mục tiêu đó, hàng năm huyện sẽ xem xét lại quy hoạch, cân đối, bố trí ngân sách ưu tiên cho phát triển hệ thống giao thông. Đồng thời, huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, nguồn lực từ nhân dân để xây dựng hệ thống giao thông của huyện", ông Trần Văn Long nói.
Những cung đường mùa xuân hiện hữu đã, đang mang đến niềm vui, sự phấn khởi cho người dân huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái nói riêng và đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc nói chung. Đây sẽ là động lực lớn để bà con phát triển sản xuất, giao thương hàng hóa, đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương./.