Xác định rõ, tín dụng chính sách là nguồn lực cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, đặc biệt là năm 2021, huyện Văn Chấn là địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH).
Nhờ đồng vốn chính sách, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Văn Chấn đã thoát nghèo.
Với tổng nguồn vốn 504,031 tỷ đồng; tăng 38,193 tỷ đồng (tăng 8%) so với năm 2020, bao gồm: nguồn vốn nhận từ trung ương 434,783 tỷ đồng, nguồn huy động tại địa phương 63,544 tỷ đồng; thông qua các tổ chức chính trị xã hội, Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn đã bám sát các chương trình kinh tế của địa phương để tập trung cho vay với doanh số 131,07 tỷ đồng/2.647 khách hàng vay vốn, bình quân mỗi tháng giải ngân trên 10 tỷ đồng; doanh số thu nợ 93,664 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng thu trên 7,8 tỷ đồng.
Tổng dư nợ đến 31/12/2021 đạt 502,946 tỷ đồng, bằng 99,8% kế hoạch; tăng 38,648 tỷ đồng so với năm 2020; tổng số khách hàng đang còn dư nợ đến ngày 31/12/2021 là 12.889 khách hàng.
Chất lượng tín dụng luôn đảm bảo, nợ quá hạn đến 31/12/2021 là 137 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,03%, giảm 40 triệu đồng so với năm 2020. Toàn huyện Văn Chấn hiện có 12/24 xã, thị trấn không có nợ quá hạn. Từ đồng vốn chính sách, đồng bào các dân tộc đã mua được 1.532 con trâu bò; 98 con lợn, 210 con giống khác.
Trên lĩnh vực trồng trọt, bà con đã trồng 116 ha cây ăn quả; trồng mới, cải tạo chăm sóc cây keo, bồ đề, quế 632 ha, trồng mới và cải tạo 289 ha chè. Ngoài ra, người dân còn làm mới, sửa chữa 714 công trình nước sạch, 712 công trình vệ sinh; tạo 54 việc làm.
Bà Lò Thị Thúy Nga - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Đại diện Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn cho biết: "Bên cạnh sự vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao của cấp ủy, chính quyền địa phương, chúng tôi đánh giá rất cao vai trò của tổ chức chính trị xã hội trong công tác nhận ủy thác cho vay. Các cấp hội, đoàn thể coi việc tổ chức cho hội viên, đoàn viên của mình vay vốn, sử dụng nguồn vốn, thu lãi, trả nợ… là công việc thường xuyên của mình. Tất cả đều vì mục tiêu giảm nghèo bền vững”.
Đến nay, dư nợ ủy thác trên địa bàn huyện đạt 502,66 tỷ đồng, chiếm 99,9% dư nợ. Hội Nông dân ủy thác qua 22 đầu mối tổ chức Hội cấp xã, quản lý 91 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), dư nợ 129,841 tỷ đồng; nợ quá hạn 20 triệu đồng, chiếm 0,015%. Hội Phụ nữ ủy thác qua 24 đầu mối tổ chức Hội cấp xã, quản lý 98 tổ TK&VV, dư nợ 148,151 tỷ đồng; nợ quá hạn 101 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,07%. Hội Cựu chiến binh ủy thác qua 23 đầu mối tổ chức Hội cấp xã, quản lý 81 tổ TK&VV, dư nợ 112,095 tỷ đồng; nợ quá hạn 10 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,01%. Đoàn Thanh niên ủy thác qua 19 đầu mối tổ chức Hội cấp xã, quản lý 78 tổ TK&VV, dư nợ 112,573 tỷ đồng; nợ quá hạn 6 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,005%.
Phát huy kết quả đạt được, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2022, Ban Đại diện Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn đã sớm triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chỉ đạo, chất lượng kiểm tra, giám sát; tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực chỉ đạo và quản lý của chủ tịch UBND xã, năng lực công tác ủy thác của các tổ chức chính trị xã hội, của ban quản lý tổ TK&VV, nhằm thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao để đồng vốn chính sách phát huy hiệu quả.
1009 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Xác định rõ, tín dụng chính sách là nguồn lực cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, đặc biệt là năm 2021, huyện Văn Chấn là địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH).Với tổng nguồn vốn 504,031 tỷ đồng; tăng 38,193 tỷ đồng (tăng 8%) so với năm 2020, bao gồm: nguồn vốn nhận từ trung ương 434,783 tỷ đồng, nguồn huy động tại địa phương 63,544 tỷ đồng; thông qua các tổ chức chính trị xã hội, Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn đã bám sát các chương trình kinh tế của địa phương để tập trung cho vay với doanh số 131,07 tỷ đồng/2.647 khách hàng vay vốn, bình quân mỗi tháng giải ngân trên 10 tỷ đồng; doanh số thu nợ 93,664 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng thu trên 7,8 tỷ đồng.
Tổng dư nợ đến 31/12/2021 đạt 502,946 tỷ đồng, bằng 99,8% kế hoạch; tăng 38,648 tỷ đồng so với năm 2020; tổng số khách hàng đang còn dư nợ đến ngày 31/12/2021 là 12.889 khách hàng.
Chất lượng tín dụng luôn đảm bảo, nợ quá hạn đến 31/12/2021 là 137 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,03%, giảm 40 triệu đồng so với năm 2020. Toàn huyện Văn Chấn hiện có 12/24 xã, thị trấn không có nợ quá hạn. Từ đồng vốn chính sách, đồng bào các dân tộc đã mua được 1.532 con trâu bò; 98 con lợn, 210 con giống khác.
Trên lĩnh vực trồng trọt, bà con đã trồng 116 ha cây ăn quả; trồng mới, cải tạo chăm sóc cây keo, bồ đề, quế 632 ha, trồng mới và cải tạo 289 ha chè. Ngoài ra, người dân còn làm mới, sửa chữa 714 công trình nước sạch, 712 công trình vệ sinh; tạo 54 việc làm.
Bà Lò Thị Thúy Nga - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Đại diện Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn cho biết: "Bên cạnh sự vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao của cấp ủy, chính quyền địa phương, chúng tôi đánh giá rất cao vai trò của tổ chức chính trị xã hội trong công tác nhận ủy thác cho vay. Các cấp hội, đoàn thể coi việc tổ chức cho hội viên, đoàn viên của mình vay vốn, sử dụng nguồn vốn, thu lãi, trả nợ… là công việc thường xuyên của mình. Tất cả đều vì mục tiêu giảm nghèo bền vững”.
Đến nay, dư nợ ủy thác trên địa bàn huyện đạt 502,66 tỷ đồng, chiếm 99,9% dư nợ. Hội Nông dân ủy thác qua 22 đầu mối tổ chức Hội cấp xã, quản lý 91 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), dư nợ 129,841 tỷ đồng; nợ quá hạn 20 triệu đồng, chiếm 0,015%. Hội Phụ nữ ủy thác qua 24 đầu mối tổ chức Hội cấp xã, quản lý 98 tổ TK&VV, dư nợ 148,151 tỷ đồng; nợ quá hạn 101 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,07%. Hội Cựu chiến binh ủy thác qua 23 đầu mối tổ chức Hội cấp xã, quản lý 81 tổ TK&VV, dư nợ 112,095 tỷ đồng; nợ quá hạn 10 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,01%. Đoàn Thanh niên ủy thác qua 19 đầu mối tổ chức Hội cấp xã, quản lý 78 tổ TK&VV, dư nợ 112,573 tỷ đồng; nợ quá hạn 6 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,005%.
Phát huy kết quả đạt được, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2022, Ban Đại diện Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn đã sớm triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chỉ đạo, chất lượng kiểm tra, giám sát; tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực chỉ đạo và quản lý của chủ tịch UBND xã, năng lực công tác ủy thác của các tổ chức chính trị xã hội, của ban quản lý tổ TK&VV, nhằm thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao để đồng vốn chính sách phát huy hiệu quả.