Từ năm 2022, huyện Văn Chấn đẩy mạnh việc đầu tư có chiều sâu để củng cố, đưa cây ăn quả trở thành một ngành hàng quan trọng trong cơ cấu hàng hóa nông nghiệp của huyện có đủ các điều kiện về quy mô diện tích, chất và lượng ổn định bền vững để cạnh tranh chiếm lĩnh trên thị trường.
Nông dân huyện Văn Chấn chăm sóc cam.
Nhận thấy trồng cây ăn quả phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế, thị trấn Sơn Thịnh đã chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi diện tích đất dốc, đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế hộ; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa những cây giống mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; sản xuất sạch, an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm.
Từ trồng rải rác, nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu trong gia đình là chính, đến nay, thị trấn Sơn Thịnh đã hình thành được vùng cây ăn quả với tổng diện tích trên 200 ha với các loại cây chủ yếu như: 119 ha nhãn, 15 ha vải, gần 40 ha cam, bưởi… mang lại thu nhập cho nhiều nông dân. Gia đình bà Hoàng Thị Mai ở tổ dân phố Hồng Sơn có trên 3.000 m2 trồng cam, bưởi và 2.000 m2 trồng nhãn ghép, song đã cho thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm.
Bà Mai cho biết: "Từ năm 2013, gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển phần đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng nhãn. Đồng thời, thường xuyên bón phân, làm đất, cải tạo lại vườn trồng cây ăn quả. Được chăm sóc cẩn thận nên sau 3 năm, nhãn đã cho thu quả và vụ vừa qua gia đình tôi thu hoạch trên 4 tấn với giá bán ổn định 26.000 - 30.000 đồng/kg; cam, bưởi cũng cho thu gần 5 tấn”.
Cùng với thị trấn Sơn Thịnh, huyện cũng đã bước đầu hình thành được các vùng sản xuất mang tính đặc thù như: cây cam tập trung chủ yếu tại các xã vùng ngoài; cây nhãn tập trung chủ yếu ở một số xã, thị trấn: Liên Sơn, Sơn Thịnh, Sơn Lương; cây lê là sản phẩm đặc thù của một số xã vùng cao thượng huyện; cây na được trồng tập trung tại một số xã như: Suối Bu, Cát Thịnh, Đồng Khê, thị trấn Sơn Thịnh...
Trong những năm qua, huyện Văn Chấn luôn quan tâm, tạo điều kiện cung cấp giống, vốn cho nhân dân phát triển cây ăn quả, góp phần nâng diện tích cây ăn quả toàn huyện lên gần 2.800 ha. Một số địa phương đã sử dụng giống cây ăn quả tiến bộ, khả năng chống chịu sâu bệnh, chín trái vụ, giống có năng suất, chất lượng cao vào trồng như: giống cam Đường canh, V2, CS1; giống nhãn chín sớm... đã cho thu nhập cao, ổn định. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế trong đầu tư sản xuất cây ăn quả ngày càng được nâng cao, thu nhập trung bình đạt 35 - 40 triệu đồng/ha.
Để tiếp tục hình thành và nâng cao chất lượng các vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, cuối năm 2021, huyện Văn Chấn đã xây dựng Đề án "Phát triển cây ăn quả huyện Văn Chấn, giai đoạn 2021 - 2025".
Theo Đề án, huyện sẽ hỗ trợ 70% giá giống để tiến hành các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để trồng mới, trồng thay thế, ghép cải tạo 195 ha cây ăn quả gồm: cam, nhãn, lê, hồng; phấn đấu đến năm 2025 có tổng quy mô diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt trên 3.300 ha, sản lượng đạt 45.000 tấn.
Đối với cây ăn quả quy hoạch trong đề án, mục tiêu đến năm 2025 có quy mô diện tích đạt trên 2.500 ha, sản lượng đạt 35.000 tấn; đảm bảo năng suất tăng từ 1,2 đến 2 lần so với hiện nay, đáp ứng nhu cầu quả của thị trường trong huyện, tỉnh và bán ra ngoài tỉnh.
Huyện cũng tiến hành quy hoạch, xác định vùng trồng; xây dựng chiến lược phát triển thị trường cây ăn quả; bố trí 1 ha đất tại thị trấn Nông trường Trần Phú để làm vườn ươm cung cấp các giống cây trồng sạch bệnh, kịp thời cho nhân dân. Bên cạnh đó, huyện cũng đã chỉ đạo hệ thống khuyến nông cơ sở tổ chức tập huấn kỹ thuật nhằm kịp thời chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất ngay từ các khâu chọn giống, trồng, chăm sóc thu hoạch, phòng trừ sâu bệnh...
1812 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Từ năm 2022, huyện Văn Chấn đẩy mạnh việc đầu tư có chiều sâu để củng cố, đưa cây ăn quả trở thành một ngành hàng quan trọng trong cơ cấu hàng hóa nông nghiệp của huyện có đủ các điều kiện về quy mô diện tích, chất và lượng ổn định bền vững để cạnh tranh chiếm lĩnh trên thị trường.Nhận thấy trồng cây ăn quả phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế, thị trấn Sơn Thịnh đã chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi diện tích đất dốc, đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế hộ; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa những cây giống mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; sản xuất sạch, an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm.
Từ trồng rải rác, nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu trong gia đình là chính, đến nay, thị trấn Sơn Thịnh đã hình thành được vùng cây ăn quả với tổng diện tích trên 200 ha với các loại cây chủ yếu như: 119 ha nhãn, 15 ha vải, gần 40 ha cam, bưởi… mang lại thu nhập cho nhiều nông dân. Gia đình bà Hoàng Thị Mai ở tổ dân phố Hồng Sơn có trên 3.000 m2 trồng cam, bưởi và 2.000 m2 trồng nhãn ghép, song đã cho thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm.
Bà Mai cho biết: "Từ năm 2013, gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển phần đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng nhãn. Đồng thời, thường xuyên bón phân, làm đất, cải tạo lại vườn trồng cây ăn quả. Được chăm sóc cẩn thận nên sau 3 năm, nhãn đã cho thu quả và vụ vừa qua gia đình tôi thu hoạch trên 4 tấn với giá bán ổn định 26.000 - 30.000 đồng/kg; cam, bưởi cũng cho thu gần 5 tấn”.
Cùng với thị trấn Sơn Thịnh, huyện cũng đã bước đầu hình thành được các vùng sản xuất mang tính đặc thù như: cây cam tập trung chủ yếu tại các xã vùng ngoài; cây nhãn tập trung chủ yếu ở một số xã, thị trấn: Liên Sơn, Sơn Thịnh, Sơn Lương; cây lê là sản phẩm đặc thù của một số xã vùng cao thượng huyện; cây na được trồng tập trung tại một số xã như: Suối Bu, Cát Thịnh, Đồng Khê, thị trấn Sơn Thịnh...
Trong những năm qua, huyện Văn Chấn luôn quan tâm, tạo điều kiện cung cấp giống, vốn cho nhân dân phát triển cây ăn quả, góp phần nâng diện tích cây ăn quả toàn huyện lên gần 2.800 ha. Một số địa phương đã sử dụng giống cây ăn quả tiến bộ, khả năng chống chịu sâu bệnh, chín trái vụ, giống có năng suất, chất lượng cao vào trồng như: giống cam Đường canh, V2, CS1; giống nhãn chín sớm... đã cho thu nhập cao, ổn định. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế trong đầu tư sản xuất cây ăn quả ngày càng được nâng cao, thu nhập trung bình đạt 35 - 40 triệu đồng/ha.
Để tiếp tục hình thành và nâng cao chất lượng các vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, cuối năm 2021, huyện Văn Chấn đã xây dựng Đề án "Phát triển cây ăn quả huyện Văn Chấn, giai đoạn 2021 - 2025".
Theo Đề án, huyện sẽ hỗ trợ 70% giá giống để tiến hành các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để trồng mới, trồng thay thế, ghép cải tạo 195 ha cây ăn quả gồm: cam, nhãn, lê, hồng; phấn đấu đến năm 2025 có tổng quy mô diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt trên 3.300 ha, sản lượng đạt 45.000 tấn.
Đối với cây ăn quả quy hoạch trong đề án, mục tiêu đến năm 2025 có quy mô diện tích đạt trên 2.500 ha, sản lượng đạt 35.000 tấn; đảm bảo năng suất tăng từ 1,2 đến 2 lần so với hiện nay, đáp ứng nhu cầu quả của thị trường trong huyện, tỉnh và bán ra ngoài tỉnh.
Huyện cũng tiến hành quy hoạch, xác định vùng trồng; xây dựng chiến lược phát triển thị trường cây ăn quả; bố trí 1 ha đất tại thị trấn Nông trường Trần Phú để làm vườn ươm cung cấp các giống cây trồng sạch bệnh, kịp thời cho nhân dân. Bên cạnh đó, huyện cũng đã chỉ đạo hệ thống khuyến nông cơ sở tổ chức tập huấn kỹ thuật nhằm kịp thời chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất ngay từ các khâu chọn giống, trồng, chăm sóc thu hoạch, phòng trừ sâu bệnh...