Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh, trong đó có ngành xuất khẩu, chế biến gỗ rừng trồng. Năm 2022, thời điểm dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, đồng chí An Hoàng Linh, Bí thư huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) đã tâm huyết bỏ thời gian, công sức đi tìm mối tiêu thụ, giải cứu mặt hàng ván bóc cho người dân địa phương.
Đồng chí An Hoàng Linh (thứ 2 phải qua) trong một chuyến đi thực tế cơ sở tìm hướng giải cứu ván bóc cho người dân
Yên Bình từ lâu được biết đến là địa phương có nghề trồng rừng phát triển của tỉnh Yên Bái, với nhiều lợi thế phát triển ngành chế biến gỗ, đặc biệt là nghề làm ván bóc (nguyên liệu đầu vào sản xuất ván ép xuất khẩu). Trung bình mỗi năm toàn huyện khai thác gần 300.000 m3 gỗ và trồng mới từ 3.100 ha rừng trở lên, nâng tổng diện tích rừng trồng hiện có của toàn huyện lên hơn 36.000 ha, trong đó có hơn 9.000 ha rừng đã được cấp chứng chỉ FSC, đã tạo ra nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào cho hàng trăm xưởng ván bóc trên địa bàn.
Tuy nhiên, những năm qua do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, đã khiến nhiều ngành nghề điêu đứng, trong đó có ngành sản xuất ván bóc ở Yên Bình. Giữa bối cảnh tưởng chừng bế tắc ấy, năm 2022 tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước cơ bản được kiểm soát, thấy lối thoát đã manh nha nên ngay từ đầu năm, Bí thư An Hoàng Linh đã lên kế hoạch, biến những trăn trở thời gian qua thành hành động, quyết tâm tìm ra lối thoát cho hàng chục nghìn tấn sản phẩm ván bóc đang tồn đọng ở địa phương.
Nghĩ là làm, để tìm ra hướng đi khả quan cũng như phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc giải cứu sản phẩm gỗ ván bóc cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh, trong các hội nghị hay họp giao ban, Bí thư An Hoàng Linh đã tranh thủ nêu ra đề xuất xin ý kiến của các đồng chí trong Thường vụ huyện ủy, Lãnh đạo UBND huyện cùng các ban ngành chuyên môn, để cùng bàn bạc, hiến kế giải cứu sản phẩm ván bóc, bởi việc phát triển ngành nghề chế biến gỗ rừng trồng tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng luôn là mong muốn và là một trong những giải pháp trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Bình.
Để sâu sát thực tế, Bí thư Linh đã đích thân lặn lội xuống các xã như: Tân Nguyên, Bảo Ái, Hán Đà, Thị trấn Thác Bà, Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Cảm Nhân, Ngọc Chấn, Xuân Long, là các địa bàn có nghề trồng rừng phát triển và có nhiều xưởng ván bóc hoạt động. Tại đây, đồng chí đã trực tiếp nghe chủ xưởng giãi bày những khó khăn. Qua các cuộc gặp gỡ ấy, Bí thư An Hoàng Linh nhận ra rằng, nút thắt chung và bị “vướng” nhất chính là thị trường đầu ra cho sản phẩm; vì nhân công, vốn, nhà xưởng, thiết bị, máy móc kể cả nguồn nguyên liệu đều có thể chủ động, duy nhất việc làm ra sản phẩm mà không xuất bán đi đâu được sẽ khiến toàn bộ chuỗi sản xuất phải dừng lại!
Từ thực tế trên, Bí thư Linh đã nung nấu các kế hoạch, phương án tiêu thụ sản phẩm ván bóc sao cho nhanh, phù hợp, hiệu quả. Đồng chí đã chỉ đạo UBND huyện đôn đốc các phòng ban chuyên môn phải luôn đồng hành bám sát tình hình sản xuất, chế biến gỗ ván bóc của địa phương, thống kê cụ thể số lượng hàng tồn đọng, hàng sản xuất mới để kịp thời xây dựng các phương án tiêu thụ cũng như tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Bản thân Bí thư Linh đứng ra nhận trọng trách là người trực tiếp đi giao dịch, tìm đối tác tiêu thụ các sản phẩm ván bóc cho người dân.
Bí thư Huyện ủy An Hoàng Linh trong một cuộc họp về vấn đề giải cứu ván bóc cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh ván bóc trên địa bàn huyện Yên Bình.
Trao đổi với chúng tôi, Bí thư An Hoàng Linh cho biết: “Từ thực tế hàng ván bóc làm ra không bán được, các nhà xưởng của dân trong huyện hoạt động cầm chừng, số lao động trong ngành chế biến gỗ thất nghiệp ngày càng tăng, là người đứng đầu địa phương tôi rất sốt ruột, thúc giục bản thân phải làm gì đó nhanh nhất, kịp thời nhất để giúp cho dân, cũng là tháo gỡ khó khăn cho kinh tế - xã hội địa phương...”.
Từ những nỗ lực trên, hoạt động hỗ trợ giải cứu ván bóc cho người dân trên địa bàn huyện Yên Bình đã đạt được một số kết quả quan trọng. Qua một thời gian tích cực tìm mối giao dịch, kết nối trực tiếp từ Bí thư An Hoàng Linh, đã có 02 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ ván ép lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhận bao tiêu toàn bộ các sản phẩm ván bóc cho bà con huyện Yên Bình, đủ lực giúp duy trì hoạt động sản xuất ván bóc trên địa bàn ổn định và góp phần vào thu ngân sách trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp thứ nhất là Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An Việt Nam, có trụ sở tại Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái. Với quy mô gần 20.000m2, chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng gỗ dán, ván ép, gỗ lát sàn SPC,... phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu sang Châu Âu và Mỹ với bình quân 100 container/tháng, đem lại doanh thu hơn 300 tỷ đồng/năm; nộp ngân sách Nhà nước bình quân hơn 3,5 tỷ đồng/năm; tạo việc làm ổn định cho gần 800 lao động với mức thu nhập từ 8 -10 triệu đồng/người/tháng.
Doanh nghiệp thứ hai là Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái có trụ sở tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình với quy mô rộng 7ha. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng gỗ dán, ván ép, gỗ lát sàn SPC,...công suất ước đạt 15.000 m3/năm, phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu... sang thị trường Châu Âu và Mỹ với khoảng 100 container/tháng, đem lại doanh thu bình quân gần 400 tỷ đồng/năm; nộp ngân sách Nhà nước bình quân hơn 40 tỷ đồng/năm; tạo việc làm ổn định cho gần 600 lao động địa phương với mức thu nhập 8,5-12 triệu đồng/người/tháng.
Trong năm 2022, hai công ty trên đã tiêu thụ sản phẩm ván bóc cho người dân Yên Bình với tổng sản lượng 68.200 m3, doanh thu đạt 220,7 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An Việt Nam: 8.200 m3 ván bóc từ gỗ bồ đề, doanh thu đạt 28,7 tỷ đồng; Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái: 60.000 m3 từ gỗ keo, bạch đàn, doanh thu đạt 192 tỷ đồng…
Nhờ công cuộc giải cứu, hoạt động sản xuất kinh doanh ván bóc trên địa bàn huyện Yên Bình được duy trì ổn định và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái Nguyễn Trọng Sơn cho hay: Những năm qua, huyện Yên Bình luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, đồng hành tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp phát triển ổn định, vì thế khi đồng chí Bí thư Huyện ủy An Hoàng Linh có ý kiến đề xuất Công ty hỗ trợ bao tiêu sản phẩm ván bóc tồn cho người dân địa phương, chúng tôi sẵn sàng nhận lời và làm việc với các chủ cơ sở để thực hiện làm sao có lợi nhất cho cả đôi bên…
Là chủ một trong các cơ sở sản xuất ván bóc quy mô lớn ở xã Bảo Ái, ông Lưu Văn Tuất ở thôn Tân Lập chia sẻ: Tôi vô cùng cảm kích trước việc làm ý nghĩa của các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Bình mà trực tiếp là đồng chí Bí thư Huyện ủy, việc tìm đầu ra cho sản phẩm ván bóc tồn lâu ngày giúp dân trong điều kiện “bế tắc” đã tạo thêm động lực rất lớn khích lệ các hộ sản xuất kinh doanh như chúng tôi nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên sản xuất kinh doanh ổn định”.
Còn đồng chí Nguyễn Minh Tiến - Chủ tịch UBND xã Bảo Ái, huyện Yên Bình cho biết: Hiện tại trên địa bàn xã có 15 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng, trong tình cảnh sản phẩm ván bóc làm ra không tiêu thụ được, tồn đọng số lượng lớn lâu ngày đã khiến nhiều cơ sở phải tạm dừng hoạt động. Thế nhưng khi được tham gia vào chuỗi giải cứu sản phẩm của đồng chí Bí thư huyện ủy, hầu hết các cơ sở đều đã tiêu thụ được sản phẩm với số lượng hàng chục nghìn m3.
Ở vùng sâu xa xôi của huyện Yên Bình, anh Lê Văn Lương ở thôn Ngòi Sửu, xã Cảm Nhân xúc động: Nhờ việc làm ý nghĩa của đồng chí Bí thư Huyện ủy, đã giúp gia đình tôi tiêu thụ được hàng trăm m3 ván bóc tồn đọng, duy trì nguồn vốn để tiếp tục phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động dôi dư của địa phương.
Chia sẻ về những việc làm ý nghĩa trên, Bí thư An Hoàng Linh cho biết: Là một trong các thế hệ cán bộ trẻ kế thừa, tôi luôn dằn lòng việc gì có lợi cho dân thì cố gắng làm. “Những việc tôi làm chính là để giúp bản thân cũng như địa phương mình công tác hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị…” - Bí thư An Hoàng Linh nói.
Việc huy động cả hệ thống chính trị, phát huy tốt vai trò người đứng đầu địa phương trong chỉ đạo hỗ trợ người dân từ kế hoạch sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm tại Yên Bình đã tạo được những hiệu ứng và kết quả tích cực. Đến thời điểm này, hiệu quả của cuộc giải cứu đã được chứng minh bằng hàng nghìn mét khối ván bóc tồn đọng lâu ngày của người dân được đưa đi tiêu thụ.
Câu chuyện Bí thư đích thân đi giải cứu ván bóc cho dân ở Yên Bình mang ý nghĩa thiết thực, phát huy tốt vai trò người đứng đầu địa phương với phương châm nói đi đôi với làm thể hiện sự sâu sát, đồng hành của cả hệ thống chính trị, đang tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, củng cố thêm niềm tin của người dân với cấp ủy Đảng, chính quyền. Và qua đó thể hiện rõ vai trò quan trọng của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu trong những việc khó ở các địa phương…
1911 lượt xem
Theo Dangcongsan.vn
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh, trong đó có ngành xuất khẩu, chế biến gỗ rừng trồng. Năm 2022, thời điểm dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, đồng chí An Hoàng Linh, Bí thư huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) đã tâm huyết bỏ thời gian, công sức đi tìm mối tiêu thụ, giải cứu mặt hàng ván bóc cho người dân địa phương.Yên Bình từ lâu được biết đến là địa phương có nghề trồng rừng phát triển của tỉnh Yên Bái, với nhiều lợi thế phát triển ngành chế biến gỗ, đặc biệt là nghề làm ván bóc (nguyên liệu đầu vào sản xuất ván ép xuất khẩu). Trung bình mỗi năm toàn huyện khai thác gần 300.000 m3 gỗ và trồng mới từ 3.100 ha rừng trở lên, nâng tổng diện tích rừng trồng hiện có của toàn huyện lên hơn 36.000 ha, trong đó có hơn 9.000 ha rừng đã được cấp chứng chỉ FSC, đã tạo ra nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào cho hàng trăm xưởng ván bóc trên địa bàn.
Tuy nhiên, những năm qua do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, đã khiến nhiều ngành nghề điêu đứng, trong đó có ngành sản xuất ván bóc ở Yên Bình. Giữa bối cảnh tưởng chừng bế tắc ấy, năm 2022 tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước cơ bản được kiểm soát, thấy lối thoát đã manh nha nên ngay từ đầu năm, Bí thư An Hoàng Linh đã lên kế hoạch, biến những trăn trở thời gian qua thành hành động, quyết tâm tìm ra lối thoát cho hàng chục nghìn tấn sản phẩm ván bóc đang tồn đọng ở địa phương.
Nghĩ là làm, để tìm ra hướng đi khả quan cũng như phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc giải cứu sản phẩm gỗ ván bóc cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh, trong các hội nghị hay họp giao ban, Bí thư An Hoàng Linh đã tranh thủ nêu ra đề xuất xin ý kiến của các đồng chí trong Thường vụ huyện ủy, Lãnh đạo UBND huyện cùng các ban ngành chuyên môn, để cùng bàn bạc, hiến kế giải cứu sản phẩm ván bóc, bởi việc phát triển ngành nghề chế biến gỗ rừng trồng tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng luôn là mong muốn và là một trong những giải pháp trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Bình.
Để sâu sát thực tế, Bí thư Linh đã đích thân lặn lội xuống các xã như: Tân Nguyên, Bảo Ái, Hán Đà, Thị trấn Thác Bà, Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Cảm Nhân, Ngọc Chấn, Xuân Long, là các địa bàn có nghề trồng rừng phát triển và có nhiều xưởng ván bóc hoạt động. Tại đây, đồng chí đã trực tiếp nghe chủ xưởng giãi bày những khó khăn. Qua các cuộc gặp gỡ ấy, Bí thư An Hoàng Linh nhận ra rằng, nút thắt chung và bị “vướng” nhất chính là thị trường đầu ra cho sản phẩm; vì nhân công, vốn, nhà xưởng, thiết bị, máy móc kể cả nguồn nguyên liệu đều có thể chủ động, duy nhất việc làm ra sản phẩm mà không xuất bán đi đâu được sẽ khiến toàn bộ chuỗi sản xuất phải dừng lại!
Từ thực tế trên, Bí thư Linh đã nung nấu các kế hoạch, phương án tiêu thụ sản phẩm ván bóc sao cho nhanh, phù hợp, hiệu quả. Đồng chí đã chỉ đạo UBND huyện đôn đốc các phòng ban chuyên môn phải luôn đồng hành bám sát tình hình sản xuất, chế biến gỗ ván bóc của địa phương, thống kê cụ thể số lượng hàng tồn đọng, hàng sản xuất mới để kịp thời xây dựng các phương án tiêu thụ cũng như tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Bản thân Bí thư Linh đứng ra nhận trọng trách là người trực tiếp đi giao dịch, tìm đối tác tiêu thụ các sản phẩm ván bóc cho người dân.
Bí thư Huyện ủy An Hoàng Linh trong một cuộc họp về vấn đề giải cứu ván bóc cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh ván bóc trên địa bàn huyện Yên Bình.
Trao đổi với chúng tôi, Bí thư An Hoàng Linh cho biết: “Từ thực tế hàng ván bóc làm ra không bán được, các nhà xưởng của dân trong huyện hoạt động cầm chừng, số lao động trong ngành chế biến gỗ thất nghiệp ngày càng tăng, là người đứng đầu địa phương tôi rất sốt ruột, thúc giục bản thân phải làm gì đó nhanh nhất, kịp thời nhất để giúp cho dân, cũng là tháo gỡ khó khăn cho kinh tế - xã hội địa phương...”.
Từ những nỗ lực trên, hoạt động hỗ trợ giải cứu ván bóc cho người dân trên địa bàn huyện Yên Bình đã đạt được một số kết quả quan trọng. Qua một thời gian tích cực tìm mối giao dịch, kết nối trực tiếp từ Bí thư An Hoàng Linh, đã có 02 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ ván ép lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhận bao tiêu toàn bộ các sản phẩm ván bóc cho bà con huyện Yên Bình, đủ lực giúp duy trì hoạt động sản xuất ván bóc trên địa bàn ổn định và góp phần vào thu ngân sách trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp thứ nhất là Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An Việt Nam, có trụ sở tại Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái. Với quy mô gần 20.000m2, chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng gỗ dán, ván ép, gỗ lát sàn SPC,... phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu sang Châu Âu và Mỹ với bình quân 100 container/tháng, đem lại doanh thu hơn 300 tỷ đồng/năm; nộp ngân sách Nhà nước bình quân hơn 3,5 tỷ đồng/năm; tạo việc làm ổn định cho gần 800 lao động với mức thu nhập từ 8 -10 triệu đồng/người/tháng.
Doanh nghiệp thứ hai là Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái có trụ sở tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình với quy mô rộng 7ha. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng gỗ dán, ván ép, gỗ lát sàn SPC,...công suất ước đạt 15.000 m3/năm, phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu... sang thị trường Châu Âu và Mỹ với khoảng 100 container/tháng, đem lại doanh thu bình quân gần 400 tỷ đồng/năm; nộp ngân sách Nhà nước bình quân hơn 40 tỷ đồng/năm; tạo việc làm ổn định cho gần 600 lao động địa phương với mức thu nhập 8,5-12 triệu đồng/người/tháng.
Trong năm 2022, hai công ty trên đã tiêu thụ sản phẩm ván bóc cho người dân Yên Bình với tổng sản lượng 68.200 m3, doanh thu đạt 220,7 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An Việt Nam: 8.200 m3 ván bóc từ gỗ bồ đề, doanh thu đạt 28,7 tỷ đồng; Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái: 60.000 m3 từ gỗ keo, bạch đàn, doanh thu đạt 192 tỷ đồng…
Nhờ công cuộc giải cứu, hoạt động sản xuất kinh doanh ván bóc trên địa bàn huyện Yên Bình được duy trì ổn định và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái Nguyễn Trọng Sơn cho hay: Những năm qua, huyện Yên Bình luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, đồng hành tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp phát triển ổn định, vì thế khi đồng chí Bí thư Huyện ủy An Hoàng Linh có ý kiến đề xuất Công ty hỗ trợ bao tiêu sản phẩm ván bóc tồn cho người dân địa phương, chúng tôi sẵn sàng nhận lời và làm việc với các chủ cơ sở để thực hiện làm sao có lợi nhất cho cả đôi bên…
Là chủ một trong các cơ sở sản xuất ván bóc quy mô lớn ở xã Bảo Ái, ông Lưu Văn Tuất ở thôn Tân Lập chia sẻ: Tôi vô cùng cảm kích trước việc làm ý nghĩa của các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Bình mà trực tiếp là đồng chí Bí thư Huyện ủy, việc tìm đầu ra cho sản phẩm ván bóc tồn lâu ngày giúp dân trong điều kiện “bế tắc” đã tạo thêm động lực rất lớn khích lệ các hộ sản xuất kinh doanh như chúng tôi nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên sản xuất kinh doanh ổn định”.
Còn đồng chí Nguyễn Minh Tiến - Chủ tịch UBND xã Bảo Ái, huyện Yên Bình cho biết: Hiện tại trên địa bàn xã có 15 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng, trong tình cảnh sản phẩm ván bóc làm ra không tiêu thụ được, tồn đọng số lượng lớn lâu ngày đã khiến nhiều cơ sở phải tạm dừng hoạt động. Thế nhưng khi được tham gia vào chuỗi giải cứu sản phẩm của đồng chí Bí thư huyện ủy, hầu hết các cơ sở đều đã tiêu thụ được sản phẩm với số lượng hàng chục nghìn m3.
Ở vùng sâu xa xôi của huyện Yên Bình, anh Lê Văn Lương ở thôn Ngòi Sửu, xã Cảm Nhân xúc động: Nhờ việc làm ý nghĩa của đồng chí Bí thư Huyện ủy, đã giúp gia đình tôi tiêu thụ được hàng trăm m3 ván bóc tồn đọng, duy trì nguồn vốn để tiếp tục phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động dôi dư của địa phương.
Chia sẻ về những việc làm ý nghĩa trên, Bí thư An Hoàng Linh cho biết: Là một trong các thế hệ cán bộ trẻ kế thừa, tôi luôn dằn lòng việc gì có lợi cho dân thì cố gắng làm. “Những việc tôi làm chính là để giúp bản thân cũng như địa phương mình công tác hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị…” - Bí thư An Hoàng Linh nói.
Việc huy động cả hệ thống chính trị, phát huy tốt vai trò người đứng đầu địa phương trong chỉ đạo hỗ trợ người dân từ kế hoạch sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm tại Yên Bình đã tạo được những hiệu ứng và kết quả tích cực. Đến thời điểm này, hiệu quả của cuộc giải cứu đã được chứng minh bằng hàng nghìn mét khối ván bóc tồn đọng lâu ngày của người dân được đưa đi tiêu thụ.
Câu chuyện Bí thư đích thân đi giải cứu ván bóc cho dân ở Yên Bình mang ý nghĩa thiết thực, phát huy tốt vai trò người đứng đầu địa phương với phương châm nói đi đôi với làm thể hiện sự sâu sát, đồng hành của cả hệ thống chính trị, đang tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, củng cố thêm niềm tin của người dân với cấp ủy Đảng, chính quyền. Và qua đó thể hiện rõ vai trò quan trọng của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu trong những việc khó ở các địa phương…