CTTĐT - Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023 nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện.
Ảnh minh họa
Mục tiêu thực hiện chuyển đổi số năm 2023
Triển khai chuyển đổi số đặc trưng Yên Bái - Chuyển đổi số giúp người dân hạnh phúc hơn, huyện đặt ra mục tiêu 100% dịch vụ công trực tuyến chỉ yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện; 100% cán bộ, công chức, viên chức của huyện có một kho dữ liệu số cá nhân và chỉ phải cập nhật một lần các văn bản, giấy tờ liên quan tới công tác cán bộ (như sao y lý lịch, bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ...) và được chia sẻ, sử dụng liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh khi có yêu cầu; hoàn thành mô hình trường học chuyển đổi tại 10 cơ sở giáo dục; phấn đấu 60% người dân đến tuổi trưởng thành được cài đặt và sử dụng app “Sổ sức khỏe điện tử” nhằm theo dõi thông tin khám, chữa bệnh và đặt khám bệnh từ xa.
Mục tiêu theo Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đối với phát triển hạ tầng số, phấn đấu hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang đạt 62%.
Đối với phát triển chính quyền số, phấn đấu 100% các giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp huyện, xã được xác thực điện tử; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trên tổng số hồ sơ đạt từ 50%; tối thiểu 89% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái; tối thiểu 72% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 48% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định; tối thiểu 70% công tác báo cáo (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh,kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành; 10% tài liệu lưu trữ lịch sử được số hóa, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định; 60% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, an toàn thông tin; 30% cán bộ, công chức, viên chức tham gia khai thác dữ liệu và công nghệ số được phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số bằng nhiều hình thức; 30% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; tổ chức triển khai quy trình số hoá, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện đạt tối thiểu 60%; Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp xã, trừ các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, đạt tối thiểu 55%; 30% hồ sơ thanh toán trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh; 60% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái; 20% người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử, đô thị thông minh được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin từ cấp tỉnh tới cơ sở.
Đối với phát triển kinh tế số, phấn đấu kinh tế số chiếm 10% GRDP; năng suất lao động tăng khoảng 6,2%/năm.
Đối với phát triển xã hội số, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G đến người dân trên toàn huyện tại 100% các thôn, bản, tổ dân phố có điện lưới; 80% người dân sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh; 35% người dân dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh; 55% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Đối với triển khai các mục tiêu về năm dữ liệu số, phấn đấu 100% hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của UBND cấp huyện được dịch chuyển trên nền tảng điện toán đám mây; 100% hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện được phê duyệt hồ sơ cấp độ an toàn thông tin; 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số; 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh có sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản chủ lực của huyện có đủ điều kiện được đưa lên sàn thương mại điện tử; 30% các chợ tại trung tâm huyện và các chợ tại xã có điểm phát wifi phục vụ đẩy mạnh thanh toán trực tuyến; 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; 60% dân số trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến.
Giải pháp thực hiện
Để đạt mục tiêu đề ra, huyện đẩy mạnh công tác truyền thông về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện. Thực hiện nhiều hình thức thông tin tuyên truyền như: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tọa đàm, hội thảo, các chương trình truyền hình, các giải pháp truyền thông hiện đại để tuyên truyền rộng rãi về các kế hoạch, hoạt động chuyển đổi số của huyện; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ chính phủ số, chính quyền số; đưa nội dung đào tạo kỹ năng số vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học; xây dựng/ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân; xây dựng/ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp; phổ cập điện thoại thông minh đến mọi người dân.
Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, phối hợp với doanh nghiệp bưu chính công ích cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp); tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số;... Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa cải cách TTHC với phát triển Chính quyền số; rà soát các TTHC, quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số; rà soát loại bỏ một số thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ khi ứng dụng công nghệ số.
Cùng với đó, thu hút nguồn lực CNTT, ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đa dạng hóa nguồn lực để phát triển chính quyền số; tăng cường thực hiện giải pháp thuê dịch vụ công nghệ thông tin; ưu tiên bố trí đầu tư công để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
912 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023 nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện.Mục tiêu thực hiện chuyển đổi số năm 2023
Triển khai chuyển đổi số đặc trưng Yên Bái - Chuyển đổi số giúp người dân hạnh phúc hơn, huyện đặt ra mục tiêu 100% dịch vụ công trực tuyến chỉ yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện; 100% cán bộ, công chức, viên chức của huyện có một kho dữ liệu số cá nhân và chỉ phải cập nhật một lần các văn bản, giấy tờ liên quan tới công tác cán bộ (như sao y lý lịch, bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ...) và được chia sẻ, sử dụng liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh khi có yêu cầu; hoàn thành mô hình trường học chuyển đổi tại 10 cơ sở giáo dục; phấn đấu 60% người dân đến tuổi trưởng thành được cài đặt và sử dụng app “Sổ sức khỏe điện tử” nhằm theo dõi thông tin khám, chữa bệnh và đặt khám bệnh từ xa.
Mục tiêu theo Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đối với phát triển hạ tầng số, phấn đấu hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang đạt 62%.
Đối với phát triển chính quyền số, phấn đấu 100% các giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp huyện, xã được xác thực điện tử; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trên tổng số hồ sơ đạt từ 50%; tối thiểu 89% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái; tối thiểu 72% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 48% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định; tối thiểu 70% công tác báo cáo (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh,kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành; 10% tài liệu lưu trữ lịch sử được số hóa, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định; 60% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, an toàn thông tin; 30% cán bộ, công chức, viên chức tham gia khai thác dữ liệu và công nghệ số được phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số bằng nhiều hình thức; 30% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; tổ chức triển khai quy trình số hoá, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện đạt tối thiểu 60%; Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp xã, trừ các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, đạt tối thiểu 55%; 30% hồ sơ thanh toán trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh; 60% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái; 20% người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử, đô thị thông minh được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin từ cấp tỉnh tới cơ sở.
Đối với phát triển kinh tế số, phấn đấu kinh tế số chiếm 10% GRDP; năng suất lao động tăng khoảng 6,2%/năm.
Đối với phát triển xã hội số, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G đến người dân trên toàn huyện tại 100% các thôn, bản, tổ dân phố có điện lưới; 80% người dân sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh; 35% người dân dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh; 55% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Đối với triển khai các mục tiêu về năm dữ liệu số, phấn đấu 100% hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của UBND cấp huyện được dịch chuyển trên nền tảng điện toán đám mây; 100% hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện được phê duyệt hồ sơ cấp độ an toàn thông tin; 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số; 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh có sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản chủ lực của huyện có đủ điều kiện được đưa lên sàn thương mại điện tử; 30% các chợ tại trung tâm huyện và các chợ tại xã có điểm phát wifi phục vụ đẩy mạnh thanh toán trực tuyến; 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; 60% dân số trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến.
Giải pháp thực hiện
Để đạt mục tiêu đề ra, huyện đẩy mạnh công tác truyền thông về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện. Thực hiện nhiều hình thức thông tin tuyên truyền như: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tọa đàm, hội thảo, các chương trình truyền hình, các giải pháp truyền thông hiện đại để tuyên truyền rộng rãi về các kế hoạch, hoạt động chuyển đổi số của huyện; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ chính phủ số, chính quyền số; đưa nội dung đào tạo kỹ năng số vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học; xây dựng/ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân; xây dựng/ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp; phổ cập điện thoại thông minh đến mọi người dân.
Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, phối hợp với doanh nghiệp bưu chính công ích cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp); tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số;... Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa cải cách TTHC với phát triển Chính quyền số; rà soát các TTHC, quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số; rà soát loại bỏ một số thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ khi ứng dụng công nghệ số.
Cùng với đó, thu hút nguồn lực CNTT, ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đa dạng hóa nguồn lực để phát triển chính quyền số; tăng cường thực hiện giải pháp thuê dịch vụ công nghệ thông tin; ưu tiên bố trí đầu tư công để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.