Để đảm bảo năng suất, sản lượng, những ngày này, huyện Mù Cang Chải chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung bón thúc, thăm đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc lúa mùa.
Nông dân xã Cao Phạ đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa.
Là huyện vùng cao, Mù Cang Chải có thời tiết khí hậu khắc nghiệt nên sản xuất không tập trung mà được chia làm 2 vùng sản xuất và 4 trà gieo cấy; giá lạnh và thiếu nước tưới nên diện tích ruộng ở các xã cũng được chia thành chân ruộng cấy 2 vụ/năm và chân ruộng chỉ cấy 1 vụ/năm.
Theo đó, vụ mùa năm 2023, vùng sản xuất thuộc các xã khu II có trà cấy 1 là các chân ruộng chỉ gieo cấy 1 vụ/năm, lịch cấy từ ngày mùng 5 - 15/5; trà cấy 2 là các chân ruộng cấy 2 vụ/năm với lịch cấy từ ngày 25/6 - 10/7. Vùng sản xuất thuộc các xã khu I, III và IV có trà cấy 1 là các chân ruộng chỉ cấy 1 vụ/năm, lịch cấy từ ngày 15 - 20/6; trà cấy thứ 2 là các chân ruộng cấy 2 vụ/năm, lịch cấy từ ngày 25/6 - 10/7.
Theo kế hoạch gieo cấy, hiện tại huyện cơ bản đã kết thúc cấy vụ mùa, lúa đang bước vào giai đoạn cần được chăm sóc tốt, nhất là đối với các chân ruộng gieo cấy 2 vụ/năm đang giai đoạn bén rễ, đẻ nhánh cần được tăng cường dinh dưỡng.
Đối với các chân ruộng chỉ cấy 1 vụ/năm, bà con cần tích cực thăm đồng làm cỏ, bón thúc và phòng trừ sâu bệnh để lúa phát triển tốt nhất, quyết định năng suất mùa vụ.
Ông Hờ A Sang, xã La Pán Tẩn chia sẻ: "Gia đình tôi có hơn mẫu ruộng bậc thang chỉ cấy được 1 vụ/năm. Vụ mùa năm nay, gia đình tôi gieo cấy hơn 15 kg giống và đã tiến hành cấy những diện tích có nước thuận lợi từ cuối tháng 5. Năm nay, nhờ thời tiết mưa nhiều nên cũng có nước để làm đất các diện tích thiếu nước giúp cấy được sớm. Để lúa sinh trưởng phát triển tốt, gia đình chủ động bón thúc lần 1, lần 2 kết hợp làm cỏ, sục bùn và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh”.
Là xã thuộc vùng sản xuất khu vực II, ruộng nước của xã La Pán Tẩn chủ yếu cấy 1 vụ là chính. Vụ mùa năm 2023, xã gieo cấy 288 ha với cơ cấu giống trên 65% diện tích là gieo cấy các giống lúa lai ngắn ngày, còn lại cấy giống thuần chất lượng cao và nếp các loại. Xã Hồ Bốn thuộc vùng sản xuất khu IV với diện tích gieo cấy vụ xuân là 109/192 ha tổng diện tích ruộng nước của xã.
Để vụ mùa được sản xuất sớm, Hồ Bốn đã tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động nạo vét, tu sửa kênh mương đảm bảo dẫn nước tưới; chủ động chăm sóc mạ, làm đất ngay sau thu hoạch lúa xuân nên diện tích vụ mùa đảm bảo được cấy đồng loạt.
Ông Hoàng Văn Hân - Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Vụ mùa 2023, huyện gieo cấy tổng diện tích là 4.570 ha lúa. Trong đó, các địa phương có diện tích gieo cấy vụ lúa mùa lớn như: xã Lao Chải 688,5 ha, xã Nậm Có 670 ha, xã Mồ Dề 445 ha..., với cơ cấu trên 67% diện tích gieo cấy giống lúa lai như: Nhị ưu 838, Thụy Hương 308, Thái Xuyên 111, Phúc Thái 168, QL 301, HT 3-4, MHC 2, CP 134, LP 1601, GS 55, HKT 99…; còn lại là các giống thuần như Hương chiêm, Thiên ưu 8, Đài thơm 8, VNR20, VNR88, Dự hương 8, T10, Bắc thơm 7, Bắc hương 9, QR1, HT1, ĐS1, J02, Séng cù...”. Hiện tại, lúa đang giai đoạn xuống rễ, phát triển, đẻ nhánh mạnh.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho lúa phát triển, ngành nông nghiệp huyện đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền nhân dân chủ động bón thúc đến đâu tranh thủ làm cỏ, sục bùn đến đó; chủ động điều chỉnh mức nước trong ruộng phù hợp, hạn chế nước quá nhiều gây rửa trôi phân bón kết hợp phun thuốc phòng trừ các loại sâu bọ, bệnh nấm lá, đạo ôn…, đảm bảo năng suất, sản lượng.
Cùng với lựa chọn loại giống ngắn ngày hay dài ngày, chịu được khô hạn hay không để phù hợp đối với từng chân ruộng cấy 1 vụ hay 2 vụ/năm và ruộng thiếu nước tưới để đảm bảo cho năng suất cao nhất, với thời tiết hiện nay đã bước vào mùa mưa bão, nguy cơ xảy ra ngập úng, vùi lấp lúa do lũ ống, sạt lở nên bà con cần chủ động khơi thông các dòng chảy, kè, đắp lại những nơi bờ yếu, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, đảm bảo mục tiêu về năng suất, sản lượng mùa vụ.
1054 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Để đảm bảo năng suất, sản lượng, những ngày này, huyện Mù Cang Chải chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung bón thúc, thăm đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc lúa mùa.Là huyện vùng cao, Mù Cang Chải có thời tiết khí hậu khắc nghiệt nên sản xuất không tập trung mà được chia làm 2 vùng sản xuất và 4 trà gieo cấy; giá lạnh và thiếu nước tưới nên diện tích ruộng ở các xã cũng được chia thành chân ruộng cấy 2 vụ/năm và chân ruộng chỉ cấy 1 vụ/năm.
Theo đó, vụ mùa năm 2023, vùng sản xuất thuộc các xã khu II có trà cấy 1 là các chân ruộng chỉ gieo cấy 1 vụ/năm, lịch cấy từ ngày mùng 5 - 15/5; trà cấy 2 là các chân ruộng cấy 2 vụ/năm với lịch cấy từ ngày 25/6 - 10/7. Vùng sản xuất thuộc các xã khu I, III và IV có trà cấy 1 là các chân ruộng chỉ cấy 1 vụ/năm, lịch cấy từ ngày 15 - 20/6; trà cấy thứ 2 là các chân ruộng cấy 2 vụ/năm, lịch cấy từ ngày 25/6 - 10/7.
Theo kế hoạch gieo cấy, hiện tại huyện cơ bản đã kết thúc cấy vụ mùa, lúa đang bước vào giai đoạn cần được chăm sóc tốt, nhất là đối với các chân ruộng gieo cấy 2 vụ/năm đang giai đoạn bén rễ, đẻ nhánh cần được tăng cường dinh dưỡng.
Đối với các chân ruộng chỉ cấy 1 vụ/năm, bà con cần tích cực thăm đồng làm cỏ, bón thúc và phòng trừ sâu bệnh để lúa phát triển tốt nhất, quyết định năng suất mùa vụ.
Ông Hờ A Sang, xã La Pán Tẩn chia sẻ: "Gia đình tôi có hơn mẫu ruộng bậc thang chỉ cấy được 1 vụ/năm. Vụ mùa năm nay, gia đình tôi gieo cấy hơn 15 kg giống và đã tiến hành cấy những diện tích có nước thuận lợi từ cuối tháng 5. Năm nay, nhờ thời tiết mưa nhiều nên cũng có nước để làm đất các diện tích thiếu nước giúp cấy được sớm. Để lúa sinh trưởng phát triển tốt, gia đình chủ động bón thúc lần 1, lần 2 kết hợp làm cỏ, sục bùn và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh”.
Là xã thuộc vùng sản xuất khu vực II, ruộng nước của xã La Pán Tẩn chủ yếu cấy 1 vụ là chính. Vụ mùa năm 2023, xã gieo cấy 288 ha với cơ cấu giống trên 65% diện tích là gieo cấy các giống lúa lai ngắn ngày, còn lại cấy giống thuần chất lượng cao và nếp các loại. Xã Hồ Bốn thuộc vùng sản xuất khu IV với diện tích gieo cấy vụ xuân là 109/192 ha tổng diện tích ruộng nước của xã.
Để vụ mùa được sản xuất sớm, Hồ Bốn đã tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động nạo vét, tu sửa kênh mương đảm bảo dẫn nước tưới; chủ động chăm sóc mạ, làm đất ngay sau thu hoạch lúa xuân nên diện tích vụ mùa đảm bảo được cấy đồng loạt.
Ông Hoàng Văn Hân - Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Vụ mùa 2023, huyện gieo cấy tổng diện tích là 4.570 ha lúa. Trong đó, các địa phương có diện tích gieo cấy vụ lúa mùa lớn như: xã Lao Chải 688,5 ha, xã Nậm Có 670 ha, xã Mồ Dề 445 ha..., với cơ cấu trên 67% diện tích gieo cấy giống lúa lai như: Nhị ưu 838, Thụy Hương 308, Thái Xuyên 111, Phúc Thái 168, QL 301, HT 3-4, MHC 2, CP 134, LP 1601, GS 55, HKT 99…; còn lại là các giống thuần như Hương chiêm, Thiên ưu 8, Đài thơm 8, VNR20, VNR88, Dự hương 8, T10, Bắc thơm 7, Bắc hương 9, QR1, HT1, ĐS1, J02, Séng cù...”. Hiện tại, lúa đang giai đoạn xuống rễ, phát triển, đẻ nhánh mạnh.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho lúa phát triển, ngành nông nghiệp huyện đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền nhân dân chủ động bón thúc đến đâu tranh thủ làm cỏ, sục bùn đến đó; chủ động điều chỉnh mức nước trong ruộng phù hợp, hạn chế nước quá nhiều gây rửa trôi phân bón kết hợp phun thuốc phòng trừ các loại sâu bọ, bệnh nấm lá, đạo ôn…, đảm bảo năng suất, sản lượng.
Cùng với lựa chọn loại giống ngắn ngày hay dài ngày, chịu được khô hạn hay không để phù hợp đối với từng chân ruộng cấy 1 vụ hay 2 vụ/năm và ruộng thiếu nước tưới để đảm bảo cho năng suất cao nhất, với thời tiết hiện nay đã bước vào mùa mưa bão, nguy cơ xảy ra ngập úng, vùi lấp lúa do lũ ống, sạt lở nên bà con cần chủ động khơi thông các dòng chảy, kè, đắp lại những nơi bờ yếu, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, đảm bảo mục tiêu về năng suất, sản lượng mùa vụ.