CTTĐT - Sáng 9/10/2023, UBND huyện Mù Cang Chải tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án xây dựng huyện phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Lê Thị Thanh Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh; lãnh đạo một số sở ngành của tỉnh.
Quang cảnh hội nghị
Dự Hội nghị có đồng chí Lê Thị Thanh Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh; lãnh đạo một số sở ngành của tỉnh.
Theo báo cáo ngay sau khi có Đề án của UBND tỉnh về xây dựng huyện phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện đã tham mưu xây dựng các nghị quyết chuyên đề về công tác bảo tồn phát huy giá trị bản sắc dân tộc gắn với phát triển du lịch, chương trình phát triển xanh, hài hòa triển khai lồng ghép các nghị quyết, chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với phát triển du lịch trên địa bàn như Nghị quyết số 10/2021/NQ/HĐND của HĐND tỉnh về Ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Song song với việc phát triển du lịch, huyện còn chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp thương hiệu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP như: Chè Shan tuyết Púng Luông, mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải, các sản phẩm du lịch cộng đồng; hoàn thành xây dựng thương hiệu sản phẩm Gạo nếp tan Khau Phạ; Sơn tra khô thái lát. Qua đánh giá, Mù Cang Chải đã có 10 sản phẩm đạt thương hiệu OCOP trong đó 7 sản phẩm du lịch, 3 sản phẩm nông nghiệp, các sản đều được sản xuất theo quy trình, đạt các tiêu chuẩn quy định và có một số sản phẩm đã đưa trên các hệ thống mạng góp phần tăng thu nhập cho các tổ hợp tác trên địa bàn huyện.
Từ năm 2020 đến nay đã có 20 cơ sở lưu trú mới đi vào hoạt động nâng tổng số homestay, nhà nghỉ trên địa bàn huyện là 104 cơ sở có khả năng phục vụ trên 3.000 người nghỉ/đêm; nhà hàng, quán ăn có 70 cơ sở, các hộ homestay còn phục vụ du khách ăn tại nhà đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt trên 5.000 khách.
Tuy nhiên trong 2 năm qua do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, lượng khách du lịch đến với Mù Cang Chải giảm mạnh. Nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, huyện Mù Cang Chải đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phục hồi và phát triển du lịch. Đặc biệt, Mù Cang Chải đã tăng cường các hoạt động du lịch với nhiều sản phẩm mang đậm bản sắc của các dân tộc trên địa bàn. Đồng thời khai thác, phát triển các loại hình du lịch thể thao, trải nghiệm, mạo hiểm; khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ - du lịch văn hóa; phát triển các sản phẩm du lịch mới như du lịch sinh thái, nông nghiệp để tạo dấu ấn cho du khách khi đến với mảnh đất Mù Cang Chải.
Với các hoạt động kích cầu du lịch, năm 2022 huyện đã đón 350.000 lượt khách, doanh thu đạt 270 tỷ đồng, đạt 116%, tăng 209% vượt 129% so với chỉ tiêu đề án. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch tăng 131,7%/năm. Trong 9 tháng đầu năm 2023, huyện Mù Cang Chải đón 153.660 lượt du khách, doanh thu từ du lịch đạt 153,6 tỷ đồng. Dự kiến năm 2023 đón và phục vụ 300.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 300 tỷ đồng. Tỷ trọng khu vực dịch vụ đạt 36 % theo chỉ tiêu giao.
Tại hội nghị đã có nhiều ý kiến phát biểu nêu lên những tồn tại hạn chế trong công tác triển khai, thực hiện Đề án, đặc biệt là xây dựng các điểm du lịch. Cùng với đó bàn các giải pháp tiếp tục thực hiện Đề án trong thời gian tới, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn của huyện cần bám sát các nhiệm vụ trong Đề án và phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh để tiếp tục triển khai thực hiện; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Du lịch trên địa bàn huyện trên các phương tiện thông đại chúng; quan tâm, chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với việc tổ chức các sự kiện lớn của huyện, tỉnh để quảng bá hình ảnh, con người của Mù cang Chải đến du khách trong và ngoài nước. Các nhà nghỉ, homestay cần đảm bảo về vệ sinh, an ninh trật tự trong quá trình khách lưu trú trên địa bàn huyện, cần xây dựng quy củ hơn và gắn với các sản phẩm du lịch, giá trị văn hóa của dân tộc; tiếp tục mở các lớp tập huấn về công tác quản trị, hướng dẫn viên du lịch cho người dân; tiếp tục đầu tư mở mới và tu sửa hệ thống giao thông nông thôn, nhất là tại các điểm du lịch để thuận lợi cho du khách đi lại.
1345 lượt xem
CTV: A Cớ
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 9/10/2023, UBND huyện Mù Cang Chải tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án xây dựng huyện phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Lê Thị Thanh Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh; lãnh đạo một số sở ngành của tỉnh.
Dự Hội nghị có đồng chí Lê Thị Thanh Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh; lãnh đạo một số sở ngành của tỉnh.
Theo báo cáo ngay sau khi có Đề án của UBND tỉnh về xây dựng huyện phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện đã tham mưu xây dựng các nghị quyết chuyên đề về công tác bảo tồn phát huy giá trị bản sắc dân tộc gắn với phát triển du lịch, chương trình phát triển xanh, hài hòa triển khai lồng ghép các nghị quyết, chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với phát triển du lịch trên địa bàn như Nghị quyết số 10/2021/NQ/HĐND của HĐND tỉnh về Ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Song song với việc phát triển du lịch, huyện còn chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp thương hiệu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP như: Chè Shan tuyết Púng Luông, mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải, các sản phẩm du lịch cộng đồng; hoàn thành xây dựng thương hiệu sản phẩm Gạo nếp tan Khau Phạ; Sơn tra khô thái lát. Qua đánh giá, Mù Cang Chải đã có 10 sản phẩm đạt thương hiệu OCOP trong đó 7 sản phẩm du lịch, 3 sản phẩm nông nghiệp, các sản đều được sản xuất theo quy trình, đạt các tiêu chuẩn quy định và có một số sản phẩm đã đưa trên các hệ thống mạng góp phần tăng thu nhập cho các tổ hợp tác trên địa bàn huyện.
Từ năm 2020 đến nay đã có 20 cơ sở lưu trú mới đi vào hoạt động nâng tổng số homestay, nhà nghỉ trên địa bàn huyện là 104 cơ sở có khả năng phục vụ trên 3.000 người nghỉ/đêm; nhà hàng, quán ăn có 70 cơ sở, các hộ homestay còn phục vụ du khách ăn tại nhà đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt trên 5.000 khách.
Tuy nhiên trong 2 năm qua do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, lượng khách du lịch đến với Mù Cang Chải giảm mạnh. Nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, huyện Mù Cang Chải đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phục hồi và phát triển du lịch. Đặc biệt, Mù Cang Chải đã tăng cường các hoạt động du lịch với nhiều sản phẩm mang đậm bản sắc của các dân tộc trên địa bàn. Đồng thời khai thác, phát triển các loại hình du lịch thể thao, trải nghiệm, mạo hiểm; khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ - du lịch văn hóa; phát triển các sản phẩm du lịch mới như du lịch sinh thái, nông nghiệp để tạo dấu ấn cho du khách khi đến với mảnh đất Mù Cang Chải.
Với các hoạt động kích cầu du lịch, năm 2022 huyện đã đón 350.000 lượt khách, doanh thu đạt 270 tỷ đồng, đạt 116%, tăng 209% vượt 129% so với chỉ tiêu đề án. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch tăng 131,7%/năm. Trong 9 tháng đầu năm 2023, huyện Mù Cang Chải đón 153.660 lượt du khách, doanh thu từ du lịch đạt 153,6 tỷ đồng. Dự kiến năm 2023 đón và phục vụ 300.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 300 tỷ đồng. Tỷ trọng khu vực dịch vụ đạt 36 % theo chỉ tiêu giao.
Tại hội nghị đã có nhiều ý kiến phát biểu nêu lên những tồn tại hạn chế trong công tác triển khai, thực hiện Đề án, đặc biệt là xây dựng các điểm du lịch. Cùng với đó bàn các giải pháp tiếp tục thực hiện Đề án trong thời gian tới, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn của huyện cần bám sát các nhiệm vụ trong Đề án và phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh để tiếp tục triển khai thực hiện; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Du lịch trên địa bàn huyện trên các phương tiện thông đại chúng; quan tâm, chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với việc tổ chức các sự kiện lớn của huyện, tỉnh để quảng bá hình ảnh, con người của Mù cang Chải đến du khách trong và ngoài nước. Các nhà nghỉ, homestay cần đảm bảo về vệ sinh, an ninh trật tự trong quá trình khách lưu trú trên địa bàn huyện, cần xây dựng quy củ hơn và gắn với các sản phẩm du lịch, giá trị văn hóa của dân tộc; tiếp tục mở các lớp tập huấn về công tác quản trị, hướng dẫn viên du lịch cho người dân; tiếp tục đầu tư mở mới và tu sửa hệ thống giao thông nông thôn, nhất là tại các điểm du lịch để thuận lợi cho du khách đi lại.