CTTĐT - Sáng 14/5, Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với UBND huyện Trấn Yên tổ chức Chương trình gắn Bia di tích lịch sử Gò cọ Làng Chiềng, xã Cường Thịnh.
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh và huyện Trấn Yên tham gia khánh thành Bia di tích lịch sử Gò cọ Làng Chiềng.
Tham dự Chương trình có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Văn Ý - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái; lãnh đạo Huyện ủy Trấn Yên; lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng đông đảo nhân dân xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên.
Quần thể di tích lịch sử Gò cọ Làng Chiềng gồm hai địa điểm: Địa điểm thứ nhất là nơi diễn ra Hội nghị Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ II năm 1949 thuộc thôn Trung Mỹ (nay là thôn Đầm Hồng); địa điểm thứ hai là Đình làng Chiềng (thôn 4 xã Cường Thịnh) nơi các Đại biểu về dự Hội nghị tập kết, sinh hoạt và bàn công việc.
Theo lịch sử Đảng bộ và hồ sơ công nhận Di tích lịch sử Gò Cọ Làng Chiềng ghi lại, từ trung tuần tháng 12 năm 1948, công tác chuẩn bị phục vụ Hội nghị đại biểu lần thứ II của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã diễn ra tại Gò Cọ làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên. Tham dự Hội nghị có đại biểu của Tỉnh ủy, huyện Trấn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Bàn, Than Uyên, đại biểu Liên chi một, Liên chi hai và 6 đại biểu Trung đoàn 115.
Ngày 10 tháng 1 năm 1949, khai mạc Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II tại Gò cọ làng Chiềng, xã Cường Thịnh. Nội dung Hội nghị đã khẳng định lực lượ ng quân sự của ta đang phát triển lớn mạnh, tương quan với lực lượng của địch; địch có nhiều âm mưu nham hiểm nhưng đang rơi vào tình trạng khó khăn, lúng túng. Hội nghị đã khẳng định những chủ trương, biện pháp đề ra tại Hội nghị Cán bộ tỉnh lần một, (Họp tại làng Hòa Quân, xã Minh Quân tháng 7/1948) là đúng đắn và nhấn mạnh thêm một số vấn đề quan trọng nhằm đẩy mạnh xây dựng chính quyền và các tổ chức quần chúng bí mật trong vùng địch, tập trung xây dựng các đội du kích; đồng thời phát triển chiến tranh du kích ở các địa phương. Phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua ái quốc, chăm lo phát triển Đảng, đào tạo cán bộ cho vùng hậu địch, là người dân tộc. Hội nghị tổng kết mọi mặt công tác, trọng tâm là tình hình công tác 6 tháng cuối năm 1948, đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 1949.
Đặc biệt, Hội nghị đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 9 ủy viên chính thức và 1 (một) ủy viên dự khuyết. Đồng chí Vũ Tuân được Hội nghị bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung thảo luận và đưa ra nhiều quyết định quan trọng về công tác địch vận, về Mặt trận dân tộc thống nhất, về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục...
Với những giá trị về lịch sử và cách mạng, Di tích Gò cọ Làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2007 tại Quyết định số 863, ngày 21/6/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.
Với những ý nghĩa lịch sử cách mạng sâu sắc, Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái đã tiến hành khảo sát, đánh giá và phối hợp với huyện Trấn Yên để tôn tạo, thay mới Bia di tích xứng tầm với giá trị truyền thống lịch sử cách mạng của di tích. Công trình Gắn bia di tích Gò cọ Làng Chiềng mang ý nghĩa chính trị to lớn, thiết thực chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890 – 19/5/2024); chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945-30/6/2024) và chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Văn phòng Tỉnh ủy (18/5/1949- 18/5/2024).
Hoạt động sẽ tạo tiền đề để nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Trấn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung tỏ lòng thành kính, tri ân và giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước cho các thế hệ mai sau.
Các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái thăm hỏi, động viên gia đình cụ Vũ Thị Vinh
Trước đó, đoàn công tác Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái và Huyện ủy Trấn Yên đã tới thăm, tặng quà, động viên gia đình cụ Vũ Thị Vinh (91 tuổi) ở thôn Đồng Chuối và gia đình cụ Lê Thị Loan (102 tuổi) ở thôn Đất Đen, xã Cường Thịnh, là những nhân chứng lịch sử có nhiều năm gắn bó với Di tích Gò cọ Làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên.
1500 lượt xem
CTV: Nguyễn Thư - Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 14/5, Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với UBND huyện Trấn Yên tổ chức Chương trình gắn Bia di tích lịch sử Gò cọ Làng Chiềng, xã Cường Thịnh. Tham dự Chương trình có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Văn Ý - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái; lãnh đạo Huyện ủy Trấn Yên; lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng đông đảo nhân dân xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên.
Quần thể di tích lịch sử Gò cọ Làng Chiềng gồm hai địa điểm: Địa điểm thứ nhất là nơi diễn ra Hội nghị Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ II năm 1949 thuộc thôn Trung Mỹ (nay là thôn Đầm Hồng); địa điểm thứ hai là Đình làng Chiềng (thôn 4 xã Cường Thịnh) nơi các Đại biểu về dự Hội nghị tập kết, sinh hoạt và bàn công việc.
Theo lịch sử Đảng bộ và hồ sơ công nhận Di tích lịch sử Gò Cọ Làng Chiềng ghi lại, từ trung tuần tháng 12 năm 1948, công tác chuẩn bị phục vụ Hội nghị đại biểu lần thứ II của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã diễn ra tại Gò Cọ làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên. Tham dự Hội nghị có đại biểu của Tỉnh ủy, huyện Trấn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Bàn, Than Uyên, đại biểu Liên chi một, Liên chi hai và 6 đại biểu Trung đoàn 115.
Ngày 10 tháng 1 năm 1949, khai mạc Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II tại Gò cọ làng Chiềng, xã Cường Thịnh. Nội dung Hội nghị đã khẳng định lực lượ ng quân sự của ta đang phát triển lớn mạnh, tương quan với lực lượng của địch; địch có nhiều âm mưu nham hiểm nhưng đang rơi vào tình trạng khó khăn, lúng túng. Hội nghị đã khẳng định những chủ trương, biện pháp đề ra tại Hội nghị Cán bộ tỉnh lần một, (Họp tại làng Hòa Quân, xã Minh Quân tháng 7/1948) là đúng đắn và nhấn mạnh thêm một số vấn đề quan trọng nhằm đẩy mạnh xây dựng chính quyền và các tổ chức quần chúng bí mật trong vùng địch, tập trung xây dựng các đội du kích; đồng thời phát triển chiến tranh du kích ở các địa phương. Phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua ái quốc, chăm lo phát triển Đảng, đào tạo cán bộ cho vùng hậu địch, là người dân tộc. Hội nghị tổng kết mọi mặt công tác, trọng tâm là tình hình công tác 6 tháng cuối năm 1948, đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 1949.
Đặc biệt, Hội nghị đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 9 ủy viên chính thức và 1 (một) ủy viên dự khuyết. Đồng chí Vũ Tuân được Hội nghị bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung thảo luận và đưa ra nhiều quyết định quan trọng về công tác địch vận, về Mặt trận dân tộc thống nhất, về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục...
Với những giá trị về lịch sử và cách mạng, Di tích Gò cọ Làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2007 tại Quyết định số 863, ngày 21/6/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.
Với những ý nghĩa lịch sử cách mạng sâu sắc, Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái đã tiến hành khảo sát, đánh giá và phối hợp với huyện Trấn Yên để tôn tạo, thay mới Bia di tích xứng tầm với giá trị truyền thống lịch sử cách mạng của di tích. Công trình Gắn bia di tích Gò cọ Làng Chiềng mang ý nghĩa chính trị to lớn, thiết thực chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890 – 19/5/2024); chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945-30/6/2024) và chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Văn phòng Tỉnh ủy (18/5/1949- 18/5/2024).
Hoạt động sẽ tạo tiền đề để nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Trấn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung tỏ lòng thành kính, tri ân và giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước cho các thế hệ mai sau.
Các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái thăm hỏi, động viên gia đình cụ Vũ Thị Vinh
Trước đó, đoàn công tác Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái và Huyện ủy Trấn Yên đã tới thăm, tặng quà, động viên gia đình cụ Vũ Thị Vinh (91 tuổi) ở thôn Đồng Chuối và gia đình cụ Lê Thị Loan (102 tuổi) ở thôn Đất Đen, xã Cường Thịnh, là những nhân chứng lịch sử có nhiều năm gắn bó với Di tích Gò cọ Làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên.