CTTĐT - Những ngày thu tháng 9 này, những thửa ruộng bậc thang ngả màu vàng óng ở xã Tú Lệ lại rộn rã tiếng cười, tiếng chày giã cốm của các bà, các chị. Cốm Tú Lệ không chỉ nổi tiếng tại Văn Chấn mà đã trở thành thương hiệu, món quà quý được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến bởi mùi cốm non thơm, vị dẻo, ngọt ngào. Phát huy giá trị vốn có của nếp Tan, Tú Lệ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm cốm nếp gắn với việc xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc Thái.
Gia đình chị Hoàng Thị Minh, thôn Nà Lóng, xã Tú Lệ đi cắt lúa làm cốm
Để nâng cao chất lượng sản phẩm cốm của gia đình, theo phương thức sản xuất, kinh nghiệm từ hơn chục năm nay, thì cốm phải được sản xuất trong ngày. Chị Hoàng Thị Minh, thôn Nà Lóng, xã Tú Lệ cho biết: Từ 5h sáng hai vợ chồng chị đã ra ruộng cắt từng bông lúa khi còn ngậm sữa. Toàn bộ công đoạn được cắt thủ công, không gặt đại trà mà phải lựa những bông chín đúng độ thì cốm mới dẻo, mới ngon, mỗi ruộng lúa thu hái từ 3, đến 4 lần mới hoàn thành công việc thu hoạch. Lúa non sau khi cắt, tuốt, sẽ được đãi qua nước và cho vào rang. Công đoạn rang cốm là quan trọng nhất, bếp lò rang cốm phải dùng củi, quan trọng người rang phải đảo đều trong lửa nhỏ, sao cho hạt lúa nóng đều, để nguội rồi đem tách vỏ và giã. Tuỳ vào độ non của lúa, kinh nghiệm của người làm mà thời gian giã cốm, độ dẻo của các mẻ cốm cũng có giá trị khác nhau.
Từ xa xưa so với các loại cốm khác, cốm Tú Lệ ngon hơn hẳn bởi hương thơm và độ dẻo, cốm có vị ngọt đậm đà, béo ngậy, khiến cho những ai đã từng thưởng thức đều không thể quên. Mặc dù công việc làm cốm đầy vất vả và không đem lại nhiều giá trị kinh tế, nhưng người dân Tú Lệ luôn duy trì thực hiện nó vì giá trị tinh thần. Khi cốm Tú Lệ trở nên nổi tiếng, họ cảm thấy vui mừng, phấn khởi. Thậm chí, có người dân ở xa như Hải Phòng, Đà Nẵng, khách quốc tế đến tham quan, du lịch khi được xem trực tiếp từng công đoạn sản xuất đều đánh giá rất cao sản phẩm cốm Tú Lệ. Chị Lê Thùy, Du khách đến từ Hải Phòng chia sẻ: “Năm nào chị cũng mua biếu bạn bè và người thân trong gia đình, vị thơm ngon, dẻo ngọt trở thành đặc sản không nơi đâu có được và chị rất thích ăn trực tiếp cũng như làm các món ăn”.
Lãnh đạo xã Tú Lệ kiểm tra cánh đồng lúa nếp để làm cốm
Hiện người dân tại các thôn bản trong xã Tú Lệ đều sản xuất cốm, trung bình một ngày, mỗi gia đình ở bản Nà Lóng làm được khoảng 20kg cốm với giá bán 120.000 đồng/kg. Đối với các gia đình có cửa hàng dọc Quốc lộ 32, mỗi cửa hàng, từ việc bán online qua điện thoại và qua mạng zalo, facebook, bán cho khách du lịch. Có thời điểm mỗi ngày, một cửa hàng tiêu thụ ra thị trường từ 70-80kg. Bên cạnh đó, để xây dựng chuỗi liên kết cho sản phẩm cốm Tú Lệ đến nay trên địa bàn xã đã có HTX Dịch vụ Tú Lệ liên kết với một số doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng đưa ra thị trường, bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm cốm cho nhân dân. Anh Lò Văn Mạnh, giám đốc HTX Dịch vụ Tú Lệ cho biết: “Để mà nâng cao giá trị của sản phẩm cốm thì thứ nhất là doanh nghiệp hợp tác xã đầu tiên là chú trọng chất lượng và thứ 2 là về cái quảng bá của sản phẩm của cốm để mọi người biết đến và quan trọng nhất vẫn là chất lượng của sản phẩm cốm. Để có được cái chất lượng sản phẩm cốm thì hợp tác xã chú trọng vào các khâu, các quy trình sản xuất cốm đảm bảo theo đúng quy trình không sử dụng phẩm màu hay là hóa chất gì vào trong cốm để bảo quản cốm hay là để tạo màu cho cốm. Hiện tại thì với giá thành đang bao tiêu sản phẩm cho bà con và các tổ hợp tác ở trên địa bàn thì hiện tại hợp tác xã đang thu mua với lại giá thành là 150 nghìn đồng/1kg, giá thành của sản phẩm cốm cao thì bà con lại sẽ làm cốm nhiều hơn đảm bảo đúng quy trình không sử dụng hóa chất hay phẩm màu trong giai đoạn làm cốm để đến tay người tiêu dùng với giá trị thật nhất”.
Du khách nước ngoài và trong nước tham quan quy trình làm cốm tại thôn Nà Lóng, xã Tú Lệ
Vụ mùa này tại xã Tú Lệ người dân đã gieo cấy hơn 100ha giống lúa nếp Tan, đây là diện tích lúa được nhân dân gieo cấy để thu hoạch làm cốm, sản lượng nếp Tan hàng năm đạt trên 500 tấn, đây là nguồn thu nhập lớn đối với người dân. Xã Tú Lệ thường xuyên kiểm tra, khảo sát, vận động các cơ sở sản xuất đầu tư máy móc, hiện đại hóa quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, vận động các hộ ghi tên số điện thoại trên các bao bì sản phẩm trước khi xuất bán ra thị trường, hỗ trợ các hộ tham gia chương trình OCOP, thông qua đó sẽ khẳng định chất lượng, quảng bá hình ảnh sản phẩm cốm của địa phương. Ông Hoàng Văn Soàn, Chủ tịch UBND xã Tú Lệ, cho biết: “Đối với công tác để nâng cao giá trị sản phẩm cốm Tú Lệ thì đối với chính quyền địa phương chúng tôi đã có giải pháp định hướng chỉ đạo trước hết là chúng tôi sẽ quản lý chặt các cái hộ mà kinh doanh cốm cũng như là các hộ sản xuất cốm. Đặc biệt là phải giữ được cái giá trị tự nhiên của cốm đặc sản nếp Tú Lệ và đặc biệt là đối với người sản xuất các hộ sản xuất là chúng tôi sẽ phải tổng hợp tập hợp lại và quán triệt là phải làm đúng theo như quy trình phong tục của người Thái sản xuất cốm của ngày xưa đồng thời có sự quản lý của nhà nước và sẽ định hướng là thành lập các tổ hợp tác xã giao cho các Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên để quản lý trong các tổ hợp tác này để liên kết sản xuất và khi cốm ra lò thì sẽ giao lại cho các hộ kinh doanh để niêm yết giá trị sản phẩm và quảng bá cũng như là rộng rãi được cho khách trong và ngoài nước.”
Lãnh đạo xã Tú Lệ kiểm tra các cơ sở sản xuất, bán sản phẩm cốm Tú Lệ
Ngày nay Cốm đã trở thành biểu tượng văn hóa của Tú Lệ, giá trị, chất lượng ngày càng nâng cao sẽ giúp người dân gắn bó với nông nghiệp, mở rộng diện tích giữ gìn giống lúa nếp Tan bản địa, phát triển tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thái gắn với làng nghề truyền thống theo hướng bền vững, làm nên thương hiệu của mảnh đất vùng cao Yên Bái trở thành món quà quê dân dã được chắt lọc tinh hoa đất trời./.
1271 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Văn Chấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những ngày thu tháng 9 này, những thửa ruộng bậc thang ngả màu vàng óng ở xã Tú Lệ lại rộn rã tiếng cười, tiếng chày giã cốm của các bà, các chị. Cốm Tú Lệ không chỉ nổi tiếng tại Văn Chấn mà đã trở thành thương hiệu, món quà quý được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến bởi mùi cốm non thơm, vị dẻo, ngọt ngào. Phát huy giá trị vốn có của nếp Tan, Tú Lệ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm cốm nếp gắn với việc xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc Thái.Để nâng cao chất lượng sản phẩm cốm của gia đình, theo phương thức sản xuất, kinh nghiệm từ hơn chục năm nay, thì cốm phải được sản xuất trong ngày. Chị Hoàng Thị Minh, thôn Nà Lóng, xã Tú Lệ cho biết: Từ 5h sáng hai vợ chồng chị đã ra ruộng cắt từng bông lúa khi còn ngậm sữa. Toàn bộ công đoạn được cắt thủ công, không gặt đại trà mà phải lựa những bông chín đúng độ thì cốm mới dẻo, mới ngon, mỗi ruộng lúa thu hái từ 3, đến 4 lần mới hoàn thành công việc thu hoạch. Lúa non sau khi cắt, tuốt, sẽ được đãi qua nước và cho vào rang. Công đoạn rang cốm là quan trọng nhất, bếp lò rang cốm phải dùng củi, quan trọng người rang phải đảo đều trong lửa nhỏ, sao cho hạt lúa nóng đều, để nguội rồi đem tách vỏ và giã. Tuỳ vào độ non của lúa, kinh nghiệm của người làm mà thời gian giã cốm, độ dẻo của các mẻ cốm cũng có giá trị khác nhau.
Từ xa xưa so với các loại cốm khác, cốm Tú Lệ ngon hơn hẳn bởi hương thơm và độ dẻo, cốm có vị ngọt đậm đà, béo ngậy, khiến cho những ai đã từng thưởng thức đều không thể quên. Mặc dù công việc làm cốm đầy vất vả và không đem lại nhiều giá trị kinh tế, nhưng người dân Tú Lệ luôn duy trì thực hiện nó vì giá trị tinh thần. Khi cốm Tú Lệ trở nên nổi tiếng, họ cảm thấy vui mừng, phấn khởi. Thậm chí, có người dân ở xa như Hải Phòng, Đà Nẵng, khách quốc tế đến tham quan, du lịch khi được xem trực tiếp từng công đoạn sản xuất đều đánh giá rất cao sản phẩm cốm Tú Lệ. Chị Lê Thùy, Du khách đến từ Hải Phòng chia sẻ: “Năm nào chị cũng mua biếu bạn bè và người thân trong gia đình, vị thơm ngon, dẻo ngọt trở thành đặc sản không nơi đâu có được và chị rất thích ăn trực tiếp cũng như làm các món ăn”.
Lãnh đạo xã Tú Lệ kiểm tra cánh đồng lúa nếp để làm cốm
Hiện người dân tại các thôn bản trong xã Tú Lệ đều sản xuất cốm, trung bình một ngày, mỗi gia đình ở bản Nà Lóng làm được khoảng 20kg cốm với giá bán 120.000 đồng/kg. Đối với các gia đình có cửa hàng dọc Quốc lộ 32, mỗi cửa hàng, từ việc bán online qua điện thoại và qua mạng zalo, facebook, bán cho khách du lịch. Có thời điểm mỗi ngày, một cửa hàng tiêu thụ ra thị trường từ 70-80kg. Bên cạnh đó, để xây dựng chuỗi liên kết cho sản phẩm cốm Tú Lệ đến nay trên địa bàn xã đã có HTX Dịch vụ Tú Lệ liên kết với một số doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng đưa ra thị trường, bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm cốm cho nhân dân. Anh Lò Văn Mạnh, giám đốc HTX Dịch vụ Tú Lệ cho biết: “Để mà nâng cao giá trị của sản phẩm cốm thì thứ nhất là doanh nghiệp hợp tác xã đầu tiên là chú trọng chất lượng và thứ 2 là về cái quảng bá của sản phẩm của cốm để mọi người biết đến và quan trọng nhất vẫn là chất lượng của sản phẩm cốm. Để có được cái chất lượng sản phẩm cốm thì hợp tác xã chú trọng vào các khâu, các quy trình sản xuất cốm đảm bảo theo đúng quy trình không sử dụng phẩm màu hay là hóa chất gì vào trong cốm để bảo quản cốm hay là để tạo màu cho cốm. Hiện tại thì với giá thành đang bao tiêu sản phẩm cho bà con và các tổ hợp tác ở trên địa bàn thì hiện tại hợp tác xã đang thu mua với lại giá thành là 150 nghìn đồng/1kg, giá thành của sản phẩm cốm cao thì bà con lại sẽ làm cốm nhiều hơn đảm bảo đúng quy trình không sử dụng hóa chất hay phẩm màu trong giai đoạn làm cốm để đến tay người tiêu dùng với giá trị thật nhất”.
Du khách nước ngoài và trong nước tham quan quy trình làm cốm tại thôn Nà Lóng, xã Tú Lệ
Vụ mùa này tại xã Tú Lệ người dân đã gieo cấy hơn 100ha giống lúa nếp Tan, đây là diện tích lúa được nhân dân gieo cấy để thu hoạch làm cốm, sản lượng nếp Tan hàng năm đạt trên 500 tấn, đây là nguồn thu nhập lớn đối với người dân. Xã Tú Lệ thường xuyên kiểm tra, khảo sát, vận động các cơ sở sản xuất đầu tư máy móc, hiện đại hóa quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, vận động các hộ ghi tên số điện thoại trên các bao bì sản phẩm trước khi xuất bán ra thị trường, hỗ trợ các hộ tham gia chương trình OCOP, thông qua đó sẽ khẳng định chất lượng, quảng bá hình ảnh sản phẩm cốm của địa phương. Ông Hoàng Văn Soàn, Chủ tịch UBND xã Tú Lệ, cho biết: “Đối với công tác để nâng cao giá trị sản phẩm cốm Tú Lệ thì đối với chính quyền địa phương chúng tôi đã có giải pháp định hướng chỉ đạo trước hết là chúng tôi sẽ quản lý chặt các cái hộ mà kinh doanh cốm cũng như là các hộ sản xuất cốm. Đặc biệt là phải giữ được cái giá trị tự nhiên của cốm đặc sản nếp Tú Lệ và đặc biệt là đối với người sản xuất các hộ sản xuất là chúng tôi sẽ phải tổng hợp tập hợp lại và quán triệt là phải làm đúng theo như quy trình phong tục của người Thái sản xuất cốm của ngày xưa đồng thời có sự quản lý của nhà nước và sẽ định hướng là thành lập các tổ hợp tác xã giao cho các Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên để quản lý trong các tổ hợp tác này để liên kết sản xuất và khi cốm ra lò thì sẽ giao lại cho các hộ kinh doanh để niêm yết giá trị sản phẩm và quảng bá cũng như là rộng rãi được cho khách trong và ngoài nước.”
Lãnh đạo xã Tú Lệ kiểm tra các cơ sở sản xuất, bán sản phẩm cốm Tú Lệ
Ngày nay Cốm đã trở thành biểu tượng văn hóa của Tú Lệ, giá trị, chất lượng ngày càng nâng cao sẽ giúp người dân gắn bó với nông nghiệp, mở rộng diện tích giữ gìn giống lúa nếp Tan bản địa, phát triển tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thái gắn với làng nghề truyền thống theo hướng bền vững, làm nên thương hiệu của mảnh đất vùng cao Yên Bái trở thành món quà quê dân dã được chắt lọc tinh hoa đất trời./.
Các bài khác
- Tạm dừng tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2024
(03/10/2024)
- Trạm Tấu: Điều chỉnh thời gian tổ chức các hoạt động Lễ hội huyện năm 2024 (03/10/2024)
- Thành phố Yên Bái: Gặp mặt 295 cán bộ, dân quân các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (30/09/2024)
- Trấn Yên dồn lực khắc phục sản xuất nông nghiệp (29/09/2024)
- Thành phố Yên Bái triển khai giải pháp trợ giúp xã hội đối với các hộ dân do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (27/09/2024)
- Trạm Tấu: Phấn đấu đến hết năm 2025 toàn huyện không còn vùng lõm sóng, trắng sóng di động 3G, 4G (25/09/2024)
- Đoàn thiện nguyện Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Việt kiều tại Úc, Mỹ hỗ trợ bà con Yên Bái bị thiệt hại do mưa lũ 427 triệu đồng
(24/09/2024)
- Thành đoàn Yên Bái tổ chức hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng, thiệt hại trên địa bàn thành phố (23/09/2024)
- Văn Chấn phòng, chống dịch bệnh trước, trong và sau thiên tai, bão lũ (23/09/2024)
- Viettel Yên Bái hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ gần 10 tỷ đồng (21/09/2024)
Xem thêm »