CTTĐT - Để đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi khi xảy ra tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về bảo vệ môi trường đối với việc chôn lấp, tiêu hủy lợn bị bệnh dịch tả Châu Phi như sau:
Quy trình chôn lấp được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y
1. Lựa chọn vị trí chôn lấp đáp ứng các yêu cầu về phòng dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường
1.1. Chôn lấp lợn bị bệnh dịch tả Châu Phi tại nơi có dịch xảy ra
Một trong những nguyên tắc cơ bản của xử lý lợn chết là chôn lấp/tiêu hủy tại chỗ. Biện pháp này hạn chế được sự phát tán mầm bệnh khi tiến hành vận chuyển xác lợn chết. Các trại chăn nuôi có diện tích lớn, cách xa khu dân cư có thể chôn lấp lợn chết dịch ngay trong trang trại. Nên chôn lợn chết dịch trong khu vực có nhiều cây cối để có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cần đặc biệt chú ý khoảng cách từ hố chôn lấp đến chuồng nuôi và giếng nước sinh hoạt.
Việc tiêu hủy tại ổ dịch chỉ thích hợp với lượng lợn chết dịch không quá lớn, trại chăn nuôi xa dân cư và có đất ruộng thích hợp cho việc chôn lấp.
1.2. Chôn lấp trong khu vực quy hoạch
Trong trường hợp xảy ra đại dịch, lượng lợn chết dịch lớn không thể thực hiện việc chôn lấp tại chỗ, lợn chết dịch được vận chuyển đến nơi tiêu hủy tập trung trong các khu vực đã quy hoạch. Các quy định vận chuyển xác lợn chết dịch phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Yêu cầu các bãi chôn lấp tập trung như sau:
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các khu vực đô thị, các thành phố, thị xã, thị trấn, công trình văn hóa, khu di tích, chùa, bệnh viện, trạm y tế tốt nhất nên từ 3.000m trở lên.
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các cụm dân cư phải từ 300m trở lên.
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp các công trình khai thác nước ngầm, nước bề mặt phục vụ cấp nước cho sinh hoạt là:
+ Từ 50 - 100 m (các trạm có công suất < 100 m3/ngày).
+ Lớn hơn 100 m (các trạm có công suất < 1.000 m3/ngày).
+ Lớn hơn 500 m (các trạm có công suất < 10.000 m3/ngày).
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các đường giao thông:
+ Đường quốc lộ, liên tỉnh, huyện: Từ 1.000 m trở lên.
+ Đường liên xã từ 500 m trở lên.
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp tới nguồn nước (nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản) từ 30 m trở lên.
2. Thu gom, vận chuyển lợn đến địa điểm tiêu hủy
- Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải có sàn kín để không làm rơi vãi các chất thải trên đường đi.
- Phương tiện vận chuyện xác động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y ngay trước khi vận chuyển và sau khi bỏ bao chứa xuống địa điểm tiêu hủy hoặc dời khỏi khu vực tiêu hủy.
3. Tổ chức chôn lấp lợn bị bệnh dịch tả Châu Phi
- Quy trình chôn lấp được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y.
- Để đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường, hố chôn phải được lót đáy, xử lý mùi hôi, khử trùng, diệt khuẩn trong quá trình tiêu hủy xác lợn dịch bằng hóa chất tiêu tẩy, khử trùng.
4. Kiểm tra, giám sát các hố chôn lấp lợn bị bệnh dịch tả Châu Phi
- Theo dõi, kiểm tra khu vực vừa được xử lý ô nhiễm bằng cảm quan (mầu và mùi) đối với môi trường đất, các nguồn nước (như nước mương, nước ruộng, nước sinh hoạt) và không khí xung quanh nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố, không để chất ô nhiễm phát tán vào nguồn nước mặt, nước nuôi trồng thủy sản, hoa màu và đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt và nước chăn nuôi gia súc. Nội dung này được thực hiện hàng ngày trong vòng một tuần và hàng tuần trong vòng tuần thứ 2 đến tuần thứ 12 từ sau khi chôn lấp.
- Cần lấy mẫu môi trường đất, nước, không khí để phân tích, đánh giá độ an toàn của các hố chôn lấp và theo dõi quá trình phân hủy tại các hố chôn (khi xảy ra dịch bệnh Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kịp thời thông tin ngay cho Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan, để Sở chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện lấy và phân tích mẫu).
5. Xử lý các hố chôn lấp lợn bị bệnh dịch tả Châu Phi không đúng quy cách.
Những hậu quả đem lại do việc chôn lấp lợn bị dịch không đúng quy cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, biểu hiện gồm:
- Hố chôn bị lún, sụt, nổ khí làm ô nhiễm môi trường không khí.
- Rò rỉ nước bẩn ra ngoài, gây ô nhiễm nước mặt, tầng mặt và thậm chí gây ô nhiễm nước ngầm ở một số địa phương.
- Gây mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng cảnh quan, gây lan truyền dịch bệnh cho các địa phương lân cận. Chuồng trại phải cách ly gây ngừng trệ việc chăn nuôi, sản xuất của người dân, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế.
Để khắc phục nhanh tình trạng trên, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Phong tỏa kịp thời các tác nhân gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ra môi trường xung quanh.
- Nhanh chóng gia cố lại hố chôn, hoặc đào hố mới đúng quy cách để chôn lại xác động vật đang trong quá trình thối rữa.
Dưới đây sẽ giới thiệu các bước tiến hành xử lý các hố chôn lấp lợn chết dịch bệnh không đúng quy cách:
(1) Thực hiện khử trùng môi trường xung quanh
Biện pháp thực hiện khử trùng môi trường xung quanh được thực hiện nhờ việc sử dụng các hóa chất chuyên dùng như:
- Sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc các chất khử mùi để ngăn chặn khả năng phát sinh mùi (EM, BIOTV, ENDCHOI…)
- Dùng các chất khử trùng bền để khử trùng và ngăn chặn khả năng phát tán (bột 3/2, clorua vôi, Cloramin B, vôi, tro…).
(2) Tạo rãnh phong toả: Quanh hố chôn (cách mép hố khoảng 1m) một rãnh phong tỏa ngầm nhằm chống thấm và kiểm soát mạch nước ngang. Đào rãnh sâu tối thiểu trên 1 m bao quanh hố (càng sâu càng tốt), rộng khoảng 50 ¸ 100cm, thảo xuống rãnh chất diệt khuẩn (các hóa chất có clo hoạt động như cloramin B, clorua vôi) với lượng từ 0,5 đến 1,0 kg/1m chiều dài (có thể thay thế bằng vôi bột, muối ăn với số lượng lớn hơn).
(3) Xử lý trên mặt hố chôn:
- Phủ lớp đất phủ có chiều dày tối thiểu 1m lên trên bề mặt lớp HDPE đã được hàm kín. Đầm, nén càng chặt càng tốt.
- Khử trùng toàn bộ khu vực lần cuối sau khi tiến hành các hoạt động trên bằng các chất khử trùng như bột 3/2, clorua vôi, cloramin B, vôi…./.
674 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi khi xảy ra tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về bảo vệ môi trường đối với việc chôn lấp, tiêu hủy lợn bị bệnh dịch tả Châu Phi như sau:1. Lựa chọn vị trí chôn lấp đáp ứng các yêu cầu về phòng dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường
1.1. Chôn lấp lợn bị bệnh dịch tả Châu Phi tại nơi có dịch xảy ra
Một trong những nguyên tắc cơ bản của xử lý lợn chết là chôn lấp/tiêu hủy tại chỗ. Biện pháp này hạn chế được sự phát tán mầm bệnh khi tiến hành vận chuyển xác lợn chết. Các trại chăn nuôi có diện tích lớn, cách xa khu dân cư có thể chôn lấp lợn chết dịch ngay trong trang trại. Nên chôn lợn chết dịch trong khu vực có nhiều cây cối để có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cần đặc biệt chú ý khoảng cách từ hố chôn lấp đến chuồng nuôi và giếng nước sinh hoạt.
Việc tiêu hủy tại ổ dịch chỉ thích hợp với lượng lợn chết dịch không quá lớn, trại chăn nuôi xa dân cư và có đất ruộng thích hợp cho việc chôn lấp.
1.2. Chôn lấp trong khu vực quy hoạch
Trong trường hợp xảy ra đại dịch, lượng lợn chết dịch lớn không thể thực hiện việc chôn lấp tại chỗ, lợn chết dịch được vận chuyển đến nơi tiêu hủy tập trung trong các khu vực đã quy hoạch. Các quy định vận chuyển xác lợn chết dịch phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Yêu cầu các bãi chôn lấp tập trung như sau:
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các khu vực đô thị, các thành phố, thị xã, thị trấn, công trình văn hóa, khu di tích, chùa, bệnh viện, trạm y tế tốt nhất nên từ 3.000m trở lên.
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các cụm dân cư phải từ 300m trở lên.
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp các công trình khai thác nước ngầm, nước bề mặt phục vụ cấp nước cho sinh hoạt là:
+ Từ 50 - 100 m (các trạm có công suất 3/ngày).
+ Lớn hơn 100 m (các trạm có công suất 3/ngày).
+ Lớn hơn 500 m (các trạm có công suất 3/ngày).
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các đường giao thông:
+ Đường quốc lộ, liên tỉnh, huyện: Từ 1.000 m trở lên.
+ Đường liên xã từ 500 m trở lên.
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp tới nguồn nước (nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản) từ 30 m trở lên.
2. Thu gom, vận chuyển lợn đến địa điểm tiêu hủy
- Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải có sàn kín để không làm rơi vãi các chất thải trên đường đi.
- Phương tiện vận chuyện xác động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y ngay trước khi vận chuyển và sau khi bỏ bao chứa xuống địa điểm tiêu hủy hoặc dời khỏi khu vực tiêu hủy.
3. Tổ chức chôn lấp lợn bị bệnh dịch tả Châu Phi
- Quy trình chôn lấp được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y.
- Để đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường, hố chôn phải được lót đáy, xử lý mùi hôi, khử trùng, diệt khuẩn trong quá trình tiêu hủy xác lợn dịch bằng hóa chất tiêu tẩy, khử trùng.
4. Kiểm tra, giám sát các hố chôn lấp lợn bị bệnh dịch tả Châu Phi
- Theo dõi, kiểm tra khu vực vừa được xử lý ô nhiễm bằng cảm quan (mầu và mùi) đối với môi trường đất, các nguồn nước (như nước mương, nước ruộng, nước sinh hoạt) và không khí xung quanh nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố, không để chất ô nhiễm phát tán vào nguồn nước mặt, nước nuôi trồng thủy sản, hoa màu và đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt và nước chăn nuôi gia súc. Nội dung này được thực hiện hàng ngày trong vòng một tuần và hàng tuần trong vòng tuần thứ 2 đến tuần thứ 12 từ sau khi chôn lấp.
- Cần lấy mẫu môi trường đất, nước, không khí để phân tích, đánh giá độ an toàn của các hố chôn lấp và theo dõi quá trình phân hủy tại các hố chôn (khi xảy ra dịch bệnh Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kịp thời thông tin ngay cho Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan, để Sở chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện lấy và phân tích mẫu).
5. Xử lý các hố chôn lấp lợn bị bệnh dịch tả Châu Phi không đúng quy cách.
Những hậu quả đem lại do việc chôn lấp lợn bị dịch không đúng quy cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, biểu hiện gồm:
- Hố chôn bị lún, sụt, nổ khí làm ô nhiễm môi trường không khí.
- Rò rỉ nước bẩn ra ngoài, gây ô nhiễm nước mặt, tầng mặt và thậm chí gây ô nhiễm nước ngầm ở một số địa phương.
- Gây mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng cảnh quan, gây lan truyền dịch bệnh cho các địa phương lân cận. Chuồng trại phải cách ly gây ngừng trệ việc chăn nuôi, sản xuất của người dân, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế.
Để khắc phục nhanh tình trạng trên, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Phong tỏa kịp thời các tác nhân gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ra môi trường xung quanh.
- Nhanh chóng gia cố lại hố chôn, hoặc đào hố mới đúng quy cách để chôn lại xác động vật đang trong quá trình thối rữa.
Dưới đây sẽ giới thiệu các bước tiến hành xử lý các hố chôn lấp lợn chết dịch bệnh không đúng quy cách:
(1) Thực hiện khử trùng môi trường xung quanh
Biện pháp thực hiện khử trùng môi trường xung quanh được thực hiện nhờ việc sử dụng các hóa chất chuyên dùng như:
- Sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc các chất khử mùi để ngăn chặn khả năng phát sinh mùi (EM, BIOTV, ENDCHOI…)
- Dùng các chất khử trùng bền để khử trùng và ngăn chặn khả năng phát tán (bột 3/2, clorua vôi, Cloramin B, vôi, tro…).
(2) Tạo rãnh phong toả: Quanh hố chôn (cách mép hố khoảng 1m) một rãnh phong tỏa ngầm nhằm chống thấm và kiểm soát mạch nước ngang. Đào rãnh sâu tối thiểu trên 1 m bao quanh hố (càng sâu càng tốt), rộng khoảng 50 ¸ 100cm, thảo xuống rãnh chất diệt khuẩn (các hóa chất có clo hoạt động như cloramin B, clorua vôi) với lượng từ 0,5 đến 1,0 kg/1m chiều dài (có thể thay thế bằng vôi bột, muối ăn với số lượng lớn hơn).
(3) Xử lý trên mặt hố chôn:
- Phủ lớp đất phủ có chiều dày tối thiểu 1m lên trên bề mặt lớp HDPE đã được hàm kín. Đầm, nén càng chặt càng tốt.
- Khử trùng toàn bộ khu vực lần cuối sau khi tiến hành các hoạt động trên bằng các chất khử trùng như bột 3/2, clorua vôi, cloramin B, vôi…./.