Táo mèo (hay còn được gọi là quả Sơn tra theo từ ngữ của Đông y) được trồng ở nhiều tỉnh vùng Tây Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La. Nhưng có lẽ nổi tiếng thơm ngon nhất là táo mèo ở Yên Bái, nơi có khí hậu mát mẻ, cây táo mọc ở độ cao trên 1.000m. Đặc biệt, giờ đây quả táo mèo còn được chế biến thành loại rượu thơm ngon, mang đậm nét văn hóa của bà con dân tộc Mông với tên gọi rượu “Táo mèo” với hương vị rất riêng mà không đâu sánh được.
Đặc sản rượu táo mèo Yên Bái
Ở tỉnh Yên Bái, cây táo mèo mọc hoang sơ trên những vùng núi cao, tập trung nhiều ở 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn. Táo mèo lớn lên trong mưa gió, tự ra hoa kết trái, như là một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho đồng bào người Mông ở đây. Sở dĩ có tên gọi là táo mèo vì đây là vùng đất của người Mông sinh sống, ngoài ra nó còn có tên gọi khác như "quả chua chát" vì quả có đầy đủ tất cả các vị đó. Cây táo mèo mọc rải rác trên những cánh rừng, chiều cao trung bình chừng 7 - 10m, thân gỗ, tán lá rộng, tháng 9, tháng 10 là mùa đồng bào dân tộc có thể thu hoạch loại táo này. Táo mèo là một loại quả đa năng, vừa là một vị thuốc quý, vừa dùng để giải khát mát và bổ trong mùa hè. Chính vì vậy, táo mèo được dùng nhiều trong các vị thuốc bồi bổ tinh thần và chế thành rượu được nhiều người ưa thích.
Để có được bình rượu táo mèo thơm ngon nhất, đầu tiên phải lựa chọn quả sơn tra rừng có kích thước hơi dẹt, màu sắc vàng trong hoặc hồng phấn. Theo kinh nghiệm làm rượu lâu năm của bà con dân tộc nơi đây thì táo ở huyện Mù Cang Chải hoặc Trạm Tấu là ngon nhất. Táo mèo rửa sạch để ráo nước, cắt bỏ hai đầu (không nên gọt vỏ, bỏ hạt vì táo mèo tốt là ở hạt) và thái lát mỏng. Bổ đôi quả táo, ngâm trong nước sạch 5 phút, sau đó vớt ra để ráo, rồi ngâm tiếp trong nước muối pha loãng thêm 20 - 30 phút và tiếp tục rửa lại với nước lạnh, độ vài giờ sau vớt táo, rửa sạch bằng nước lã, để ráo rồi cho vào bình. Tiếp đó cho táo đã sơ chế độ 2,5 đến 3 kg vào bình dung tích 5 lít, chọn loại rượu ngon đổ đầy bình rồi nút chặt, cất nơi kín ánh mặt trời.
Táo mèo chọn quả ngon, ngâm với loại rượu đặc biệt thành loại rượu táo mèo
Để có được rượu táo ngon, thời gian ngâm ủ phải từ 6-8 tháng, sau đó rượu sẽ có màu vàng sánh, còn từ một năm trở ra rượu có màu nâu đỏ, rượu táo mèo được ngâm trong chum sành sẽ ngon hơn, nên để chum ở nơi có nhiệt độ thoáng mát, bịt kín nắp chum để tránh bị bay hơi, nếu có điều kiện nên để chum trong hầm rượu hoặc hạ thổ là tốt nhất, đây cũng chính là một bí quyết nữa để có bình rượu táo mèo ngon. Sau một thời gian ngâm, rượu ngon sẽ có vị đậm và màu đặc sánh vì được ngâm trong thời gian dài, khi đó táo mới ngấm rượu hoàn toàn để quả chiết hết các tinh chất vào rượu, làm cho rượu trở nên dịu mà độ say nồng quyện hơn. Nếu táo sơ chế không ngâm qua nước muối loãng, cho ngay vào bình đổ rượu, dù qua 6 tháng ngâm ủ vẫn có vị đắng, mùi hơi hắc khó chịu của nhựa vỏ, hạt táo. Đồng bào Mông còn có loại men lá, nấu từ nước của những khe suối trong và mát lạnh hòa quyện cùng vị chua chát của sơn tra rừng tạo lên vị ngon của rượu rất riêng biệt, làm lưu luyến những ai từng ghé thăm vùng đất này.
Rượu táo mèo không những ngon nổi tiếng mà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Loại quả này trong đông y gọi là Sơn Tra, thuộc loại quy can, tì vị, có vị chua chát và tính hơi ấm thuộc họ tiêu thực hóa tích, nên có nhiều tác dụng chữa bệnh. Táo mèo không những là vị thuốc có tác dụng giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon, mà còn có khả năng phòng chống các rối loạn chuyển hóa, giảm mỡ máu, hạ huyết áp, điều hòa hoạt động tim mạch, bảo vệ gan, kháng khuẩn…
Khách du lịch về Yên Bái cũng bị thu hút bởi những bình rượu táo mèo, có thể gọi là “mỹ tửu” của vùng sơn cước với vị thơm ngọt rất đặc trưng, có đủ vị chua ngọt và chát đắng nhưng lại đậm hương vị của núi rừng. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn đến với vùng đất Yên Bái ngắm ruộng bậc thang trong mùa lúa chín, thưởng thức những chén rượu chế biến từ quả táo mèo, hòa mình trong những điệu múa xòe của các cô gái Thái mới thấy hết được độ ngon của loại rượu Tào Mèo, một loại rượu đặc sản của tỉnh Yên Bái.
20835 lượt xem
Ban Biên tập
Táo mèo (hay còn được gọi là quả Sơn tra theo từ ngữ của Đông y) được trồng ở nhiều tỉnh vùng Tây Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La. Nhưng có lẽ nổi tiếng thơm ngon nhất là táo mèo ở Yên Bái, nơi có khí hậu mát mẻ, cây táo mọc ở độ cao trên 1.000m. Đặc biệt, giờ đây quả táo mèo còn được chế biến thành loại rượu thơm ngon, mang đậm nét văn hóa của bà con dân tộc Mông với tên gọi rượu “Táo mèo” với hương vị rất riêng mà không đâu sánh được.Ở tỉnh Yên Bái, cây táo mèo mọc hoang sơ trên những vùng núi cao, tập trung nhiều ở 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn. Táo mèo lớn lên trong mưa gió, tự ra hoa kết trái, như là một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho đồng bào người Mông ở đây. Sở dĩ có tên gọi là táo mèo vì đây là vùng đất của người Mông sinh sống, ngoài ra nó còn có tên gọi khác như "quả chua chát" vì quả có đầy đủ tất cả các vị đó. Cây táo mèo mọc rải rác trên những cánh rừng, chiều cao trung bình chừng 7 - 10m, thân gỗ, tán lá rộng, tháng 9, tháng 10 là mùa đồng bào dân tộc có thể thu hoạch loại táo này. Táo mèo là một loại quả đa năng, vừa là một vị thuốc quý, vừa dùng để giải khát mát và bổ trong mùa hè. Chính vì vậy, táo mèo được dùng nhiều trong các vị thuốc bồi bổ tinh thần và chế thành rượu được nhiều người ưa thích.
Để có được bình rượu táo mèo thơm ngon nhất, đầu tiên phải lựa chọn quả sơn tra rừng có kích thước hơi dẹt, màu sắc vàng trong hoặc hồng phấn. Theo kinh nghiệm làm rượu lâu năm của bà con dân tộc nơi đây thì táo ở huyện Mù Cang Chải hoặc Trạm Tấu là ngon nhất. Táo mèo rửa sạch để ráo nước, cắt bỏ hai đầu (không nên gọt vỏ, bỏ hạt vì táo mèo tốt là ở hạt) và thái lát mỏng. Bổ đôi quả táo, ngâm trong nước sạch 5 phút, sau đó vớt ra để ráo, rồi ngâm tiếp trong nước muối pha loãng thêm 20 - 30 phút và tiếp tục rửa lại với nước lạnh, độ vài giờ sau vớt táo, rửa sạch bằng nước lã, để ráo rồi cho vào bình. Tiếp đó cho táo đã sơ chế độ 2,5 đến 3 kg vào bình dung tích 5 lít, chọn loại rượu ngon đổ đầy bình rồi nút chặt, cất nơi kín ánh mặt trời.
Táo mèo chọn quả ngon, ngâm với loại rượu đặc biệt thành loại rượu táo mèo
Để có được rượu táo ngon, thời gian ngâm ủ phải từ 6-8 tháng, sau đó rượu sẽ có màu vàng sánh, còn từ một năm trở ra rượu có màu nâu đỏ, rượu táo mèo được ngâm trong chum sành sẽ ngon hơn, nên để chum ở nơi có nhiệt độ thoáng mát, bịt kín nắp chum để tránh bị bay hơi, nếu có điều kiện nên để chum trong hầm rượu hoặc hạ thổ là tốt nhất, đây cũng chính là một bí quyết nữa để có bình rượu táo mèo ngon. Sau một thời gian ngâm, rượu ngon sẽ có vị đậm và màu đặc sánh vì được ngâm trong thời gian dài, khi đó táo mới ngấm rượu hoàn toàn để quả chiết hết các tinh chất vào rượu, làm cho rượu trở nên dịu mà độ say nồng quyện hơn. Nếu táo sơ chế không ngâm qua nước muối loãng, cho ngay vào bình đổ rượu, dù qua 6 tháng ngâm ủ vẫn có vị đắng, mùi hơi hắc khó chịu của nhựa vỏ, hạt táo. Đồng bào Mông còn có loại men lá, nấu từ nước của những khe suối trong và mát lạnh hòa quyện cùng vị chua chát của sơn tra rừng tạo lên vị ngon của rượu rất riêng biệt, làm lưu luyến những ai từng ghé thăm vùng đất này.
Rượu táo mèo không những ngon nổi tiếng mà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Loại quả này trong đông y gọi là Sơn Tra, thuộc loại quy can, tì vị, có vị chua chát và tính hơi ấm thuộc họ tiêu thực hóa tích, nên có nhiều tác dụng chữa bệnh. Táo mèo không những là vị thuốc có tác dụng giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon, mà còn có khả năng phòng chống các rối loạn chuyển hóa, giảm mỡ máu, hạ huyết áp, điều hòa hoạt động tim mạch, bảo vệ gan, kháng khuẩn…
Khách du lịch về Yên Bái cũng bị thu hút bởi những bình rượu táo mèo, có thể gọi là “mỹ tửu” của vùng sơn cước với vị thơm ngọt rất đặc trưng, có đủ vị chua ngọt và chát đắng nhưng lại đậm hương vị của núi rừng. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn đến với vùng đất Yên Bái ngắm ruộng bậc thang trong mùa lúa chín, thưởng thức những chén rượu chế biến từ quả táo mèo, hòa mình trong những điệu múa xòe của các cô gái Thái mới thấy hết được độ ngon của loại rượu Tào Mèo, một loại rượu đặc sản của tỉnh Yên Bái.