CTTĐT - Vừa qua, xã Tân Hương (huyện Yên Bình) đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh đình Khuân La.
Đại diện Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh trao Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh cho Đình Khuân La (xã Tân Hương).
Đình Khuân La được hình thành từ một miếu nhỏ vào khoảng cuối thế kỷ XIX bởi một bộ phận người Cao Lan di cư tới. Do tập quán du canh du cư, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đồng thời, với tín ngưỡng đa thần, “vạn vật hữu linh” mang đậm dấu ấn của Nho giáo và Đạo giáo trong văn hóa của người Cao Lan, đồng bào đã lập miếu thờ hay còn được gọi là miếu thần, miếu làng ngay khi khai đất, lập làng. Miếu có chức năng thờ cúng Thành Hoàng làng và các vị thần tự nhiên nhằm mục đích cầu mong sự che chở, bảo vệ trước những tác động của thiên tai, dịch bệnh.
Giai đoạn những năm 1945-1954, đình Khuân La chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của vùng đất và dân tộc, là địa điểm “xóa mù chữ” cho người dân, nơi tuyên truyền, giác ngộ và phát động các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng ở cơ sở. Năm 2017, đình Khuân La được trùng tu lại bằng nguồn kinh phí xã hội hóa với kiến trúc như hiện nay. Theo đó, ngôi đình có kiến trúc hình chữ Nhất , kết cấu nhà xây cấp 4, 5 gian dọc. Tổng diện tích phần thiết chế là 150,4m2.
Cùng với Di tích đình An Lương (xã An Lương, huyện Văn Chấn) và Di tích đình Đá Trắng (xã Vũ Linh, huyện Yên Bình), đình Khuân La được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 2400/QĐ-UBND ngày 27/11/2024.
Đình Khuân La được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh là một sự kiện rất quan trọng nhằm bảo tồn và lưu giữ những giá trị truyền thống lịch sử văn hoá quý báu của dân tộc ta nói chung, của nhân dân các dân tộc Cao Lan xã Tân Hương huyện Yên Bình nói riêng.
469 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vừa qua, xã Tân Hương (huyện Yên Bình) đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh đình Khuân La. Đình Khuân La được hình thành từ một miếu nhỏ vào khoảng cuối thế kỷ XIX bởi một bộ phận người Cao Lan di cư tới. Do tập quán du canh du cư, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đồng thời, với tín ngưỡng đa thần, “vạn vật hữu linh” mang đậm dấu ấn của Nho giáo và Đạo giáo trong văn hóa của người Cao Lan, đồng bào đã lập miếu thờ hay còn được gọi là miếu thần, miếu làng ngay khi khai đất, lập làng. Miếu có chức năng thờ cúng Thành Hoàng làng và các vị thần tự nhiên nhằm mục đích cầu mong sự che chở, bảo vệ trước những tác động của thiên tai, dịch bệnh.
Giai đoạn những năm 1945-1954, đình Khuân La chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của vùng đất và dân tộc, là địa điểm “xóa mù chữ” cho người dân, nơi tuyên truyền, giác ngộ và phát động các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng ở cơ sở. Năm 2017, đình Khuân La được trùng tu lại bằng nguồn kinh phí xã hội hóa với kiến trúc như hiện nay. Theo đó, ngôi đình có kiến trúc hình chữ Nhất , kết cấu nhà xây cấp 4, 5 gian dọc. Tổng diện tích phần thiết chế là 150,4m2.
Cùng với Di tích đình An Lương (xã An Lương, huyện Văn Chấn) và Di tích đình Đá Trắng (xã Vũ Linh, huyện Yên Bình), đình Khuân La được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 2400/QĐ-UBND ngày 27/11/2024.
Đình Khuân La được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh là một sự kiện rất quan trọng nhằm bảo tồn và lưu giữ những giá trị truyền thống lịch sử văn hoá quý báu của dân tộc ta nói chung, của nhân dân các dân tộc Cao Lan xã Tân Hương huyện Yên Bình nói riêng.