CTTĐT - Trong những năm gần đây, bằng những quyết sách năng động, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của trung tâm tỉnh lỵ để phát triển du lịch một cách mạnh mẽ, thành phố Yên Bái đã đưa ngành du lịch thực sự phát triển, khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh từ du lịch tâm linh, sinh thái, bản sắc dân tộc từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương.
Đua thuyền tại Lễ hội Đền Nam Cường
Trong kỳ nghỉ đầu năm mới Ất Tỵ 2025, anh Philes, cùng 2 người bạn của mình có quốc tịch Australia, đã có thời gian lưu trú tại thành phố Yên Bái 10 ngày. Trong thời gian lưu trú tại Yên Bái, anh Philes đã tham quan, tìm hiểu, đón Tết cổ truyền của Việt Nam với nhân dân địa phương, tham gia các lễ hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ. Kỳ nghỉ đã tạo cho các bạn nhiều ấn tượng tốt đẹp về con người Yên Bái hiền hòa, thân thiện, mến khách, cùng với đó là phong cảnh, các hoạt động lễ hội rất cuốn hút. Anh Philes cho biết sẽ tiếp tục trở lại, cũng như mời thêm những người bạn khác đến với Yên Bái ngay khi có thể. Anh Philes phấn khởi chia sẻ: “Tôi nghĩ Yên Bái là một nơi rất, rất đẹp. Đây là lần đầu tiên tôi ở đây, và tôi với bạn bè của tôi rất biết ơn vì những người ở đây đã chào đón chúng tôi và khiến chúng tôi cảm thấy như ở nhà, thoải mái và hạnh phúc. Những người ở đây rất thân thiện. Như tôi đã nói, đây là lần đầu tiên tôi ở đây, nhưng tôi không thể chờ đợi để quay lại. Tôi là người Úc, và tôi sống, học tập và làm việc ở Úc, và tôi ở đây trong kỳ nghỉ, nhưng tôi sẽ quay lại ngay khi có thể”.
Chị Trần Thị Bích Ngọc - Tổ dân phố số 5, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái rất yêu mến những nét văn hóa đặc sắc, truyền thống tốt đẹp của con người và mảnh đất Nam Cường. Chị thường xuyên cùng gia đình vãn cảnh, lan tỏa các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương Nam Cường. Đặc biệt trong các dịp Lễ hội lớn trong năm của địa phương, chị cũng tham gia nhiều hoạt động bổ ích tại đây. Chị Trần Thị Bích Ngọc phấn khởi nói: “Tôi cảm nhận mảnh đất Nam Cường có nhiều bản sắc riêng không nơi nào có được. Nơi đây con người nhân hậu, đoàn kết, có truyền thống văn hóa lâu đời, với các di tích đình - đền - chùa, cảnh quan thiên nhiên hài hòa, bản sắc. Tôi cũng muốn góp sức nhỏ bé của mình để ngày một phát huy các giá trị bản sắc tốt đẹp về mảnh đất Nam Cường”.
Để bảo tồn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, Lễ hội truyền thống Đền Mẫu đầu năm của phường Nam Cường được duy trì phát triển, với các hoạt động được chia thành 2 phần đó là: Phần Lễ và phần Hội. Trong đó phần Lễ với các hoạt động cầu cho mùa màng tươi tốt, tránh được thiên tai, cầu được sức khoẻ dồi dào cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sau là dâng hương tỏ lòng biết ơn các thủ chiêu và bậc tiền bối đã có công khai lập địa phương. Tiếp đến là lễ thả chim cầu an. Một gia đình được các cụ cao niên trong Phường chọn để làm lễ thả chim phải đủ điều kiện khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, con cháu ngoan hiền, học hành đỗ đạt. 12 con chim bồ câu được thả với mong ước 12 tháng trong năm dân làng được bình an hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hoá đầy ý nghĩa tinh thần của bà con nhân dân, thể hiện nguyện ước giữa con người và thế giới tự nhiên. Sau lễ thả chim cầu an là lễ mừng thọ cho các vị cao niên trong xã thể hiện đạo lý kính già yêu trẻ truyền thống của người Việt Nam. Trong lễ hội còn tổ chức trao phần thưởng cho các cháu học sinh giỏi là con em trong xã với mong ước con cháu trong làng trong xã ngày càng học rộng tài cao, đời đời phúc đức sẽ góp phần xây dựng quê hương đất nước. Sau khi phần lễ kết thúc, tất cả người dân trong làng, nhất là các nam nữ thanh niên sẽ tham gia vào phần hội với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao phong phú như: hội đua thuyền, dâng hương, kéo co, cầu lông, cờ tướng, chọi gà… Trong năm, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái còn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, với các tiết mục văn nghệ của chính những người con xã Nam Cường. Các hoạt động Lễ hội gắn với di tích đình - đền - chùa Nam Cường với sự tham gia của đông đảo nhân dân. Các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng cũng như những trò chơi dân gian giúp cho mọi người trong làng gần gũi với nhau hơn. Không những thế những hoạt động mang đậm những giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống, những chuẩn mực đạo đức, tính hướng thiện được người dân truyền đạt và tác động trực tiếp đến nhận thức của thế hệ trẻ. Từ đó tạo dựng thêm bề dày lịch sử văn hoá của phường Nam Cường. Ông Phạm Ngọc Văn - Chủ tịch UBND phường cho biết thêm: “Các hoạt động lễ hội được Phường duy trì thường xuyên. Đồng thời có sự bổ sung những giá trị văn hóa mới tốt đẹp, phù hợp từ đó để tạo nên dấu ấn riêng có những cũng hài hòa với nhịp độ phát triển chung của địa phương”.
Ngay từ đầu năm, thành phố Yên Bái đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch trên địa bàn, trong đó đề rõ các nhiệm vụ trọng tâm cần tổ chức thực hiện, phân công rõ cơ quan, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch của thành phố, giới thiệu và cập nhật thường xuyên các chương trình, sự kiện và các hoạt động du lịch của thành phố Yên Bái trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử, nền tảng mạng xã hội (Youtube, Facebook, Fanpage, Tiktok, ...) để giới thiệu đến Nhân dân và du khách trong và ngoài nước. Khai thác các tour du lịch tâm linh gắn với bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận cấp quốc gia, cấp tỉnh; tour du lịch truyền thống tìm hiểu lịch sử, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ: Điểm du lịch Bảo Tàng tỉnh Yên Bái; Di tích lịch sử Lễ đài Sân vận động; Bến Âu Lâu; Khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sỹ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Nổi bật trong năm 2024 đã ra mắt Tour du lịch “Cung đường huyền thoại” xuất phát từ Lễ đài Sân vận động thành phố Yên Bái, qua Bến Âu Lâu, đèo Lũng Lô tới Đài tưởng niệm ngã ba Cò Nòi (tỉnh Sơn La). Qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài thành phố; khai thác hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ nổi bật năm 2024 tổ chức Chương trình Vũ điệu Xuân, Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc”; Khai thác 2 tuyến phố đi bộ Hào Gia và Lý Đạo Thành với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, các món ăn ẩm thực mang bản sắc của thành phố đã thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến thành phố. Năm vừa qua, thành phố xây dựng mới các sản phẩm du lịch, gồm: du lịch về nguồn gắn với du lịch giáo dục, tìm hiểu lịch sử tại các di tích cấp quốc gia; du lịch ẩm thực; du lịch nông nghiệp: xây dựng các sản phẩm trải nghiệm quy trình trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm đã được UBND tỉnh Yên Bái công nhận sản phẩm OCOP, tại các xã Văn Phú, Tuy Lộc, Âu Lâu. Với những kết quả nổi bật trên, tổng số lượt khách du lịch đến thành phố đạt 215.000 lượt; đạt 134,38% kế hoạch, trong đó khách quốc tế đạt 20.500 lượt, doanh thu đạt 200 tỷ đồng. Bà Ngô Thị Nguyệt Quỳnh - Phó Trưởng phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin thành phố nhấn mạnh: “Phát huy những kết quả đạt được, trong năm 2025, thành phố tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phát triển du lịch thành phố Yên Bái, như sau: Tiếp tục tăng cường quảng bá, kết nối, phối hợp mở các tour, tuyến du lịch kết nối liên vùng, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu lịch sử, du lịch văn hoá tín ngưỡng, du lịch hội nghị, hội thảo theo biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến, quảng bá để thúc đẩy phát triển du lịch với 8 huyện, thị xã. Phấn đấu năm 2025 đón khoảng 170.000 lượt du khách tới thành phố Yên Bái với doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 160 tỷ đồng. Tiếp tục khai thác các tour du lịch nội thành như tâm linh, du lịch truyền thống; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động sự kiện văn hóa thường niên “Vũ điệu xuân”, “Đêm hội trăng rằm” và hoạt động tại 2 tuyến phố đi bộ Hào Gia, Lý Đạo Thành với những hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí đặc sắc. Xây dựng mới các sản phẩm du lịch: Du lịch về nguồn gắn với du lịch giáo dục, tìm hiểu lịch sử tại các di tích cấp quốc gia: Di tích lịch sử Lễ đài sân vận động, Bến Âu Lâu; Khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sỹ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa; Bảo Tàng tỉnh Yên Bái.”
Định hướng có, quy hoạch đồng bộ, cơ chế chính sách rõ ràng, với sự vào cuộc đồng bộ từ Nhà nước, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và mỗi người dân chắc chắn du lịch Yên Bái sẽ tạo bước đột phá mạnh mẽ./.
424 lượt xem
CTV: Thanh Nghị
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm gần đây, bằng những quyết sách năng động, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của trung tâm tỉnh lỵ để phát triển du lịch một cách mạnh mẽ, thành phố Yên Bái đã đưa ngành du lịch thực sự phát triển, khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh từ du lịch tâm linh, sinh thái, bản sắc dân tộc từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương.Trong kỳ nghỉ đầu năm mới Ất Tỵ 2025, anh Philes, cùng 2 người bạn của mình có quốc tịch Australia, đã có thời gian lưu trú tại thành phố Yên Bái 10 ngày. Trong thời gian lưu trú tại Yên Bái, anh Philes đã tham quan, tìm hiểu, đón Tết cổ truyền của Việt Nam với nhân dân địa phương, tham gia các lễ hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ. Kỳ nghỉ đã tạo cho các bạn nhiều ấn tượng tốt đẹp về con người Yên Bái hiền hòa, thân thiện, mến khách, cùng với đó là phong cảnh, các hoạt động lễ hội rất cuốn hút. Anh Philes cho biết sẽ tiếp tục trở lại, cũng như mời thêm những người bạn khác đến với Yên Bái ngay khi có thể. Anh Philes phấn khởi chia sẻ: “Tôi nghĩ Yên Bái là một nơi rất, rất đẹp. Đây là lần đầu tiên tôi ở đây, và tôi với bạn bè của tôi rất biết ơn vì những người ở đây đã chào đón chúng tôi và khiến chúng tôi cảm thấy như ở nhà, thoải mái và hạnh phúc. Những người ở đây rất thân thiện. Như tôi đã nói, đây là lần đầu tiên tôi ở đây, nhưng tôi không thể chờ đợi để quay lại. Tôi là người Úc, và tôi sống, học tập và làm việc ở Úc, và tôi ở đây trong kỳ nghỉ, nhưng tôi sẽ quay lại ngay khi có thể”.
Chị Trần Thị Bích Ngọc - Tổ dân phố số 5, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái rất yêu mến những nét văn hóa đặc sắc, truyền thống tốt đẹp của con người và mảnh đất Nam Cường. Chị thường xuyên cùng gia đình vãn cảnh, lan tỏa các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương Nam Cường. Đặc biệt trong các dịp Lễ hội lớn trong năm của địa phương, chị cũng tham gia nhiều hoạt động bổ ích tại đây. Chị Trần Thị Bích Ngọc phấn khởi nói: “Tôi cảm nhận mảnh đất Nam Cường có nhiều bản sắc riêng không nơi nào có được. Nơi đây con người nhân hậu, đoàn kết, có truyền thống văn hóa lâu đời, với các di tích đình - đền - chùa, cảnh quan thiên nhiên hài hòa, bản sắc. Tôi cũng muốn góp sức nhỏ bé của mình để ngày một phát huy các giá trị bản sắc tốt đẹp về mảnh đất Nam Cường”.
Để bảo tồn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, Lễ hội truyền thống Đền Mẫu đầu năm của phường Nam Cường được duy trì phát triển, với các hoạt động được chia thành 2 phần đó là: Phần Lễ và phần Hội. Trong đó phần Lễ với các hoạt động cầu cho mùa màng tươi tốt, tránh được thiên tai, cầu được sức khoẻ dồi dào cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sau là dâng hương tỏ lòng biết ơn các thủ chiêu và bậc tiền bối đã có công khai lập địa phương. Tiếp đến là lễ thả chim cầu an. Một gia đình được các cụ cao niên trong Phường chọn để làm lễ thả chim phải đủ điều kiện khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, con cháu ngoan hiền, học hành đỗ đạt. 12 con chim bồ câu được thả với mong ước 12 tháng trong năm dân làng được bình an hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hoá đầy ý nghĩa tinh thần của bà con nhân dân, thể hiện nguyện ước giữa con người và thế giới tự nhiên. Sau lễ thả chim cầu an là lễ mừng thọ cho các vị cao niên trong xã thể hiện đạo lý kính già yêu trẻ truyền thống của người Việt Nam. Trong lễ hội còn tổ chức trao phần thưởng cho các cháu học sinh giỏi là con em trong xã với mong ước con cháu trong làng trong xã ngày càng học rộng tài cao, đời đời phúc đức sẽ góp phần xây dựng quê hương đất nước. Sau khi phần lễ kết thúc, tất cả người dân trong làng, nhất là các nam nữ thanh niên sẽ tham gia vào phần hội với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao phong phú như: hội đua thuyền, dâng hương, kéo co, cầu lông, cờ tướng, chọi gà… Trong năm, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái còn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, với các tiết mục văn nghệ của chính những người con xã Nam Cường. Các hoạt động Lễ hội gắn với di tích đình - đền - chùa Nam Cường với sự tham gia của đông đảo nhân dân. Các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng cũng như những trò chơi dân gian giúp cho mọi người trong làng gần gũi với nhau hơn. Không những thế những hoạt động mang đậm những giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống, những chuẩn mực đạo đức, tính hướng thiện được người dân truyền đạt và tác động trực tiếp đến nhận thức của thế hệ trẻ. Từ đó tạo dựng thêm bề dày lịch sử văn hoá của phường Nam Cường. Ông Phạm Ngọc Văn - Chủ tịch UBND phường cho biết thêm: “Các hoạt động lễ hội được Phường duy trì thường xuyên. Đồng thời có sự bổ sung những giá trị văn hóa mới tốt đẹp, phù hợp từ đó để tạo nên dấu ấn riêng có những cũng hài hòa với nhịp độ phát triển chung của địa phương”.
Ngay từ đầu năm, thành phố Yên Bái đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch trên địa bàn, trong đó đề rõ các nhiệm vụ trọng tâm cần tổ chức thực hiện, phân công rõ cơ quan, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch của thành phố, giới thiệu và cập nhật thường xuyên các chương trình, sự kiện và các hoạt động du lịch của thành phố Yên Bái trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử, nền tảng mạng xã hội (Youtube, Facebook, Fanpage, Tiktok, ...) để giới thiệu đến Nhân dân và du khách trong và ngoài nước. Khai thác các tour du lịch tâm linh gắn với bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận cấp quốc gia, cấp tỉnh; tour du lịch truyền thống tìm hiểu lịch sử, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ: Điểm du lịch Bảo Tàng tỉnh Yên Bái; Di tích lịch sử Lễ đài Sân vận động; Bến Âu Lâu; Khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sỹ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Nổi bật trong năm 2024 đã ra mắt Tour du lịch “Cung đường huyền thoại” xuất phát từ Lễ đài Sân vận động thành phố Yên Bái, qua Bến Âu Lâu, đèo Lũng Lô tới Đài tưởng niệm ngã ba Cò Nòi (tỉnh Sơn La). Qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài thành phố; khai thác hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ nổi bật năm 2024 tổ chức Chương trình Vũ điệu Xuân, Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc”; Khai thác 2 tuyến phố đi bộ Hào Gia và Lý Đạo Thành với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, các món ăn ẩm thực mang bản sắc của thành phố đã thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến thành phố. Năm vừa qua, thành phố xây dựng mới các sản phẩm du lịch, gồm: du lịch về nguồn gắn với du lịch giáo dục, tìm hiểu lịch sử tại các di tích cấp quốc gia; du lịch ẩm thực; du lịch nông nghiệp: xây dựng các sản phẩm trải nghiệm quy trình trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm đã được UBND tỉnh Yên Bái công nhận sản phẩm OCOP, tại các xã Văn Phú, Tuy Lộc, Âu Lâu. Với những kết quả nổi bật trên, tổng số lượt khách du lịch đến thành phố đạt 215.000 lượt; đạt 134,38% kế hoạch, trong đó khách quốc tế đạt 20.500 lượt, doanh thu đạt 200 tỷ đồng. Bà Ngô Thị Nguyệt Quỳnh - Phó Trưởng phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin thành phố nhấn mạnh: “Phát huy những kết quả đạt được, trong năm 2025, thành phố tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phát triển du lịch thành phố Yên Bái, như sau: Tiếp tục tăng cường quảng bá, kết nối, phối hợp mở các tour, tuyến du lịch kết nối liên vùng, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu lịch sử, du lịch văn hoá tín ngưỡng, du lịch hội nghị, hội thảo theo biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến, quảng bá để thúc đẩy phát triển du lịch với 8 huyện, thị xã. Phấn đấu năm 2025 đón khoảng 170.000 lượt du khách tới thành phố Yên Bái với doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 160 tỷ đồng. Tiếp tục khai thác các tour du lịch nội thành như tâm linh, du lịch truyền thống; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động sự kiện văn hóa thường niên “Vũ điệu xuân”, “Đêm hội trăng rằm” và hoạt động tại 2 tuyến phố đi bộ Hào Gia, Lý Đạo Thành với những hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí đặc sắc. Xây dựng mới các sản phẩm du lịch: Du lịch về nguồn gắn với du lịch giáo dục, tìm hiểu lịch sử tại các di tích cấp quốc gia: Di tích lịch sử Lễ đài sân vận động, Bến Âu Lâu; Khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sỹ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa; Bảo Tàng tỉnh Yên Bái.”
Định hướng có, quy hoạch đồng bộ, cơ chế chính sách rõ ràng, với sự vào cuộc đồng bộ từ Nhà nước, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và mỗi người dân chắc chắn du lịch Yên Bái sẽ tạo bước đột phá mạnh mẽ./.
Các bài khác
- Trạm Tấu: Sơ kết phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát (27/03/2025)
- Làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở (27/03/2025)
- Hồ Bốn đẩy mạnh công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo (25/03/2025)
- Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Yên Bái (25/03/2025)
- “Dòng họ học tập” lan tỏa tinh thần tự học, học tập suốt đời (24/03/2025)
- Xung kích, tình nguyện, sáng tạo, vì lợi ích của cộng đồng (24/03/2025)
- Liên hoan giọng hát hay, tiếng Anh và tìm kiếm tài năng nghệ thuật thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái năm 2025 (22/03/2025)
- Trấn Yên thực hiện có hiệu quả dạy học 5 ngày/tuần (22/03/2025)
- Thông báo thông tin liên hệ công tác của Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái (20/03/2025)
- Triển khai Chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” năm 2025 (20/03/2025)
Xem thêm »