CTTĐT – Vừa qua, xã Báo Đáp đã long trọng tổ chức lễ cắt băng khánh thành di tích lịch sử cấp tỉnh đình Làng Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên
Lễ cắt băng khánh thành đình Làng Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên
Ngôi đình Làng Xây đã có từ lâu đời (còn có tên gọi khác là Đình Làng Ngà) thuộc thôn Đình Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên. Ngôi đình tọa lạc trên một khu đồi bằng phẳng, có địa thế đẹp nằm cách bờ sông Hồng khoảng 100 m. Ngôi đình nằm cách trung tâm huyện Trấn Yên chừng 10km. Đầu thế kỷ XX, để tưởng nhớ công ơn của những người Tày, người Kinh đầu tiên khai phá, tìm ra vùng đất mới để xây dựng cơ nghiệp, nhân dân trong vùng đã cùng nhau xây dựng đình thờ và suy tôn họ là Thành hoàng làng. Từ đó, đây đã trở thành một nét văn hoá quan trọng trong cuộc sống của người dân trong xã, nơi đây đã diễn ra các cuộc họp và tổ chức lễ hội truyền thống của làng, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, sinh hoạt văn hoá văn nghệ.
Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì lúc đầu ngôi đình có tên là đình Làng Ngà vì phía trước có 2 bụi tre ngà lớn, khi đó đình dựng lên chỉ có hai gian hậu cung bằng gỗ, mái lợp cọ. Khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, nhân dân trong làng đã góp công góp của xây thêm ba gian đại bái tường bằng gạch nên đổi tên là Đình Làng Xây. Tại đây cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử của địa phương, là địa điểm hội họp, tuyên truyền cách mạng, kêu gọi nhân dân tham gia đánh đuổi Pháp - Nhật; đồng thời là nơi tập kết bộ đội, du kích và cứu chữa thương binh. Ngoài ra, thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh “diệt giặc dốt, diệt giặc đói” ngôi đình đã được sử dụng làm lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ cho nhân dân trong xã.
Trước những giá trị về văn hóa và giá trị lịch sử, đình Làng Xây đã được Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh ngày 7/11/2013. Thể theo nguyện vọng của nhân dân địa phương, tháng 10/2014, ngôi đình làng Xây được khởi công phục dựng ngay tại vị trí của nền đình xưa nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, vừa là nơi cầu an cầu phúc, vừa là nơi hội họp của dân làng. Đây cũng trở thành một trong những di tích quan trọng nằm trong quần thể các di tích đình đền dọc 2 bờ sông Hồng của huyện Trấn Yên. Việc tổ chức trùng tu, tôn tạo, phục dựng lại ngôi đình hoàn toàn bằng nguồn xã hội hóa do nhân dân đóng góp. Do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nên các dòng họ, gia đình trong xã nhiều con em đi làm ăn xa đã tự nguyện đóng góp số tiền lên tới gần 2 tỷ đồng và hàng trăm ngày công lao động để tu tạo ngôi đình.
Về kết cấu nhà đình chính gồm 1 tầng, 5 gian, được thiết kễ trụ bê tông cốt thép, xây tường chịu lực kết hợp bằng dầm; nên đình lát gạch đỏ, phần mái lợp ngói mũi hài màu đỏ, trên mái đáp đầu rồng trầu bán nguyệt… Quy mô của công trình được thiết kế xây dựng kết hợp một cách hài hòa, phù hợp giữa hình khối ngôi đình với không gian, cảnh quan thiên nhiên. Kiến trúc công trình vừa tiếp thu được phong cách hiện đại vừa giữ gìn, phát huy và kế thừa những nét độc đáo, tinh xảo của ngôi đình cổ. Đến nay công trình đã hoàn thành và đi vào hoạt động, từ đây sẽ tạo nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cho nhân dân địa phương và du khách thập phương góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và giáo dục truyền thống.
3838 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Vừa qua, xã Báo Đáp đã long trọng tổ chức lễ cắt băng khánh thành di tích lịch sử cấp tỉnh đình Làng Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn YênNgôi đình Làng Xây đã có từ lâu đời (còn có tên gọi khác là Đình Làng Ngà) thuộc thôn Đình Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên. Ngôi đình tọa lạc trên một khu đồi bằng phẳng, có địa thế đẹp nằm cách bờ sông Hồng khoảng 100 m. Ngôi đình nằm cách trung tâm huyện Trấn Yên chừng 10km. Đầu thế kỷ XX, để tưởng nhớ công ơn của những người Tày, người Kinh đầu tiên khai phá, tìm ra vùng đất mới để xây dựng cơ nghiệp, nhân dân trong vùng đã cùng nhau xây dựng đình thờ và suy tôn họ là Thành hoàng làng. Từ đó, đây đã trở thành một nét văn hoá quan trọng trong cuộc sống của người dân trong xã, nơi đây đã diễn ra các cuộc họp và tổ chức lễ hội truyền thống của làng, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, sinh hoạt văn hoá văn nghệ.
Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì lúc đầu ngôi đình có tên là đình Làng Ngà vì phía trước có 2 bụi tre ngà lớn, khi đó đình dựng lên chỉ có hai gian hậu cung bằng gỗ, mái lợp cọ. Khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, nhân dân trong làng đã góp công góp của xây thêm ba gian đại bái tường bằng gạch nên đổi tên là Đình Làng Xây. Tại đây cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử của địa phương, là địa điểm hội họp, tuyên truyền cách mạng, kêu gọi nhân dân tham gia đánh đuổi Pháp - Nhật; đồng thời là nơi tập kết bộ đội, du kích và cứu chữa thương binh. Ngoài ra, thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh “diệt giặc dốt, diệt giặc đói” ngôi đình đã được sử dụng làm lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ cho nhân dân trong xã.
Trước những giá trị về văn hóa và giá trị lịch sử, đình Làng Xây đã được Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh ngày 7/11/2013. Thể theo nguyện vọng của nhân dân địa phương, tháng 10/2014, ngôi đình làng Xây được khởi công phục dựng ngay tại vị trí của nền đình xưa nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, vừa là nơi cầu an cầu phúc, vừa là nơi hội họp của dân làng. Đây cũng trở thành một trong những di tích quan trọng nằm trong quần thể các di tích đình đền dọc 2 bờ sông Hồng của huyện Trấn Yên. Việc tổ chức trùng tu, tôn tạo, phục dựng lại ngôi đình hoàn toàn bằng nguồn xã hội hóa do nhân dân đóng góp. Do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nên các dòng họ, gia đình trong xã nhiều con em đi làm ăn xa đã tự nguyện đóng góp số tiền lên tới gần 2 tỷ đồng và hàng trăm ngày công lao động để tu tạo ngôi đình.
Về kết cấu nhà đình chính gồm 1 tầng, 5 gian, được thiết kễ trụ bê tông cốt thép, xây tường chịu lực kết hợp bằng dầm; nên đình lát gạch đỏ, phần mái lợp ngói mũi hài màu đỏ, trên mái đáp đầu rồng trầu bán nguyệt… Quy mô của công trình được thiết kế xây dựng kết hợp một cách hài hòa, phù hợp giữa hình khối ngôi đình với không gian, cảnh quan thiên nhiên. Kiến trúc công trình vừa tiếp thu được phong cách hiện đại vừa giữ gìn, phát huy và kế thừa những nét độc đáo, tinh xảo của ngôi đình cổ. Đến nay công trình đã hoàn thành và đi vào hoạt động, từ đây sẽ tạo nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cho nhân dân địa phương và du khách thập phương góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và giáo dục truyền thống.