Sau 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Đảng ủy, chính quyền xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã vận động nhân dân các dân tộc trên địa bàn xóa dần các phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới, tích cực thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây ngày một nâng lên.
Hỗ trợ bò sinh sản cho đồng bào xã Suối Bu.
Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó
khăn của huyện Văn Chấn, có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, đồng bào
dân tộc Mông chiếm trên 74%, còn lại là các dân tộc khác. Xã có đông đồng bào
dân tộc, trình độ dân trí của người dân còn hạn chế, còn nhiều phong tục, tập
quán lạc hậu, đời sống của người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Trước
đây, do nhân dân chỉ gieo cấy một vụ với các giống ngô, lúa bản địa, nên năng
suất thấp, cuộc sống người dân rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn đứng hàng đầu
của huyện.
Trước thực trạng này, năm 2009, Đảng
ủy xã Suối Bu đã xây dựng hai mô hình Dân vận khéo là “Chuyển diện tích lúa
nương kém hiệu quả sang trồng ngô” và “Chuyển diện tích cây ngô 1 vụ lên 2
vụ/năm”. Do vẫn còn quen với tập quán canh tác cũ, nên khi cán bộ đến vận động
thâm canh, tăng vụ, bà con đều không đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, "mưa dầm
thấm lâu", cán bộ, đảng viên của xã đã không nản chí, quyết tìm phương
pháp phù hợp với lòng dân. Trước tiên, cán bộ, đảng viên ở xã phải là những tấm
gương đi đầu, thực hiện làm trước trên diện tích nương rẫy của gia đình, sau đó
thì vận động anh em, họ hàng cùng làm theo. Thêm vào đó là cùng ăn, cùng ở với
dân và thậm chí cầm tay để chỉ việc cho dân.
Kết quả, bà con trong xã đã tự
nguyện chuyển toàn bộ diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô và đã cho
hiệu quả gấp 3,5 lần so với trồng lúa nương. Điển hình như gia đình anh Sùng A
Thông, thôn Ba Cầu, đã mạnh dạn bỏ lúa nương sang trồng ngô, mỗi vụ gia đình
anh đã trồng 20 kg giống, chủ yếu là các giống ngô lai cho năng suất cao và phù
hợp với khí hậu thổ nhưỡng của địa phương.
Nhờ tích cực áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, gia đình anh thu về khoảng 60 - 70 triệu đồng/năm từ tiền
bán ngô. Cùng với đó, anh Thông còn canh tác hơn 1.000 m2 ruộng nước hai vụ.
Nguồn thu nhập từ lúa và ngô đã giúp gia đình anh thoát nghèo và trở thành hộ
khá giả trong xã, có điều kiện cho các con ăn học và mua sắm nhiều đồ dùng đắt
tiền phục vụ sinh hoạt trong nhà.
Sau thành công trong việc vận động
người dân chuyển diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô; năm 2011,
Đảng ủy xã Suối Bu tiếp tục chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể của xã tham gia vận
động, hướng dẫn bà con nhân dân trong xã trồng ngô vụ hè thu. Hiện nay, bình
quân một năm toàn xã đã vận động nhân dân trồng ngô 2 vụ được trên 200 ha.
Riêng năm 2014, toàn xã đã gieo trồng được hơn 240 ha, sản lượng đạt gần 900
tấn.
Nhờ trồng được 2 vụ ngô nên tỷ lệ hộ
nghèo của xã đã giảm hơn so với trước đây. Hiện nay, cây ngô đã thực sự trở
thành cây trồng chủ lực, giúp người dân tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo
thực sự. Quan trọng hơn là người Mông ở Suối Bu đã biết xóa bỏ phương thức sản
xuất lạc hậu tồn tại bao đời nay./.
4607 lượt xem
(Theo Báo Tin Tức)
Sau 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Đảng ủy, chính quyền xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã vận động nhân dân các dân tộc trên địa bàn xóa dần các phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới, tích cực thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây ngày một nâng lên.
Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó
khăn của huyện Văn Chấn, có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, đồng bào
dân tộc Mông chiếm trên 74%, còn lại là các dân tộc khác. Xã có đông đồng bào
dân tộc, trình độ dân trí của người dân còn hạn chế, còn nhiều phong tục, tập
quán lạc hậu, đời sống của người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Trước
đây, do nhân dân chỉ gieo cấy một vụ với các giống ngô, lúa bản địa, nên năng
suất thấp, cuộc sống người dân rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn đứng hàng đầu
của huyện.
Trước thực trạng này, năm 2009, Đảng
ủy xã Suối Bu đã xây dựng hai mô hình Dân vận khéo là “Chuyển diện tích lúa
nương kém hiệu quả sang trồng ngô” và “Chuyển diện tích cây ngô 1 vụ lên 2
vụ/năm”. Do vẫn còn quen với tập quán canh tác cũ, nên khi cán bộ đến vận động
thâm canh, tăng vụ, bà con đều không đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, "mưa dầm
thấm lâu", cán bộ, đảng viên của xã đã không nản chí, quyết tìm phương
pháp phù hợp với lòng dân. Trước tiên, cán bộ, đảng viên ở xã phải là những tấm
gương đi đầu, thực hiện làm trước trên diện tích nương rẫy của gia đình, sau đó
thì vận động anh em, họ hàng cùng làm theo. Thêm vào đó là cùng ăn, cùng ở với
dân và thậm chí cầm tay để chỉ việc cho dân.
Kết quả, bà con trong xã đã tự
nguyện chuyển toàn bộ diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô và đã cho
hiệu quả gấp 3,5 lần so với trồng lúa nương. Điển hình như gia đình anh Sùng A
Thông, thôn Ba Cầu, đã mạnh dạn bỏ lúa nương sang trồng ngô, mỗi vụ gia đình
anh đã trồng 20 kg giống, chủ yếu là các giống ngô lai cho năng suất cao và phù
hợp với khí hậu thổ nhưỡng của địa phương.
Nhờ tích cực áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, gia đình anh thu về khoảng 60 - 70 triệu đồng/năm từ tiền
bán ngô. Cùng với đó, anh Thông còn canh tác hơn 1.000 m2 ruộng nước hai vụ.
Nguồn thu nhập từ lúa và ngô đã giúp gia đình anh thoát nghèo và trở thành hộ
khá giả trong xã, có điều kiện cho các con ăn học và mua sắm nhiều đồ dùng đắt
tiền phục vụ sinh hoạt trong nhà.
Sau thành công trong việc vận động
người dân chuyển diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô; năm 2011,
Đảng ủy xã Suối Bu tiếp tục chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể của xã tham gia vận
động, hướng dẫn bà con nhân dân trong xã trồng ngô vụ hè thu. Hiện nay, bình
quân một năm toàn xã đã vận động nhân dân trồng ngô 2 vụ được trên 200 ha.
Riêng năm 2014, toàn xã đã gieo trồng được hơn 240 ha, sản lượng đạt gần 900
tấn.
Nhờ trồng được 2 vụ ngô nên tỷ lệ hộ
nghèo của xã đã giảm hơn so với trước đây. Hiện nay, cây ngô đã thực sự trở
thành cây trồng chủ lực, giúp người dân tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo
thực sự. Quan trọng hơn là người Mông ở Suối Bu đã biết xóa bỏ phương thức sản
xuất lạc hậu tồn tại bao đời nay./.