Vùng cao phía Tây tỉnh Yên Bái có một hương vị đặc biệt để tiếp khách quí, bạn bè nơi xa, nhất là dịp Tết đến, xuân về. Đó là rượu ngô.
Công đoạn làm Rượu ngô của đồng bào Mông vùng cao Yên Bái
Rượu ngô là thứ không thể thiếu trong bất cứ ngôi nhà nào của người Mông. Khách đã đến nhà, thế nào cũng được chủ mời rượu. Mà đã được mời thì không thể từ chối. Vậy mới quý! Người Mông có câu hát:
“… Có tiền cùng tiêu
Có thịt cùng ăn
Có rượu cùng đổ…”
Thậm chí:
“… Gặp người là gặp bạn
Gặp bạn là gặp rượu
Gặp rượu mới là gặp nhau…”
Nhấp chén rượu ngô, ta cảm nhận được mùi thơm của ngô, vị thanh mát của khí trời, hương đất và thêm hiểu rằng, nấu rượu ngô không hề đơn giản. Để có được bát rượu thơm thảo, ngọt nồng cất từ hạt ngô nương với lá men rừng, người Mông đã có cả một bí quyết. Muốn làm được thứ rượu này, trước tiên phải chọn ngô bản địa, lựa những bắp đều hạt, không quá già hoặc quá non thì mới có nhiều tinh bột. Đầu tiên, ngô được bung trên bếp lửa rồi trộn với một lượng men nhất định. Ba ngày sau, ngô đã ngấm men thì cho vào chum, vò, ủ kỹ, kín khoảng 9, 10 ngày. Cuối cùng mới chưng cất trên bếp. Chảo tiếp giáp với ngọn lửa thì luôn luôn nóng nhưng chảo ở trên thùng phải luôn luôn lạnh, nếu nước nóng phải thay nước khác mới chưng cất được rượu. Thường nấu được một nồi rượu ngô 20kg phải mất 7 tiếng đến 8 tiếng đồng hồ. Có quan sát các công đoạn nấu rượu mới biết, có được bát rượu ngô thơm ngọt, người nấu đã dành cả tâm huyết vào đó. Thường cứ ba ngô thì được một rượu tinh khiết. Thứ làm nên hương vị của rượu ngô chính là men. Men của rượu ngô phải là thứ men được làm tổng hợp từ lá cây rừng do chính bàn tay người Mông nơi đây tự làm. Lá cây rừng thái nhỏ, trộn với hạt kê đã nghiền mịn, sau đó nắm thành từng quả, để trên gác bếp để tự lên men. Do đó, chỉ cần uống rượu ngô một lần là mãi mãi không quên.
Rượu ngô thực sự là thành quả lao động của người vùng cao. Phong tục tiếp rượu của bà con thường là, gia chủ cầm bát rượu tràn đầy, sóng sánh, thơm lừng trên tay, khẽ khàng uống trước một ngụm rồi chuyền bát mời khách uống theo. Nếu nhiều khách thì lần lượt chuyển cho nhau, mỗi người uống một ngụm. Cứ thế đến khi cạn, rượu lại được đổ vào, lại tràn đầy, sóng sánh, ngọt lịm cùng những lời chào mời, chúc phúc. Người Mông cho rằng, đã là khách quý, đã là bạn thân thì tình cảm phải thật lòng, dạt dào, đầy tràn như bát rượu. Đã uống thì phải say. Say tình. Vậy mới thỏa cái bụng, cái dạ.
Đối với chợ vùng cao Yên Bái, rượu ngô còn là mặt hàng quan trọng. Nó không thể vắng mặt bên chảo thắng cố. Nam nữ, kể đến ông già, bà cả đã tâm đầu ý hợp, ở phiên chợ như thế này không thể không ăn, không uống, không say. Người Mông lại hát:
“… Có thịt thơm, có thịt mềm
Có rượu ngọt, có rượu ngon
Tới đây, ta níu áo nhau cho hơi men cháy lòng, mới thỏa, mới vui”
Cứ thế, tâm hồn lâng lâng bất tận. Uống rượu ngô trở thành tập tục trong sinh hoạt của đồng bào nơi đây, họ uống bằng bát. Đấy cũng là nét văn hóa ẩm thực giản dị nhưng đầy bản sắc của người Mông Yên Bái.
Rượu ngô thực sự là thành quả lao động và uống rượu ngô đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa, giao tiếp của người Mông vùng cao Yên Bái. Rượu ngô chỉ cần uống một lần sẽ mãi không quên. Đã đến Yên Bái, bạn nên đến với vùng cao nơi đây trong những ngày giá rét. Còn gì thú vị hơn khi ngồi quây quần bên bếp lửa hồng, thưởng thức bát rượu ngô, ngân nga câu hát:
“Có thịt thơm, có thịt mềm
Có rượu ngọt, có rượu ngon
Bạn hãy tới đây
Cho câu hát níu áo, hơi men cháy lòng...”./.
5615 lượt xem
Ban Biên tập
Vùng cao phía Tây tỉnh Yên Bái có một hương vị đặc biệt để tiếp khách quí, bạn bè nơi xa, nhất là dịp Tết đến, xuân về. Đó là rượu ngô.Rượu ngô là thứ không thể thiếu trong bất cứ ngôi nhà nào của người Mông. Khách đã đến nhà, thế nào cũng được chủ mời rượu. Mà đã được mời thì không thể từ chối. Vậy mới quý! Người Mông có câu hát:
“… Có tiền cùng tiêu
Có thịt cùng ăn
Có rượu cùng đổ…”
Thậm chí:
“… Gặp người là gặp bạn
Gặp bạn là gặp rượu
Gặp rượu mới là gặp nhau…”
Nhấp chén rượu ngô, ta cảm nhận được mùi thơm của ngô, vị thanh mát của khí trời, hương đất và thêm hiểu rằng, nấu rượu ngô không hề đơn giản. Để có được bát rượu thơm thảo, ngọt nồng cất từ hạt ngô nương với lá men rừng, người Mông đã có cả một bí quyết. Muốn làm được thứ rượu này, trước tiên phải chọn ngô bản địa, lựa những bắp đều hạt, không quá già hoặc quá non thì mới có nhiều tinh bột. Đầu tiên, ngô được bung trên bếp lửa rồi trộn với một lượng men nhất định. Ba ngày sau, ngô đã ngấm men thì cho vào chum, vò, ủ kỹ, kín khoảng 9, 10 ngày. Cuối cùng mới chưng cất trên bếp. Chảo tiếp giáp với ngọn lửa thì luôn luôn nóng nhưng chảo ở trên thùng phải luôn luôn lạnh, nếu nước nóng phải thay nước khác mới chưng cất được rượu. Thường nấu được một nồi rượu ngô 20kg phải mất 7 tiếng đến 8 tiếng đồng hồ. Có quan sát các công đoạn nấu rượu mới biết, có được bát rượu ngô thơm ngọt, người nấu đã dành cả tâm huyết vào đó. Thường cứ ba ngô thì được một rượu tinh khiết. Thứ làm nên hương vị của rượu ngô chính là men. Men của rượu ngô phải là thứ men được làm tổng hợp từ lá cây rừng do chính bàn tay người Mông nơi đây tự làm. Lá cây rừng thái nhỏ, trộn với hạt kê đã nghiền mịn, sau đó nắm thành từng quả, để trên gác bếp để tự lên men. Do đó, chỉ cần uống rượu ngô một lần là mãi mãi không quên.
Rượu ngô thực sự là thành quả lao động của người vùng cao. Phong tục tiếp rượu của bà con thường là, gia chủ cầm bát rượu tràn đầy, sóng sánh, thơm lừng trên tay, khẽ khàng uống trước một ngụm rồi chuyền bát mời khách uống theo. Nếu nhiều khách thì lần lượt chuyển cho nhau, mỗi người uống một ngụm. Cứ thế đến khi cạn, rượu lại được đổ vào, lại tràn đầy, sóng sánh, ngọt lịm cùng những lời chào mời, chúc phúc. Người Mông cho rằng, đã là khách quý, đã là bạn thân thì tình cảm phải thật lòng, dạt dào, đầy tràn như bát rượu. Đã uống thì phải say. Say tình. Vậy mới thỏa cái bụng, cái dạ.
Đối với chợ vùng cao Yên Bái, rượu ngô còn là mặt hàng quan trọng. Nó không thể vắng mặt bên chảo thắng cố. Nam nữ, kể đến ông già, bà cả đã tâm đầu ý hợp, ở phiên chợ như thế này không thể không ăn, không uống, không say. Người Mông lại hát:
“… Có thịt thơm, có thịt mềm
Có rượu ngọt, có rượu ngon
Tới đây, ta níu áo nhau cho hơi men cháy lòng, mới thỏa, mới vui”
Cứ thế, tâm hồn lâng lâng bất tận. Uống rượu ngô trở thành tập tục trong sinh hoạt của đồng bào nơi đây, họ uống bằng bát. Đấy cũng là nét văn hóa ẩm thực giản dị nhưng đầy bản sắc của người Mông Yên Bái.
Rượu ngô thực sự là thành quả lao động và uống rượu ngô đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa, giao tiếp của người Mông vùng cao Yên Bái. Rượu ngô chỉ cần uống một lần sẽ mãi không quên. Đã đến Yên Bái, bạn nên đến với vùng cao nơi đây trong những ngày giá rét. Còn gì thú vị hơn khi ngồi quây quần bên bếp lửa hồng, thưởng thức bát rượu ngô, ngân nga câu hát:
“Có thịt thơm, có thịt mềm
Có rượu ngọt, có rượu ngon
Bạn hãy tới đây
Cho câu hát níu áo, hơi men cháy lòng...”./.