CTTĐT – Để chủ động phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, dịch bệnh gây ra, bảo vệ đàn gia súc vụ Đông xuân 2016 – 2017, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải triển khai Kế hoạch phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống đói, rét, dịch bệnh gia súc, gia cầm
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh gia súc, gia cầm, UBND huyện yêu cầu tăng cường tuyên truyền, thông tin kịp thời chính xác về tình hình đói rét, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm để hạn chế tối thiểu tình trạng gia súc bị chết đói, chết rét, chết dịch bệnh góp phần giữ vững, ổn định và phát triển đàn gia súc, đồng thời đẩy nhanh phát triển chăn nuôi, hàng năm tăng số lượng đầu gia súc, gia cầm, thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi của tỉnh, của huyện giai đoạn 2016 – 2017.
Để phòng, chống đói rét cho gia súc, gia cầm, vật nuôi, cần chuẩn bị vật liệu giữ ấm cho trâu, bò như tận dụng bao tải, chăn cũ... làm áo rét chống rét cho gia súc, nhất là những con bê nghé và gia súc già yếu. Tận đụng các vật liệu sẵn có của gia đình như bao tải, tấm ni lông... để che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc, có thể đốt lửa bằng củi, vỏ trấu ở cửa chuồng để giữ ấm cho trâu, bò. Thực hiện dự trữ thức ăn trong những ngày giá rét bao gồm rơm, rạ, cỏ khô, thân cây ngô... và thức ăn tinh gồm cám gạo, bột ngô, bột sắn... Trong những ngày giá rét, khi nhiệt độ xuống dưới 12°C không được chăn, thả gia súc mà phải nuôi nhốt tại chuồng cho gia súc ăn cỏ, rơm rạ... đồng thời bổ sung thức ăn tinh bột, nước uống ấm... để tăng cường sức khỏe, đủ năng lượng chống rét và các loại dịch bệnh xâm nhập. Tuyệt đối không thả rông gia súc khó kiểm soát dịch bệnh, gây ô nhiễm đến môi trường, sản xuất trồng trọt.
Cùng với đó, để phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm vật nuôi cần tiêm phòng cho trâu, bò, ngựa, lợn, chó tại 126/126 thôn (bản), tổ dân phố của 14 xã thị trấn của huyện. Đối với tiêm phòng tụ huyết trùng trâu, bò, lợn; dịch tả lợn, lở mồm long móng sẽ tiêm 02 đợt/năm (Đợt 1 vào tháng 3- 4 năm 2017; đợt 02 vào tháng 9-10 năm 2017). Vắc xin phòng dại sẽ tiêm 1 đợt/năm vào tháng 4-5 năm 2017, sau đó tiêm bổ sung cho những con mới phát sinh hoặc chưa tiêm.
Đối với gia cầm, huyện Mù Cang Chải thuộc diện không bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm trong kế hoạch vụ Đông xuân 2016-2017. Tuy nhiên trong trường hợp dịch bệnh xảy ra sẽ thực hiện tiêm phòng bao vây ổ dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh.
Triển khai tốt công tác giám sát dịch bệnh, vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường bằng hóa chất nhằm tiêu diệt và hạn chế mầm bệnh đang tồn tại trong môi trường góp phần khống chế, ngăn chặn các dịch bệnh phát sinh, không để lây lan ra diện rộng. Tăng cường kiểm tra kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra, vào địa bàn, đặc biệt đối với con giống vật nuôi. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật tại chợ huyện và chợ các xã Khao Mang, Ngã Ba Kim, Nậm Khắt và điểm buôn bán khác; phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo theo quy định.
2907 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Để chủ động phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, dịch bệnh gây ra, bảo vệ đàn gia súc vụ Đông xuân 2016 – 2017, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải triển khai Kế hoạch phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh gia súc, gia cầm, UBND huyện yêu cầu tăng cường tuyên truyền, thông tin kịp thời chính xác về tình hình đói rét, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm để hạn chế tối thiểu tình trạng gia súc bị chết đói, chết rét, chết dịch bệnh góp phần giữ vững, ổn định và phát triển đàn gia súc, đồng thời đẩy nhanh phát triển chăn nuôi, hàng năm tăng số lượng đầu gia súc, gia cầm, thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi của tỉnh, của huyện giai đoạn 2016 – 2017.
Để phòng, chống đói rét cho gia súc, gia cầm, vật nuôi, cần chuẩn bị vật liệu giữ ấm cho trâu, bò như tận dụng bao tải, chăn cũ... làm áo rét chống rét cho gia súc, nhất là những con bê nghé và gia súc già yếu. Tận đụng các vật liệu sẵn có của gia đình như bao tải, tấm ni lông... để che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc, có thể đốt lửa bằng củi, vỏ trấu ở cửa chuồng để giữ ấm cho trâu, bò. Thực hiện dự trữ thức ăn trong những ngày giá rét bao gồm rơm, rạ, cỏ khô, thân cây ngô... và thức ăn tinh gồm cám gạo, bột ngô, bột sắn... Trong những ngày giá rét, khi nhiệt độ xuống dưới 12°C không được chăn, thả gia súc mà phải nuôi nhốt tại chuồng cho gia súc ăn cỏ, rơm rạ... đồng thời bổ sung thức ăn tinh bột, nước uống ấm... để tăng cường sức khỏe, đủ năng lượng chống rét và các loại dịch bệnh xâm nhập. Tuyệt đối không thả rông gia súc khó kiểm soát dịch bệnh, gây ô nhiễm đến môi trường, sản xuất trồng trọt.
Cùng với đó, để phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm vật nuôi cần tiêm phòng cho trâu, bò, ngựa, lợn, chó tại 126/126 thôn (bản), tổ dân phố của 14 xã thị trấn của huyện. Đối với tiêm phòng tụ huyết trùng trâu, bò, lợn; dịch tả lợn, lở mồm long móng sẽ tiêm 02 đợt/năm (Đợt 1 vào tháng 3- 4 năm 2017; đợt 02 vào tháng 9-10 năm 2017). Vắc xin phòng dại sẽ tiêm 1 đợt/năm vào tháng 4-5 năm 2017, sau đó tiêm bổ sung cho những con mới phát sinh hoặc chưa tiêm.
Đối với gia cầm, huyện Mù Cang Chải thuộc diện không bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm trong kế hoạch vụ Đông xuân 2016-2017. Tuy nhiên trong trường hợp dịch bệnh xảy ra sẽ thực hiện tiêm phòng bao vây ổ dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh.
Triển khai tốt công tác giám sát dịch bệnh, vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường bằng hóa chất nhằm tiêu diệt và hạn chế mầm bệnh đang tồn tại trong môi trường góp phần khống chế, ngăn chặn các dịch bệnh phát sinh, không để lây lan ra diện rộng. Tăng cường kiểm tra kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra, vào địa bàn, đặc biệt đối với con giống vật nuôi. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật tại chợ huyện và chợ các xã Khao Mang, Ngã Ba Kim, Nậm Khắt và điểm buôn bán khác; phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo theo quy định.