CTTĐT - Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua huyện Văn Yên đã tập trung triển khai thực hiện các chính sách, đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn.
Thời gian qua, Văn Yên đã tập trung triển khai các chính sách, đề án hỗ trợ phát triển sản xuất
Năm 2016, huyện Văn Yên được giao thực
hiện 5 đề án bao gồm: Đề án phát triển chăn nuôi, Đề án phát triển nuôi trồng
thủy sản, Đề án phát triển cây quế, Đề án phát triển măng tre Bát Độ và Đề án
phát triển ngô Đông trên đất lúa 2 vụ. Trên cơ sở những hướng dẫn của tỉnh, UBND
huyện Văn Yên đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện các đề án, chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2016. Đồng thời tổ chức hội nghị triển khai
các chính sách, đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản trên
địa bàn huyện năm 2016. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã
hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn đối tượng là các tổ chức, cá nhân,
hộ gia đình đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ, bảo đảm thứ tự ưu tiên theo
quy định của tỉnh. Trên cơ sở đó thẩm định, lập danh sách đối tượng được hỗ trợ
trình UBND huyện xem xét, phê duyệt. Đồng thời, thông báo cụ thể mức kinh phí
được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho từng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc
phạm vi được giao quản lý.
Qua quá trình triển khai thực hiện, đến
nay, đối với Đề án phát triển chăn nuôi huyện đã giải ngân được 625 triệu đồng,
đạt 91,2% kế hoạch được giao. Trong đó đã hỗ trợ một lần cho 10/10 cơ sở chăn nuôi trâu
bò có quy mô từ 10 con trâu, bò trở lên, với mức hỗ trợ 15 triệu đồng/cơ sở/hộ;
Hỗ trợ một lần cho 3/5 cơ sở/hộ gia đình chăn nuôi trâu bò với quy mô từ 30 con
trâu, bò trở lên với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở/ nhóm hộ; Hỗ trợ 2/2 cơ sở
chăn nuôi lợn thịt có quy mô từ 100 con/lứa trở lên với mức hỗ trợ 30 triệu
đồng/cơ sở/hộ; Hỗ trợ 5/5 cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 15 con
trở lên với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở/hộ; Hỗ trợ một lần cho 5/5 cơ sở/ hộ
gia đình chăn nuôi lợn kết hợp có quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt trở
lên, mức hỗ trợ 20 triệu đồng/cơ sở/hộ; Hỗ trợ một lần cho 5/5 cơ sở/hộ chăn nuôi gia cầm có quy mô từ 1.000 con trở
lên với mức hỗ trợ 15 triệu đồng/cơ sở/hộ.
Đối với án phát triển nuôi trồng thủy
sản, chỉ tiêu được giao của huyện là 1 ha. Huyện sẽ hỗ trợ một lần cho hộ gia
đình cải tạo ruộng kém hiệu quả chuyển thành ao nuôi cá với mức hỗ trợ 50 triệu
đồng/ha (các trường hợp có diện tích không đến 1ha thì hỗ trợ theo tỷ lệ tương ứng), đồng
thời hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/ha để mua cá giống. Hiện nay các ngành chuyên môn
của huyện đang hướng dẫn các hộ hoàn thiện các thủ tục để được hỗ trợ.
Đề án trồng tre măng Bát Độ, tỉnh giao
chỉ tiêu thực hiện là hỗ trợ 100 ha với kinh phí hỗ trợ 300 triệu đồng, tương
đương 3 triệu đồng/ha; thực hiện trồng mới măng tre Bát Độ tập trung với diện
tích từ 0,5 ha trở lên trên địa bàn các xã Lang Thíp, Lâm Giang, An Bình, Đông
Cuông, Quang Minh, Ngòi A, Yên Hưng, Yên Thái. Đến nay các hộ đã đăng ký
thực hiện được 100 ha. Đề án trồng măng tre Bát Độ của huyện được triển khai
khi thời vụ trồng tre măng Bát Độ đã gần hết nên không thể đăng ký được giống
để cung ứng cho nhân dân trồng trong vụ xuân 2016. Để thực hiện đề án có hiệu
quả, huyện Văn Yên đã tổ chức đoàn công tác gồm lãnh đạo UBND huyện, phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, lãnh đạo UBND xã và một số hộ
dân của 10 xã trên địa bàn huyện đi học tập kinh nghiệm trồng măng tre Bát Độ
tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên. Đồng thời đã đăng ký mua giống để cung ứng
cho các xã đảm bảo diện tích trồng theo kế hoạch đề ra.
Đối với Đề án phát triển cây quế, tỉnh
giao chỉ tiêu thực hiện là hỗ trợ 600 ha, với kinh phí 600 triệu đồng. Đến nay
các xã đã đăng ký thực hiện được trên 1.000 ha, với diện tích từ 0,5 ha/hộ trở
lên trên địa bàn các xã Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, Đông An, Tân Hợp, An
Thịnh, Yên Hợp, Xuân Ái, Hoàng Thắng, mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/ha. Tuy nhiên,
với yêu cầu giống quế phải có nguồn gốc rõ ràng, phải được gieo ươm ở các cơ sở
có đủ điều kiện quy định, trong khi huyện chỉ có 3 cơ sở, hợp tác xã có đủ điều
kiện về nguồn gốc giống, tiêu chuẩn cây giống được Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh công nhận, không đủ số lượng để cung ứng với số lượng 4,2 triệu
cây giống theo kế hoạch. Nếu tỉnh không có cơ chế đặc thù cho huyện sử dụng
giống quế ươm tại các hộ gia đình trên địa bàn các xã có chỉ dẫn địa lý quế Văn
Yên, có xác nhận của UBND cấp xã thì sẽ khó khăn trong quá trình triển khai
thực hiện được đề án này.
Với những kết quả khả quan ban đầu,
trong thời gian tới, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục tập trung quy hoạch các vùng sản
xuất chuyên canh phù hợp với các chính sách hỗ trợ của tỉnh và định hướng phát
triển của huyện, gắn với việc thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới của từng
xã, thị trấn. Tăng cường công tác tuyên truyên, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực
hiện các đề án để bảo đảm phát huy hiệu quả và có khả năng nhân rộng, nhằm
thúc đẩy phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, có sản phẩm hàng hóa theo đúng
mục tiêu các đề án đã đề ra.
696 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua huyện Văn Yên đã tập trung triển khai thực hiện các chính sách, đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn.
Năm 2016, huyện Văn Yên được giao thực
hiện 5 đề án bao gồm: Đề án phát triển chăn nuôi, Đề án phát triển nuôi trồng
thủy sản, Đề án phát triển cây quế, Đề án phát triển măng tre Bát Độ và Đề án
phát triển ngô Đông trên đất lúa 2 vụ. Trên cơ sở những hướng dẫn của tỉnh, UBND
huyện Văn Yên đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện các đề án, chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2016. Đồng thời tổ chức hội nghị triển khai
các chính sách, đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản trên
địa bàn huyện năm 2016. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã
hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn đối tượng là các tổ chức, cá nhân,
hộ gia đình đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ, bảo đảm thứ tự ưu tiên theo
quy định của tỉnh. Trên cơ sở đó thẩm định, lập danh sách đối tượng được hỗ trợ
trình UBND huyện xem xét, phê duyệt. Đồng thời, thông báo cụ thể mức kinh phí
được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho từng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc
phạm vi được giao quản lý.
Qua quá trình triển khai thực hiện, đến
nay, đối với Đề án phát triển chăn nuôi huyện đã giải ngân được 625 triệu đồng,
đạt 91,2% kế hoạch được giao. Trong đó đã hỗ trợ một lần cho 10/10 cơ sở chăn nuôi trâu
bò có quy mô từ 10 con trâu, bò trở lên, với mức hỗ trợ 15 triệu đồng/cơ sở/hộ;
Hỗ trợ một lần cho 3/5 cơ sở/hộ gia đình chăn nuôi trâu bò với quy mô từ 30 con
trâu, bò trở lên với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở/ nhóm hộ; Hỗ trợ 2/2 cơ sở
chăn nuôi lợn thịt có quy mô từ 100 con/lứa trở lên với mức hỗ trợ 30 triệu
đồng/cơ sở/hộ; Hỗ trợ 5/5 cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 15 con
trở lên với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở/hộ; Hỗ trợ một lần cho 5/5 cơ sở/ hộ
gia đình chăn nuôi lợn kết hợp có quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt trở
lên, mức hỗ trợ 20 triệu đồng/cơ sở/hộ; Hỗ trợ một lần cho 5/5 cơ sở/hộ chăn nuôi gia cầm có quy mô từ 1.000 con trở
lên với mức hỗ trợ 15 triệu đồng/cơ sở/hộ.
Đối với án phát triển nuôi trồng thủy
sản, chỉ tiêu được giao của huyện là 1 ha. Huyện sẽ hỗ trợ một lần cho hộ gia
đình cải tạo ruộng kém hiệu quả chuyển thành ao nuôi cá với mức hỗ trợ 50 triệu
đồng/ha (các trường hợp có diện tích không đến 1ha thì hỗ trợ theo tỷ lệ tương ứng), đồng
thời hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/ha để mua cá giống. Hiện nay các ngành chuyên môn
của huyện đang hướng dẫn các hộ hoàn thiện các thủ tục để được hỗ trợ.
Đề án trồng tre măng Bát Độ, tỉnh giao
chỉ tiêu thực hiện là hỗ trợ 100 ha với kinh phí hỗ trợ 300 triệu đồng, tương
đương 3 triệu đồng/ha; thực hiện trồng mới măng tre Bát Độ tập trung với diện
tích từ 0,5 ha trở lên trên địa bàn các xã Lang Thíp, Lâm Giang, An Bình, Đông
Cuông, Quang Minh, Ngòi A, Yên Hưng, Yên Thái. Đến nay các hộ đã đăng ký
thực hiện được 100 ha. Đề án trồng măng tre Bát Độ của huyện được triển khai
khi thời vụ trồng tre măng Bát Độ đã gần hết nên không thể đăng ký được giống
để cung ứng cho nhân dân trồng trong vụ xuân 2016. Để thực hiện đề án có hiệu
quả, huyện Văn Yên đã tổ chức đoàn công tác gồm lãnh đạo UBND huyện, phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, lãnh đạo UBND xã và một số hộ
dân của 10 xã trên địa bàn huyện đi học tập kinh nghiệm trồng măng tre Bát Độ
tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên. Đồng thời đã đăng ký mua giống để cung ứng
cho các xã đảm bảo diện tích trồng theo kế hoạch đề ra.
Đối với Đề án phát triển cây quế, tỉnh
giao chỉ tiêu thực hiện là hỗ trợ 600 ha, với kinh phí 600 triệu đồng. Đến nay
các xã đã đăng ký thực hiện được trên 1.000 ha, với diện tích từ 0,5 ha/hộ trở
lên trên địa bàn các xã Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, Đông An, Tân Hợp, An
Thịnh, Yên Hợp, Xuân Ái, Hoàng Thắng, mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/ha. Tuy nhiên,
với yêu cầu giống quế phải có nguồn gốc rõ ràng, phải được gieo ươm ở các cơ sở
có đủ điều kiện quy định, trong khi huyện chỉ có 3 cơ sở, hợp tác xã có đủ điều
kiện về nguồn gốc giống, tiêu chuẩn cây giống được Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh công nhận, không đủ số lượng để cung ứng với số lượng 4,2 triệu
cây giống theo kế hoạch. Nếu tỉnh không có cơ chế đặc thù cho huyện sử dụng
giống quế ươm tại các hộ gia đình trên địa bàn các xã có chỉ dẫn địa lý quế Văn
Yên, có xác nhận của UBND cấp xã thì sẽ khó khăn trong quá trình triển khai
thực hiện được đề án này.
Với những kết quả khả quan ban đầu,
trong thời gian tới, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục tập trung quy hoạch các vùng sản
xuất chuyên canh phù hợp với các chính sách hỗ trợ của tỉnh và định hướng phát
triển của huyện, gắn với việc thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới của từng
xã, thị trấn. Tăng cường công tác tuyên truyên, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực
hiện các đề án để bảo đảm phát huy hiệu quả và có khả năng nhân rộng, nhằm
thúc đẩy phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, có sản phẩm hàng hóa theo đúng
mục tiêu các đề án đã đề ra.