Ngày 16/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái do đồng chí Đinh Đăng Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) tại Sở Công thương.
Đoàn giám sát của Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái làm việc tại Sở Công thương.
Trong giai đoạn 2011 - 2016, Sở Công thương đã làm tốt công tác tham mưu để triển khai ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và UBND tỉnh trong triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.560 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoạt động trong lĩnh vực ngành công thương quản lý, trong đó có 208 cơ sở sản xuất, 1.352 cơ sở kinh doanh. 80 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, trong đó kinh doanh thực phẩm 31 cơ sở, sản xuất thực phẩm 49 cơ sở.
Sở Công thương đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, kiểm tra các điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất, giết mổ, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, đã xử lý 786 vụ, xử phạt hành chính trên 1.144 triệu đồng, ước trị giá hàng tiêu hủy trên 1.320 triệu đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước vẫn còn những tồn tại, bất cập dẫn đến mẫu thuẫn, chồng chéo trong trách nhiệm quản lý về ATTP; các văn bản về ATTP mới có hiệu lực thi hành và một số thông tư chuyên ngành chưa có hướng dẫn cụ thể; việc bố trí nguồn nhân lực và kinh phí đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ trong công tác ATTP và một số quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chợ, siêu thị còn nhiều khó khăn…
Sở Công thương đề nghị các bộ, ngành Trung ương và tỉnh sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể trog việc phân công, phân cấp quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh; bổ sung nguồn nhân lực và kinh phí để đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra ATTP; công tác quản lý chợ, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của ngành.
Tại buổi giám sát, đồng chí Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đinh Đăng Luận cũng đã chia sẻ những khó khăn, bất cập, hạn chế của ngành trong việc bố trí nguồn nhân lực, kinh phí, công tác quản thị trường lĩnh vực ATTP giai đoạn 2011 - 2016 vừa qua. Đồng thời, tiếp thu những ý kiến kiến nghị, đề xuất của ngành để tổng hợp, phản ánh lên các cấp có thẩm quyền và tại các kỳ họp Quốc hội trong thời gian tới.
Trước đó, Đoàn giám sát của Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái đã đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP tại Nhà máy Sản xuất, chế biến tinh bột sắn huyện Văn Yên thuộc Công ty cổ phần Nông, lâm sản thực phẩm Yên Bái (ảnh trên).
507 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Ngày 16/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái do đồng chí Đinh Đăng Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) tại Sở Công thương.Trong giai đoạn 2011 - 2016, Sở Công thương đã làm tốt công tác tham mưu để triển khai ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và UBND tỉnh trong triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.560 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoạt động trong lĩnh vực ngành công thương quản lý, trong đó có 208 cơ sở sản xuất, 1.352 cơ sở kinh doanh. 80 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, trong đó kinh doanh thực phẩm 31 cơ sở, sản xuất thực phẩm 49 cơ sở.
Sở Công thương đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, kiểm tra các điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất, giết mổ, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, đã xử lý 786 vụ, xử phạt hành chính trên 1.144 triệu đồng, ước trị giá hàng tiêu hủy trên 1.320 triệu đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước vẫn còn những tồn tại, bất cập dẫn đến mẫu thuẫn, chồng chéo trong trách nhiệm quản lý về ATTP; các văn bản về ATTP mới có hiệu lực thi hành và một số thông tư chuyên ngành chưa có hướng dẫn cụ thể; việc bố trí nguồn nhân lực và kinh phí đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ trong công tác ATTP và một số quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chợ, siêu thị còn nhiều khó khăn…
Sở Công thương đề nghị các bộ, ngành Trung ương và tỉnh sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể trog việc phân công, phân cấp quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh; bổ sung nguồn nhân lực và kinh phí để đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra ATTP; công tác quản lý chợ, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của ngành.
Tại buổi giám sát, đồng chí Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đinh Đăng Luận cũng đã chia sẻ những khó khăn, bất cập, hạn chế của ngành trong việc bố trí nguồn nhân lực, kinh phí, công tác quản thị trường lĩnh vực ATTP giai đoạn 2011 - 2016 vừa qua. Đồng thời, tiếp thu những ý kiến kiến nghị, đề xuất của ngành để tổng hợp, phản ánh lên các cấp có thẩm quyền và tại các kỳ họp Quốc hội trong thời gian tới.
Trước đó, Đoàn giám sát của Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái đã đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP tại Nhà máy Sản xuất, chế biến tinh bột sắn huyện Văn Yên thuộc Công ty cổ phần Nông, lâm sản thực phẩm Yên Bái (ảnh trên).