Nhiệm kỳ 2016 - 2021, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Yên Bái tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động theo hướng mở rộng dân chủ, hướng về cơ sở; tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Đây là yếu tố quyết định nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh.
Chú trọng nâng cao chất lượng đại biểu
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã bầu đủ về số lượng và cơ cấu theo dự kiến; trong đó,, đại biểu nữ 22 người, chiếm 37,29%; dân tộc thiểu số 26 người, chiếm 44,07%; trẻ tuổi 14 người, chiếm 23,73%; ngoài Đảng 6 người, chiếm 10,17%; về đại biểu tái cử 18 người, chiếm 30,51%.
Đồng thời, chất lượng đại biểu HĐND tỉnh kỳ này được nâng lên rõ rệt, số lượng đại biểu có trình độ đại học chiếm 49,15%; đại biểu có trình độ sau đại học là 37 người, 29% và số lượng đại biểu chuyên trách, đại biểu khối Đảng, đoàn thể cũng tăng hơn so với nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, số lượng đại biểu HĐND tỉnh lần đầu tiên tham gia khóa mới chiếm gần 70%, thậm chí một số đại biểu chưa từng tham gia công tác quản lý.
Chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh phụ thuộc phần nhiều vào chất lượng đại biểu HĐND tỉnh, chất lượng đại bieu cao thì chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh cao và ngược lại. Để từng bước tháo gỡ những hạn chế, bất cập; đồng thời, nâng cao chất lượng đại biểu HĐND tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh - Hoàng Thị Bình cho biết: "Trong thời gian tới, HĐND tỉnh sẽ chú trọng việc nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đại biểu là hết sức cần thiết và được thông qua bằng nhiều hình thức khác nhau như: hội thảo, tập huấn theo chuyên đề, tổ chức lớp học…
Việc bồi dưỡng kỹ năng giám sát, chất vấn, tiếp xúc cử tri theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đại biểu nhằm trang bị cho đại biểu phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, xử lý các hoạt động của HĐND để tăng cường năng lực cho các đại biểu, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động HĐND tỉnh. Tăng cường học hỏi và trao đổi kinh nghiệm thực tế cho các đại biểu là cách thức tiếp cận nhanh nhất, hiệu quả nhất đối với mỗi đại biểu HĐND tỉnh. Cho nên, cần thiết phải tăng cường giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động của HĐND tỉnh với các địa phương khác để từ đó nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm cho đại biểu HĐND tỉnh".
Điều quan trọng nữa, đó là đối với mỗi đại biểu phải không ngừng nâng cao tinh thần, trách nhiệm tự học tập, nghiên cứu các văn bản, tài liệu, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trong năm và báo cáo với Thường trực HĐND tỉnh biết để giám sát việc thực hiện; đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện với cử tri nơi mình được bầu. Mặt khác, vào cuối từng năm, Thường trực HĐND tỉnh phải tổ chức việc đánh giá và xếp loại kết quả hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh. Có làm được như vậy thì trách nhiệm của đại biểu mới được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng đại biểu HĐND tỉnh.
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh, thời gian qua, hoạt động của HĐND tỉnh đã có nhiều đổi mới theo hướng mở rộng dân chủ, hướng về cơ sở, được đông đảo cử tri và quần chúng nhân dân quan tâm theo dõi, đánh giá cao, vai trò hoạt động của HĐND tỉnh được thể hiện rõ. Tại các kỳ họp HĐND tỉnh, công tác điều hành kỳ họp tiếp tục được đổi mới; chương trình làm việc của các kỳ họp được xây dựng khoa học và bố trí thời gian hợp lý, phát huy được tinh thần dân chủ và tập trung trí tuệ trong thảo luận, phát biểu ý kiến; các báo cáo tại kỳ họp được trình bày ngắn gọn nên đã dành nhiều thời gian cho các đại biểu thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn, trả lời những ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh (bên trái) giám sát thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường nối nút giao IC 12 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với xã Việt Hồng (Trấn Yên).
Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức. Thường trực HĐND và các ban của HĐND tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc giám sát sâu theo chuyên đề và giám sát việc thực hiện những nghị quyết HĐND tỉnh đã ban hành. Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát HĐND tỉnh đã xây dựng kế hoạch chi tiết, thành lập các đoàn giám sát, tránh sự chồng chéo về nội dung các cuộc giám sát; có sự điều hòa, phối hợp giữa Thường trực HĐND tỉnh với các ban HĐND tỉnh và các cơ quan chuyên môn có liên quan. Trong năm 2016, HĐND tỉnh đã thực hiện 5 cuộc giám sát về tình hình phát triển kinh tế, xã hội năm 2016; giám sát việc thực hiện các đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò; hỗ trợ nhà ở cho người có công; giám sát việc thực hiện Quỹ Bảo trì đường bộ; chính sách hỗ trợ vốn vay cho người nghèo... ở 9/9 huyện, thị xã, thành phố.
Qua công tác giám sát có thể khẳng định, việc lựa chọn các chuyên đề giám sát phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn liền với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chất lượng các cuộc giám sát đã được nâng lên rõ rệt. Qua kết quả giám sát chuyên đề, HĐND tỉnh xem xét, lựa chọn và đưa vào nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội hàng năm các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ hoặc ban hành các nghị quyết riêng để khắc phục hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động tiếp xúc cử tri đã có nhiều đổi mới, các đại biểu HĐND đã giữ mối liên hệ với cử tri. Nội dung và hình thức tiếp xúc cử tri đến tận thôn, bản, tiếp xúc theo nhóm vấn đề... Đối tượng tiếp xúc cử tri được áp dụng linh hoạt và phù hợp như tiếp xúc đại cử tri liên xã, liên thôn hoặc gặp từng hộ gia đình... Thông qua đó, đã giúp cho các đại biểu tiếp thu được nhiều ý kiến, kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của cử tri.
Hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri luôn được xác định là một trong những nội dung trọng tâm tại các kỳ họp. Nội dung chất vấn được các đại biểu chuẩn bị nghiêm túc, thể hiện rõ ý thức, trách nhiệm của đại biểu HĐND. Số lượng đại biểu tham gia chất vấn tại các kỳ họp ngày càng tăng, nội dung và hình thức chất vấn đã có nhiều đổi mới. Các ý kiến chất vấn đã đi vào những vấn đề cụ thể, những vấn đề bức xúc mà cử tri và dư luận xã hội quan tâm. Việc trả lời chất vấn, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp được tiến hành nghiêm túc, đúng quy định.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh, phát huy tính chủ động trong hoạt động của HĐND, nhất là trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, đồng chí Hoàng Thị Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết thêm: "Trong thời gian tới, HĐND tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ họp, trong đó, nâng cao vai trò chủ tọa kỳ họp trong các hoạt động điều hành, gợi ý thảo luận, phát huy trí tuệ của đại biểu HĐND tham gia ý kiến, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương; giải trình và trả lời chất vấn tại kỳ họp… Tăng cường phối hợp giữa Thường trực HĐND, các ban HĐND, các cơ quan, tổ chức để thực hiện tốt chương trình hoạt động nhất là trong giám sát, khảo sát. Đổi mới nội dung và hình thức tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp; tăng cường tiếp xúc cử tri theo chuyên đề; chú trọng đối thoại trực tiếp, gắn tiếp xúc cử tri với việc tuyên truyền các nghị quyết của HĐND".
Với mục tiêu xây dựng HĐND tỉnh vững mạnh, toàn diện, thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân, do vậy, cần có sự nỗ lực, nêu cao tinh thần trách nhiệm của Thường trực, các ban và mỗi đại biểu HĐND tỉnh để HĐND tỉnh thực hiện tốt hơn vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
589 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Nhiệm kỳ 2016 - 2021, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Yên Bái tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động theo hướng mở rộng dân chủ, hướng về cơ sở; tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Đây là yếu tố quyết định nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh.
Chú trọng nâng cao chất lượng đại biểu
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã bầu đủ về số lượng và cơ cấu theo dự kiến; trong đó,, đại biểu nữ 22 người, chiếm 37,29%; dân tộc thiểu số 26 người, chiếm 44,07%; trẻ tuổi 14 người, chiếm 23,73%; ngoài Đảng 6 người, chiếm 10,17%; về đại biểu tái cử 18 người, chiếm 30,51%.
Đồng thời, chất lượng đại biểu HĐND tỉnh kỳ này được nâng lên rõ rệt, số lượng đại biểu có trình độ đại học chiếm 49,15%; đại biểu có trình độ sau đại học là 37 người, 29% và số lượng đại biểu chuyên trách, đại biểu khối Đảng, đoàn thể cũng tăng hơn so với nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, số lượng đại biểu HĐND tỉnh lần đầu tiên tham gia khóa mới chiếm gần 70%, thậm chí một số đại biểu chưa từng tham gia công tác quản lý.
Chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh phụ thuộc phần nhiều vào chất lượng đại biểu HĐND tỉnh, chất lượng đại bieu cao thì chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh cao và ngược lại. Để từng bước tháo gỡ những hạn chế, bất cập; đồng thời, nâng cao chất lượng đại biểu HĐND tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh - Hoàng Thị Bình cho biết: "Trong thời gian tới, HĐND tỉnh sẽ chú trọng việc nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đại biểu là hết sức cần thiết và được thông qua bằng nhiều hình thức khác nhau như: hội thảo, tập huấn theo chuyên đề, tổ chức lớp học…
Việc bồi dưỡng kỹ năng giám sát, chất vấn, tiếp xúc cử tri theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đại biểu nhằm trang bị cho đại biểu phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, xử lý các hoạt động của HĐND để tăng cường năng lực cho các đại biểu, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động HĐND tỉnh. Tăng cường học hỏi và trao đổi kinh nghiệm thực tế cho các đại biểu là cách thức tiếp cận nhanh nhất, hiệu quả nhất đối với mỗi đại biểu HĐND tỉnh. Cho nên, cần thiết phải tăng cường giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động của HĐND tỉnh với các địa phương khác để từ đó nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm cho đại biểu HĐND tỉnh".
Điều quan trọng nữa, đó là đối với mỗi đại biểu phải không ngừng nâng cao tinh thần, trách nhiệm tự học tập, nghiên cứu các văn bản, tài liệu, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trong năm và báo cáo với Thường trực HĐND tỉnh biết để giám sát việc thực hiện; đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện với cử tri nơi mình được bầu. Mặt khác, vào cuối từng năm, Thường trực HĐND tỉnh phải tổ chức việc đánh giá và xếp loại kết quả hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh. Có làm được như vậy thì trách nhiệm của đại biểu mới được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng đại biểu HĐND tỉnh.
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh, thời gian qua, hoạt động của HĐND tỉnh đã có nhiều đổi mới theo hướng mở rộng dân chủ, hướng về cơ sở, được đông đảo cử tri và quần chúng nhân dân quan tâm theo dõi, đánh giá cao, vai trò hoạt động của HĐND tỉnh được thể hiện rõ. Tại các kỳ họp HĐND tỉnh, công tác điều hành kỳ họp tiếp tục được đổi mới; chương trình làm việc của các kỳ họp được xây dựng khoa học và bố trí thời gian hợp lý, phát huy được tinh thần dân chủ và tập trung trí tuệ trong thảo luận, phát biểu ý kiến; các báo cáo tại kỳ họp được trình bày ngắn gọn nên đã dành nhiều thời gian cho các đại biểu thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn, trả lời những ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh (bên trái) giám sát thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường nối nút giao IC 12 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với xã Việt Hồng (Trấn Yên).
Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức. Thường trực HĐND và các ban của HĐND tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc giám sát sâu theo chuyên đề và giám sát việc thực hiện những nghị quyết HĐND tỉnh đã ban hành. Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát HĐND tỉnh đã xây dựng kế hoạch chi tiết, thành lập các đoàn giám sát, tránh sự chồng chéo về nội dung các cuộc giám sát; có sự điều hòa, phối hợp giữa Thường trực HĐND tỉnh với các ban HĐND tỉnh và các cơ quan chuyên môn có liên quan. Trong năm 2016, HĐND tỉnh đã thực hiện 5 cuộc giám sát về tình hình phát triển kinh tế, xã hội năm 2016; giám sát việc thực hiện các đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò; hỗ trợ nhà ở cho người có công; giám sát việc thực hiện Quỹ Bảo trì đường bộ; chính sách hỗ trợ vốn vay cho người nghèo... ở 9/9 huyện, thị xã, thành phố.
Qua công tác giám sát có thể khẳng định, việc lựa chọn các chuyên đề giám sát phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn liền với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chất lượng các cuộc giám sát đã được nâng lên rõ rệt. Qua kết quả giám sát chuyên đề, HĐND tỉnh xem xét, lựa chọn và đưa vào nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội hàng năm các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ hoặc ban hành các nghị quyết riêng để khắc phục hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động tiếp xúc cử tri đã có nhiều đổi mới, các đại biểu HĐND đã giữ mối liên hệ với cử tri. Nội dung và hình thức tiếp xúc cử tri đến tận thôn, bản, tiếp xúc theo nhóm vấn đề... Đối tượng tiếp xúc cử tri được áp dụng linh hoạt và phù hợp như tiếp xúc đại cử tri liên xã, liên thôn hoặc gặp từng hộ gia đình... Thông qua đó, đã giúp cho các đại biểu tiếp thu được nhiều ý kiến, kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của cử tri.
Hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri luôn được xác định là một trong những nội dung trọng tâm tại các kỳ họp. Nội dung chất vấn được các đại biểu chuẩn bị nghiêm túc, thể hiện rõ ý thức, trách nhiệm của đại biểu HĐND. Số lượng đại biểu tham gia chất vấn tại các kỳ họp ngày càng tăng, nội dung và hình thức chất vấn đã có nhiều đổi mới. Các ý kiến chất vấn đã đi vào những vấn đề cụ thể, những vấn đề bức xúc mà cử tri và dư luận xã hội quan tâm. Việc trả lời chất vấn, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp được tiến hành nghiêm túc, đúng quy định.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh, phát huy tính chủ động trong hoạt động của HĐND, nhất là trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, đồng chí Hoàng Thị Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết thêm: "Trong thời gian tới, HĐND tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ họp, trong đó, nâng cao vai trò chủ tọa kỳ họp trong các hoạt động điều hành, gợi ý thảo luận, phát huy trí tuệ của đại biểu HĐND tham gia ý kiến, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương; giải trình và trả lời chất vấn tại kỳ họp… Tăng cường phối hợp giữa Thường trực HĐND, các ban HĐND, các cơ quan, tổ chức để thực hiện tốt chương trình hoạt động nhất là trong giám sát, khảo sát. Đổi mới nội dung và hình thức tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp; tăng cường tiếp xúc cử tri theo chuyên đề; chú trọng đối thoại trực tiếp, gắn tiếp xúc cử tri với việc tuyên truyền các nghị quyết của HĐND".
Với mục tiêu xây dựng HĐND tỉnh vững mạnh, toàn diện, thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân, do vậy, cần có sự nỗ lực, nêu cao tinh thần trách nhiệm của Thường trực, các ban và mỗi đại biểu HĐND tỉnh để HĐND tỉnh thực hiện tốt hơn vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.