Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Chính trị

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)

19/01/2017 14:03:02 Xem cỡ chữ Google
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30-10-2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và Kế hoạch số 04-KH/TW, ngày 16-11- 2016 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII).

Hội nghị quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)

Các cấp uỷ, tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở căn cứ vào nội dung Nghị quyết và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tình hình, đặc điểm cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị mình, chủ động chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và thực hiện Nghị quyết số 04 - NQ/TW, ngày 30-10-2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII).

Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết nhằm giúp các cấp ủy, tổ chức Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên nắm vững và quán triệt sâu sắc các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết để từ đó vận dụng sáng tạo vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện tại địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết trong đoàn viên, hội viên và nhân dân, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong Đảng, sự đồng thuận tích cực trong xã hội, củng cố niềm tin và quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Gắn việc học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết với triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị (khóa XII); phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua trong lao động, sản xuất, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị.

Căn cứ Nghị quyết, Kế hoạch số 04-KH/TW, ngày 16-11-2016 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Tỉnh ủy và tình hình thực tế của các địa phương, đơn vị để các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, các ban cán sự đảng, đảng đoàn xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết một cách nghiêm túc, đảm bảo hiệu quả, thiết thực và có tính khả thi cao trong tổ chức thực hiện.

Trong đó, tập trung vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu như sau:

Về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình nângcao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu về vị trí, vai trò của công tác chính trị, tư tưởng, sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là đẩy mạnh học tập và làm theo tư tường, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách sâu rộng, đi vào thực chất và bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả; kết hợp giữa "xây" và "chống"; "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; "chống" là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.

Ban hành Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác khoa giáo Đảng trên địa bàn tỉnh Yên Bái"; chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị gắn với ứng dụng thực tế, tăng cường kiểm tra và quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học. Ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2025”;

Kế hoạch về “Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cấp ủy viên các cấp giai đoạn 2016 - 2025”. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hằng năm, trong đó quan tâm bố trí học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp từng đối tượng, từng cấp, từng ngành, từng địa phương.

Ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể phát triển báo chí tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, chú trọng tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, xuất bản, phát huy tính tích cực của Internet và mạng xã hội. Ban hành Quy chế cung cấp thông tin trong Đảng; tổ chức giao ban cung cấp thông tin báo chí (02 tháng/lần) để chủ động định hướng, cung cấp thông tin thường xuyên hoặc đột xuất cho báo chí, truyền thông. Ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án về công tác tuyên truyền của tỉnh, trong đó chú trọng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; những thành quả trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh Yên Bái; tiềm năng, thế mạnh, những mô hình, cách làm hay, những nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích; xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm quy định về thông tin, báo chí, tuyên truyền.

Xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức, phong cách cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống chuẩn mực các mối quan hệ của cán bộ, đảng viên với tổ chức đảng và với nhân dân. Xây dựng hình ảnh người lãnh đạo, nhất là người đứng đầu mực thước, nói đi đôi với làm, biết lắng nghe, tôn trọng, gần gũi cán bộ và quần chúng, có tác phong làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả. Hằng năm, người đứng đầu và từng cán bộ, đàng viên có cam kết bằng văn bản với chi bộ, lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị mình về việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” gắn với kế hoạch hành động của mỗi cá nhân thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị để rèn luyện, phấn đấu và làm cơ sở kiểm điểm đánh giá, xếp loại cuối năm. Cấp uỷ, tổ chức đảng có chương trình, kế hoạch và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ờ địa phương, cơ quan, đơn vị mình; xử lý kịp thời, nghiêm minh những trường hợp vi phạm.

Thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo nội dung Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07-6-2012 của Ban Bí thư, trước hết là các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Bí thư cấp uỷ các cấp. Ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy định về trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Định kỳ hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhận xét, đánh giá đối với các đồng ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thủ trưởng các ban, sở, ngành cấp tỉnh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (không phải là Tỉnh ủy viên) và nhận xét, đánh giá cuối nhiệm kỳ đối với ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phù hợp với từng loại hình cơ sở. Triển khai thực hiện hướng dẫn về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên; rà soát, sàng lọc và đưa ngay những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng.

Tổ chức việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể, cá nhân theo nội dung của Nghị quyết gắn với kiểm điểm hằng năm và đột xuất, được tiến hành đồng thời ở các cấp, xác định rõ đây là nội dung quan trọng trong kiểm điểm đánh giá phân xếp loại tổ chức đảng, đảng viên, cấp trên và người đứng đầu phải gương mẫu, tự giác kiểm điểm để cấp dưới học tập, làm theo. Từng cấp đều phải xác định trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo; những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận bức xúc, có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” thì cấp trên gợi ý kiểm điểm, yêu cầu báo cáo giải trình và trực tiếp dự, chỉ đạo. Trong kiểm điểm cần tập trung làm rõ những hạn chế, yếu kém và chú trọng nhận diện, xác định rõ có hay không và có ở mức độ nào những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ mà Trung ương đã chỉ ra trong Nghị quyết; chỉ rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp và thời gian khắc phục. Sau kiểm điểm, từng tập thể, cá nhân xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục khuyết điểm và báo cáo cấp có thẩm quyền, cấp uỷ, tổ chức đảng thường xuyên kiểm tra, giám sát việc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm của cấp dưới và cán bộ, đảng viên. Đồng thời coi trọng việc biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, những tổ chức đảng, đảng viên có cách làm sáng tạo, tự điều chỉnh, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm có hiệu quả trong quá trình thực hiện Nghị quyết.

Căn cứ tình hình và điều kiện cụ thể, trước khi kiểm điểm, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc, Ban chấp hành các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả.

Hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ kiểm điểm tập thể, cá nhân và báo cáo kết quả với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại kỳ họp gần nhất trước khi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo quy định. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ và các cơ quan liên quan tham mưu với Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nội dung gợi ý kiểm điểm đối với các cấp uỷ, tổ chức đảng, các tập thể lãnh đạo trực thuộc Tỉnh uỷ và cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý.

Ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh uỷ; các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tỉnh ủy; các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh kiểm điểm tập thể và cá nhân, lấy ý kiến đóng góp của cấp uỷ cùng cấp và cán bộ chủ chốt trước khi báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Ban thường vụ cấp uỷ các cấp kiểm điểm tập thể và cá nhân, báo cáo xin ý kiến đóng góp của cấp uỷ cùng cấp trước khi báo cáo cấp trên trực tiếp. Ban tổ chức cấp uỷ cùng cấp chủ trì, phối hợp với uỷ ban kiểm tra và các cơ quan liên quan tham mưu ban thường vụ nội dung gợi ý kiểm điểm đối với cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc và cán bộ thuộc quyền quản lý của ban thường vụ cấp uỷ.

Triển khai quy định hằng năm hoặc khi chuẩn bị đề bạt, luân chuyển, điều động công tác đối với cán bộ, tiến hành đánh giá, xếp loại tổ chức và cán bộ, đảng viên theo những tiếu chí sau: Chương trình hành động của tập thể và cá nhân; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; kết quả thực hiện cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; kết quả tự phê bình và phê bình; sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý; hiệu quả đấu tranh, khắc phục suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.

Xây dựng và ban hành Đề án cải cách hành chính trong Đảng và nâng cao chất lượng tham mưu của văn phòng cấp ủy; rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm quy định của Trung ương về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; chấm dứt ngay tình ữạng ăn uống, chè chén, “liên hoan”, “gặp mặt” khi hội họp, được đề bạt, thuyên chuyển công tác và việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ tết... xa hoa, lãng phí, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây phản cảm trong dư luận xã hội.

Xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách, trong đó tiếp tục nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của chính quyền các cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; nội dung giám sát tập trung vào việc thực hiện Luật đầu tư công; thực hiện Luật và các quy định về quản lý đất đai, quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản; công tác cán bộ (tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sử dụng...)... các nội dung liên quan đến đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tham mưu triển khai, thực hiện lấy phiếu tín nhiệm định kỳ đối với các chức danh do hội đồng nhân dân các cấp bầu (theo quy định của Quốc hội).

Rà soát các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng và Nhà nước để hoàn thiện các quy định của tỉnh; chỉ đạo các sở, ban, ngành và các cơ quan có liên quan rà soát, hoàn thiện các quy định về kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan hành pháp; về quản lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xoá bỏ những tiêu cực trong cơ chế “xin - cho”, “duyệt - cấp”; ngăn chặn, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm” trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, vốn đầu tư, đất dai, tài nguyên, khoáng sản, phân bổ, quản lý và sử dụng biên chế...

Tiếp tục thực hiện phân cấp mạnh và hợp lý cho địa phương đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát. Rà soát quy trình giải quyết công việc và xây dựng, hoàn thiện quy định để kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng công đoạn, theo đó phải có chế tài xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ đạo thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả Trung tâm hành chính công cấp tỉnh nhằm tạo thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp trong các giao dịch thủ tục hành chính. Thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về môi trường đầu tư, về chính sách đầu tư, về các dự án đầu tư liên quan, về các thủ tục đầu tư... cho các nhà đầu tư.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả việc xây dựng vị trí việc làm, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết sổ 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 2218/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị; đồng thời xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp, xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách, quyền hạn đi đôi với trách nhiệm, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đi đôi với ngăn ngừa bệnh gia trưởng, độc đoán, thô bạo, lộng quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết công việc.

Căn cứ hướng dẫn của Trung ương để kịp thời hoàn thiện các quy định về tổ chức, bộ máy và công tác bảo vệ chính trị nội bộ; khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ, như: phân công, phân cấp, thẩm quyền quản lý; quy trình quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; số lượng cấp phó, ngạch, bậc, hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp đặc thù... bảo đảm bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, góp phần khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh, so bì, tị nạnh trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật đảng, tập trung đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, két luận của Đảng. Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân ban hành văn bản không đúng, không phù hợp hoặc thực hiện không nghiêm túc các nội dung nghị quyết, kết luận của Đảng. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về xử lý kỷ luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra và các cơ quan tư pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tập trung thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử dứt điểm đối với những vụ việc tham nhũng, các vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng... được dư luận xã hội, nhân dân quan tâm.

Cấp uỷ, cơ quan đề xuất đề bạt, bổ nhiệm cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thẩm định, xác minh, đánh giá tính ừung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ và công khai theo quy định.

Rà soát, xử lý, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức những trường họp suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; cán bộ, công chức, viên chức được tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động không bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, nguyên tắc, quy trình; kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.

Phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong đó, chú trọng thực hiện có hiệu quả Quy chế giám sát và phản biện xã hội, Quy định về việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền cùa Bộ Chính trị (khóa XI); hằng năm xây dựng nội dung, chương trình cụ thể, thiết thực để tăng cường sự giám sát, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của nhân dân.

Xây dựng cơ chế phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

Chủ động nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên để có chủ trương, giải pháp xử lý, kịp thời, hiệu quả. Chỉ đạo thực hiện tiếp nhận thông tin của nhân dân thông qua tiếp xúc cử tri, đơn, thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, trong đó có nội dung liên quan đến suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan chức năng xử lý và thông tin kết quả cho nhân dân.

Xây dựng và ban hành Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức đoàn thể; Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn với Ban Thường vụ các huỵện, thị, thành uỷ trực thuộc Tỉnh ủy...

569 lượt xem
Ban Biên tập

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h