CTTĐT - Những ngày đầu xuân mới, đến với đất quế Văn Yên, chúng tôi dễ dàng nhận thấy những ngôi nhà khang trang đã được mọc lên giữa bạt ngàn rừng quế, cuộc sống của người dân đang từng ngày thay da đổi thịt. Có được những kết quả đó là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân Văn Yên trong việc đưa cây quế trở thành cây kinh tế mũi nhọn giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
Niềm vui của người dân trong mùa thu hoạch quế
Đại Sơn là một trong những xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên với tổng diện tích tự nhiên trên 8.100ha, 779 hộ dân sinh sống, trong đó có 449 hộ nghèo. Được huyện quy hoạch vào vùng quế, trong nhiều năm qua bà con nhân dân trong xã đã chú trọng đến việc phát triển kinh tế đồi rừng, trong đó tập trung phát triển cây quế. Toàn xã hiện có trên 2.500 ha quế. Trong năm 2016, đến chu kỳ khai thác các sản phẩm từ quế như vỏ quế, cành quế và gỗ quế nên đời sống của nhân dân trong xã cơ bản ổn định, nhiều hộ gia đình đã thoát khỏi cuộc sống đói nghèo. Anh Đặng Nho Lâm ở thôn 2, xã Đại Sơn phấn khởi cho biết: “Trước đây nhà mình thuộc diện hộ nghèo của xã, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, không đủ cơm ăn áo mặc. Những năm gần đây bà con trong xã tập trung trồng quế, giá quế lên cao nên đời sống của người dân chúng tôi được cải thiện, nhiều nhà xây được nhà, mua được xe. Gia đình tôi vừa trồng, vừa thu mua quế cũng thu về gần trăm triệu nên đã thoát nghèo, đảm bảo được cuộc sống gia đình, lo được cho con cái học hành. Tết này gia đình tôi được vui Tết đón xuân trong không khí rất phấn khởi”.
Với những giá trị thiết thực mà cây quế đem lại đối với đời sống của người dân, những năm qua, cây quế được xác định là cây kinh tế mũi nhọn giúp người dân Đại Sơn xóa đói giảm nghèo. Ông Bàn Phúc Minh - Chủ tịch UBND xã Đại Sơn cho biết: “Những năm qua, chúng tôi luôn xác định cây quế là cây chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo để người dân tập trung trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, bóc tỉa và tận dụng các nguồn thu từ quế để có thu nhập khá hơn. Trong năm 2017, cùng với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng, chúng tôi cũng chú trọng phát triển cây quế, đảm bảo diện tích trồng hàng năm. Kế hoạch của huyện giao là 160 ha nhưng xã chúng tôi đã mạnh dạn đăng ký thêm 2 ha và phấn đấu hoàn thành trong vụ trồng rừng đầu xuân 2017”.
Hiện nay, huyện Văn Yên có trên 40 nghìn ha quế, trong đó có 15 nghìn ha quế tập trung. Trung bình mỗi năm huyện trồng mới và trồng thay thế vào diện tích đã khai thác được trên 1.500 ha. Trong năm 2016, huyện Văn Yên đã xuất ra thị trường trên 4 nghìn tấn vỏ quế khô các loại, khoảng 55 nghìn tấn cành lá quế, 350 tấn tinh dầu và khoảng 62 nghìn m3 gỗ quế với tổng giá trị thu về đạt trên 540 tỷ đồng, góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng chí Vũ Quang Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Từ nhiều năm nay chúng tôi đã xác định cây quế là cây mũi nhọn của huyện trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Trước kia, chúng tôi chỉ phát triển cây quế ở 8 xã vùng thượng huyện nhưng hiện nay cây quế đã được trồng ở tất cả 27 xã, thị trấn. Quế đã đem lại lợi ích rất lớn cho đồng bào các dân tộc trong huyện. Bình quân đầu người hàng năm của nhân dân Văn Yên thì cây quế đóng góp trên 4 triệu đồng/ người/năm. Ngoài lợi ích kinh tế mà cây quế đem lại ở các sản phẩm như tinh dầu quế, vỏ quế, thân gỗ quế thì quế cũng góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giúp tăng tỷ lệ che phủ rừng, góp phần bảo vệ nguồn nước”.
Để giữ gìn diện tích quế ổn định và bền vững, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng có biện pháp duy trì diện tích và sản lượng, khai thác phù hợp; bảo tồn nguồn gen quý qua việc lựa chọn cây giống và bước đầu có sự đầu tư để bảo tồn. Tiến hành quy hoạch diện tích và ổn định vùng quế chất lượng cao đê không bị ảnh hưởng uy tín, thương hiệu. Đồng thời chỉ đạo quản lý khép kín từ quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói, bảo quản đến tiêu thụ và phân phối sản phẩm. Bên cạnh việc đẩy mạnh hỗ trợ cho các vùng, hộ gia đình trồng quế, huyện cũng tập trung thực hiện đồng bộ, rộng rãi các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm quế mang chỉ dẫn địa lý quế Văn Yên, ưu tiên việc kêu gọi các công ty, doanh nghiệp đầu tư, mở rộng và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, nhằm góp phần quảng bá trực quan về cây Quế đến du khách trong và ngoài nước, cấp ủy, chính quyền huyện đã tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân sinh sống hai bên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chuyển đổi các cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây Quế.
Đồng chí Vũ Quang Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “năm 2017, huyện Văn Yên xây dựng chỉ tiêu trồng rừng là 2.800ha, trong đó có 2.500ha trồng quế. Diện tích quế được trồng vào các diện tích quế đã khai thác của các vụ trước, trồng vào các diện tích mới do khai thác cây bồ đề, cây keo và các loại cây lâm nghiệp khác ít giá trị hơn và tiếp tục trồng vào diện tích sắn, diện tích các cây lâm nghiệp không có giá trị ở dọc hai bên đường cao tốc. Theo chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, huyện Văn Yên được hỗ trợ trồng thêm trên 1.000ha quế nữa. Diện tích quế được xác định giữ ổn định từ nay đến năm 2020, xây dựng vùng chuyên canh cây quế khoảng 25.000 ha tập trung ở những xã vùng cao, những nơi có truyền thống trồng quế và có gen quế bản địa, khí hậu phù hợp với sự phát triển của cây quế.
1010 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những ngày đầu xuân mới, đến với đất quế Văn Yên, chúng tôi dễ dàng nhận thấy những ngôi nhà khang trang đã được mọc lên giữa bạt ngàn rừng quế, cuộc sống của người dân đang từng ngày thay da đổi thịt. Có được những kết quả đó là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân Văn Yên trong việc đưa cây quế trở thành cây kinh tế mũi nhọn giúp người dân xóa đói giảm nghèo.Đại Sơn là một trong những xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên với tổng diện tích tự nhiên trên 8.100ha, 779 hộ dân sinh sống, trong đó có 449 hộ nghèo. Được huyện quy hoạch vào vùng quế, trong nhiều năm qua bà con nhân dân trong xã đã chú trọng đến việc phát triển kinh tế đồi rừng, trong đó tập trung phát triển cây quế. Toàn xã hiện có trên 2.500 ha quế. Trong năm 2016, đến chu kỳ khai thác các sản phẩm từ quế như vỏ quế, cành quế và gỗ quế nên đời sống của nhân dân trong xã cơ bản ổn định, nhiều hộ gia đình đã thoát khỏi cuộc sống đói nghèo. Anh Đặng Nho Lâm ở thôn 2, xã Đại Sơn phấn khởi cho biết: “Trước đây nhà mình thuộc diện hộ nghèo của xã, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, không đủ cơm ăn áo mặc. Những năm gần đây bà con trong xã tập trung trồng quế, giá quế lên cao nên đời sống của người dân chúng tôi được cải thiện, nhiều nhà xây được nhà, mua được xe. Gia đình tôi vừa trồng, vừa thu mua quế cũng thu về gần trăm triệu nên đã thoát nghèo, đảm bảo được cuộc sống gia đình, lo được cho con cái học hành. Tết này gia đình tôi được vui Tết đón xuân trong không khí rất phấn khởi”.
Với những giá trị thiết thực mà cây quế đem lại đối với đời sống của người dân, những năm qua, cây quế được xác định là cây kinh tế mũi nhọn giúp người dân Đại Sơn xóa đói giảm nghèo. Ông Bàn Phúc Minh - Chủ tịch UBND xã Đại Sơn cho biết: “Những năm qua, chúng tôi luôn xác định cây quế là cây chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo để người dân tập trung trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, bóc tỉa và tận dụng các nguồn thu từ quế để có thu nhập khá hơn. Trong năm 2017, cùng với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng, chúng tôi cũng chú trọng phát triển cây quế, đảm bảo diện tích trồng hàng năm. Kế hoạch của huyện giao là 160 ha nhưng xã chúng tôi đã mạnh dạn đăng ký thêm 2 ha và phấn đấu hoàn thành trong vụ trồng rừng đầu xuân 2017”.
Hiện nay, huyện Văn Yên có trên 40 nghìn ha quế, trong đó có 15 nghìn ha quế tập trung. Trung bình mỗi năm huyện trồng mới và trồng thay thế vào diện tích đã khai thác được trên 1.500 ha. Trong năm 2016, huyện Văn Yên đã xuất ra thị trường trên 4 nghìn tấn vỏ quế khô các loại, khoảng 55 nghìn tấn cành lá quế, 350 tấn tinh dầu và khoảng 62 nghìn m3 gỗ quế với tổng giá trị thu về đạt trên 540 tỷ đồng, góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng chí Vũ Quang Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Từ nhiều năm nay chúng tôi đã xác định cây quế là cây mũi nhọn của huyện trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Trước kia, chúng tôi chỉ phát triển cây quế ở 8 xã vùng thượng huyện nhưng hiện nay cây quế đã được trồng ở tất cả 27 xã, thị trấn. Quế đã đem lại lợi ích rất lớn cho đồng bào các dân tộc trong huyện. Bình quân đầu người hàng năm của nhân dân Văn Yên thì cây quế đóng góp trên 4 triệu đồng/ người/năm. Ngoài lợi ích kinh tế mà cây quế đem lại ở các sản phẩm như tinh dầu quế, vỏ quế, thân gỗ quế thì quế cũng góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giúp tăng tỷ lệ che phủ rừng, góp phần bảo vệ nguồn nước”.
Để giữ gìn diện tích quế ổn định và bền vững, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng có biện pháp duy trì diện tích và sản lượng, khai thác phù hợp; bảo tồn nguồn gen quý qua việc lựa chọn cây giống và bước đầu có sự đầu tư để bảo tồn. Tiến hành quy hoạch diện tích và ổn định vùng quế chất lượng cao đê không bị ảnh hưởng uy tín, thương hiệu. Đồng thời chỉ đạo quản lý khép kín từ quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói, bảo quản đến tiêu thụ và phân phối sản phẩm. Bên cạnh việc đẩy mạnh hỗ trợ cho các vùng, hộ gia đình trồng quế, huyện cũng tập trung thực hiện đồng bộ, rộng rãi các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm quế mang chỉ dẫn địa lý quế Văn Yên, ưu tiên việc kêu gọi các công ty, doanh nghiệp đầu tư, mở rộng và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, nhằm góp phần quảng bá trực quan về cây Quế đến du khách trong và ngoài nước, cấp ủy, chính quyền huyện đã tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân sinh sống hai bên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chuyển đổi các cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây Quế.
Đồng chí Vũ Quang Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “năm 2017, huyện Văn Yên xây dựng chỉ tiêu trồng rừng là 2.800ha, trong đó có 2.500ha trồng quế. Diện tích quế được trồng vào các diện tích quế đã khai thác của các vụ trước, trồng vào các diện tích mới do khai thác cây bồ đề, cây keo và các loại cây lâm nghiệp khác ít giá trị hơn và tiếp tục trồng vào diện tích sắn, diện tích các cây lâm nghiệp không có giá trị ở dọc hai bên đường cao tốc. Theo chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, huyện Văn Yên được hỗ trợ trồng thêm trên 1.000ha quế nữa. Diện tích quế được xác định giữ ổn định từ nay đến năm 2020, xây dựng vùng chuyên canh cây quế khoảng 25.000 ha tập trung ở những xã vùng cao, những nơi có truyền thống trồng quế và có gen quế bản địa, khí hậu phù hợp với sự phát triển của cây quế.