CTTĐT- Trong năm 2016, huyện Mù Cang Chải tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp tới các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn huyện, vận động nhân dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trước hết phải đảm bảo được an ninh lương thực, từ đó mới tạo ra được sản phẩm hàng hóa, vì vậy trồng trọt là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong năm 2016, UBND huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác thâm canh tăng vụ, đưa nhiêu loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu huyện Mù Cang Chải vào sản xuât như: Cải dầu, khoai tây, lúa mỳ, các giống lúa, ngô mới...
Nhờ đó, diện tích cấy lúa 2 vụ của huyện năm 2016 đạt 1.500 ha, tăng 11% so với năm 2015; diện tích ngô 2 vụ đạt 560 ha, tăng 2,6% so với năm 2015. Ốn định diện tích đất trồng lúa VƠI trên 4.300 ha, diện tích gieo trồng ngô 4.200 ha. Sản lượng lương thực năm 2016 đạt 39.580 tấn tăng 8,4% so với năm 2015.
Vụ Đông xuân 2015 - 2016, huyện triển khai trồng thử nghiệm mô hình lúa mỳ, cải dầu và khoai tây. Các mô hình này bước đầu đã khẳng định được hiệu quả kinh tế và được người dân đón nhận. Từ kết quả thử nghiệm đạt được, vụ Đông xuân 2016 - 2017, huyện Mù Cang Chải sẽ mở rộng diện tích gieo trồng 500 ha cải dầu, 15 ha khoai tây và 20 ha lúa mỳ. Huyện Mù Cang Chải đã làm việc Công ty TNHH Thịnh Đạt, Công ty TNHH công nghệ cao Tấn Phát và Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế An Việt để liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa mỳ, cải dầu và khoai tây. Ngoài ra, huyện Mù Cang Chải còn chỉ đạo xây dựng thành công mô hình trồng cây Atiso, trồng su su lấy ngọn, trồng gừng. Những cây trồng này sẽ là hướng đi mới trong việc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.
Để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả sản xuất và thực hiện theo hướng sản xuất hàng hóa kết hợp với phát triển những sản phẩm, đối tượng vật nuôi có tiềm năng và lợi thế của huyện, năm 2016 huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo xây dựng hoàn thành Đề án “Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020”. Tăng cường công tác tuyên tuyền, phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, vận động nhân dân chuyến đổi từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi hàng hóa tập trung theo hướng trang trại, gia trại. Chỉ đạo tiếp tục củng cố chuồng trại, dự trữ thức ăn, trồng cỏ đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc, Tổ chức tiêm phòng được 81.683 liều vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng, dịch tả lợn, phun 462 lít thuốc tiêu độc khử trùng; xử lý kịp thời điểm phát sinh dịch bệnh. Tổ chức kiểm soát giết mổ gia súc theo quy định.
Năm 2016, từ nguồn vốn hỗ trợ, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đao xây dựng được 8 mô hình chăn nuôi dê, 3 mô hình chăn nuôi lợn thịt, 1 mô hình nuôi thỏ. Các mô hình chăn nuôi này sẽ là những điêm tham quan học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi cho các hộ dân trên địa bàn huyện, từ đó nhân rộng mô hình giúp nhân dân phát triển chăn nuôi. Trên địa bàn huyện hiện có 84 hộ chăn nuôi từ 10 con trâu bò trở lên. Tổng đàn gia súc năm 2016 của huyện ước đạt 58.334 con. Trong đó, đàn trâu ước đạt 12.518 con; đàn bò ước đạt 5.816 con; đàn lợn ước đạt 40.000 con.
Với mục tiêu phát triển lâm nghiệp nhằm tăng giá trị kinh tế ngành và tăng năng lực, hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo, trên cơ sở phát huy lợi thế về sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Trong năm 2016, huyện Mù Cang Chải đã làm tốt công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng; thực hiện trồng rừng được 480 ha, gồm 150 ha rừng phòng hộ, 330 ha rừng sản xuất. Tiếp tục triển khai Đề án “Quản lý cây thảo quả, sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014-2020” trong năm 2016.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây Sơn tra, trong năm 20165, UBND huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các xã thực hiện quản lý tốt diện tích trồng cây Sơn tra không để xảy ra tình trạng thu hái quả Sơn tra non. Do không còn tình trạng thu hái quả non, thêm vào điều kiện thời tiết năm 2016 thuận lợi nên cây Sơn tra sinh trưởng phát triển tốt cho sản lượng quả Sơn tra tươi năm 2016 của huyện đạt 1700 tấn, tăng 800 tấn so với năm 2015. Cũng trong năm nay Mù Cang Chải đã được xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm quả Sơn tra của huyện Mù Cang Chải, từ đó đã nâng cao được giá trị sản phẩm và ổn định giá cho sản phẩm quả sơn tra.
Năm 2016, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã triển khai thực hiện kế hoạch nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Khao Mang, hiện đã hoàn thành 20 lồng cá. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thả 500 kg cá giống xuống hồ Thủy điện Khao Mang Thượng để bổ sung thêm nguồn lợi thủy sản cho hồ. Vận động nhân dân tận dụng mặt nước hiện có để nuôi cá cải thiện và tăng thu nhập cho nhân dân. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 31,5 tấn.
Tháng 10/2016, ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Mù Cang Chải khởi công xây dựng Tổ hợp Kinh tế miền núi tại xã Nậm Khắt. Dự án Tổ hợp Kinh tế miền núi Yên Bái bao gồm: Nhà máy sản xuất trà Sơn Tra, Trà xanh, nhà máy sản xuất than sinh học, khu chăn nuôi, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe. Dự kiến tháng 3/2017 Nhà máy sản xuất than sinh học đi vào hoạt động tạo việc làm cho 120 lao động; tháng 7/2017 Nhà máy trà Sơn Tra, trà xanh công xuất 700 tấn/năm được hoàn thành tạo việc làm ổn định cho 80 lao động. Hiện nay, quả Sơn Tra chủ yếu được người dân ngâm rượu và phơi khô thủ công bán ở thị trường trong nước. Khi dự án đi vào hoạt động các sản phấm từ cây Sơn tra sẽ được chế biển đa dạng hơn, hướng đến mục tiêu xuất khẩu.
Có thể nói Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Mù Cang Chải chỉ đạo, tuyên truyền đến các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn huyện, tạo được sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị và nhân dân. Công tác chuyển đổi giống cây trồng, thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh; nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao được đưa vào sản xuất. Nhận thức về sản xuất hàng hóa của người dân đã có nhiều tiến bộ, đã có sự chuyên đối từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung; đã hình thành được chuỗi liên kêt sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến nông sản; an ninh lương thực được đảm bảo, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.
805 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Trong năm 2016, huyện Mù Cang Chải tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp tới các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn huyện, vận động nhân dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trước hết phải đảm bảo được an ninh lương thực, từ đó mới tạo ra được sản phẩm hàng hóa, vì vậy trồng trọt là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong năm 2016, UBND huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác thâm canh tăng vụ, đưa nhiêu loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu huyện Mù Cang Chải vào sản xuât như: Cải dầu, khoai tây, lúa mỳ, các giống lúa, ngô mới...
Nhờ đó, diện tích cấy lúa 2 vụ của huyện năm 2016 đạt 1.500 ha, tăng 11% so với năm 2015; diện tích ngô 2 vụ đạt 560 ha, tăng 2,6% so với năm 2015. Ốn định diện tích đất trồng lúa VƠI trên 4.300 ha, diện tích gieo trồng ngô 4.200 ha. Sản lượng lương thực năm 2016 đạt 39.580 tấn tăng 8,4% so với năm 2015.
Vụ Đông xuân 2015 - 2016, huyện triển khai trồng thử nghiệm mô hình lúa mỳ, cải dầu và khoai tây. Các mô hình này bước đầu đã khẳng định được hiệu quả kinh tế và được người dân đón nhận. Từ kết quả thử nghiệm đạt được, vụ Đông xuân 2016 - 2017, huyện Mù Cang Chải sẽ mở rộng diện tích gieo trồng 500 ha cải dầu, 15 ha khoai tây và 20 ha lúa mỳ. Huyện Mù Cang Chải đã làm việc Công ty TNHH Thịnh Đạt, Công ty TNHH công nghệ cao Tấn Phát và Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế An Việt để liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa mỳ, cải dầu và khoai tây. Ngoài ra, huyện Mù Cang Chải còn chỉ đạo xây dựng thành công mô hình trồng cây Atiso, trồng su su lấy ngọn, trồng gừng. Những cây trồng này sẽ là hướng đi mới trong việc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.
Để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả sản xuất và thực hiện theo hướng sản xuất hàng hóa kết hợp với phát triển những sản phẩm, đối tượng vật nuôi có tiềm năng và lợi thế của huyện, năm 2016 huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo xây dựng hoàn thành Đề án “Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020”. Tăng cường công tác tuyên tuyền, phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, vận động nhân dân chuyến đổi từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi hàng hóa tập trung theo hướng trang trại, gia trại. Chỉ đạo tiếp tục củng cố chuồng trại, dự trữ thức ăn, trồng cỏ đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc, Tổ chức tiêm phòng được 81.683 liều vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng, dịch tả lợn, phun 462 lít thuốc tiêu độc khử trùng; xử lý kịp thời điểm phát sinh dịch bệnh. Tổ chức kiểm soát giết mổ gia súc theo quy định.
Năm 2016, từ nguồn vốn hỗ trợ, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đao xây dựng được 8 mô hình chăn nuôi dê, 3 mô hình chăn nuôi lợn thịt, 1 mô hình nuôi thỏ. Các mô hình chăn nuôi này sẽ là những điêm tham quan học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi cho các hộ dân trên địa bàn huyện, từ đó nhân rộng mô hình giúp nhân dân phát triển chăn nuôi. Trên địa bàn huyện hiện có 84 hộ chăn nuôi từ 10 con trâu bò trở lên. Tổng đàn gia súc năm 2016 của huyện ước đạt 58.334 con. Trong đó, đàn trâu ước đạt 12.518 con; đàn bò ước đạt 5.816 con; đàn lợn ước đạt 40.000 con.
Với mục tiêu phát triển lâm nghiệp nhằm tăng giá trị kinh tế ngành và tăng năng lực, hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo, trên cơ sở phát huy lợi thế về sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Trong năm 2016, huyện Mù Cang Chải đã làm tốt công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng; thực hiện trồng rừng được 480 ha, gồm 150 ha rừng phòng hộ, 330 ha rừng sản xuất. Tiếp tục triển khai Đề án “Quản lý cây thảo quả, sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014-2020” trong năm 2016.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây Sơn tra, trong năm 20165, UBND huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các xã thực hiện quản lý tốt diện tích trồng cây Sơn tra không để xảy ra tình trạng thu hái quả Sơn tra non. Do không còn tình trạng thu hái quả non, thêm vào điều kiện thời tiết năm 2016 thuận lợi nên cây Sơn tra sinh trưởng phát triển tốt cho sản lượng quả Sơn tra tươi năm 2016 của huyện đạt 1700 tấn, tăng 800 tấn so với năm 2015. Cũng trong năm nay Mù Cang Chải đã được xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm quả Sơn tra của huyện Mù Cang Chải, từ đó đã nâng cao được giá trị sản phẩm và ổn định giá cho sản phẩm quả sơn tra.
Năm 2016, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã triển khai thực hiện kế hoạch nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Khao Mang, hiện đã hoàn thành 20 lồng cá. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thả 500 kg cá giống xuống hồ Thủy điện Khao Mang Thượng để bổ sung thêm nguồn lợi thủy sản cho hồ. Vận động nhân dân tận dụng mặt nước hiện có để nuôi cá cải thiện và tăng thu nhập cho nhân dân. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 31,5 tấn.
Tháng 10/2016, ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Mù Cang Chải khởi công xây dựng Tổ hợp Kinh tế miền núi tại xã Nậm Khắt. Dự án Tổ hợp Kinh tế miền núi Yên Bái bao gồm: Nhà máy sản xuất trà Sơn Tra, Trà xanh, nhà máy sản xuất than sinh học, khu chăn nuôi, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe. Dự kiến tháng 3/2017 Nhà máy sản xuất than sinh học đi vào hoạt động tạo việc làm cho 120 lao động; tháng 7/2017 Nhà máy trà Sơn Tra, trà xanh công xuất 700 tấn/năm được hoàn thành tạo việc làm ổn định cho 80 lao động. Hiện nay, quả Sơn Tra chủ yếu được người dân ngâm rượu và phơi khô thủ công bán ở thị trường trong nước. Khi dự án đi vào hoạt động các sản phấm từ cây Sơn tra sẽ được chế biển đa dạng hơn, hướng đến mục tiêu xuất khẩu.
Có thể nói Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Mù Cang Chải chỉ đạo, tuyên truyền đến các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn huyện, tạo được sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị và nhân dân. Công tác chuyển đổi giống cây trồng, thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh; nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao được đưa vào sản xuất. Nhận thức về sản xuất hàng hóa của người dân đã có nhiều tiến bộ, đã có sự chuyên đối từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung; đã hình thành được chuỗi liên kêt sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến nông sản; an ninh lương thực được đảm bảo, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.