CTTĐT – Để công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt kết quả tốt, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà – Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tăng cường quản lý chặt chẽ việc tổ chức lễ hội, trong đó cần đặc biệt quan tâm, hạn chế việc đốt vàng mã, không tổ chức các hình thức hành lễ treo, giết động vật như trâu, bò, lợn… bạo lực, phản cảm không phù hợp với văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Lễ hội Đền Đại Cại huyện Lục Yên
Trong những năm qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, năm 2016, trên địa bàn tỉnh Yên Bái diễn ra 19 điểm lễ hội, trong đó có 4 lễ hội được tổ chức ở các khu di tích cấp quốc gia là Lễ hội đền Đông Cuông huyện Văn Yên, Nghệ thuật xòe cổ của người Thái - Mường Lò, Lễ cấp sắc của dân tộc Dao đỏ, Lễ hội Danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. 15 lễ hội diễn ra thường niên, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, của từng địa phương ở cấp xã, thôn, bản như: Lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) của dân tộc Tày, Thái, Nùng; Lễ hội Cầu mùa của dân tộc Khơ Mú; Lễ hội Hạn khuống dân tộc Thái; Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông…
Các lễ hội diễn ra ở các di tích lịch sử - văn hoá như: Lễ hội đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên; Lễ hội đền Thác Bà, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình; Lễ hội đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên…
Trở lại mùa lễ hội năm 2016, các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh, trực tiếp là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cùng các địa phương có lễ hội triển khai, thực hiện khá tốt công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Với sự vào cuộc của các ngành chức năng và các cấp chính quyền, việc tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh đã đi vào nề nếp, đúng thời gian, phù hợp với thuần phong mỹ tục, điều kiện kinh tế của địa phương, tạo không khí lành mạnh, phấn khởi cuốn hút du khách.
Đặc biệt, nhân dân đã ý nhận thức được ý nghĩa, vai trò của lễ hội trong đời sống văn hoá tinh thần, từ đó có ý thức bảo tồn, góp phần chấn hưng văn hoá dân tộc thông qua việc giáo dục, phát huy truyền thống tốt đẹp từ gia đình, dòng họ, quê hương và đất nước. Việc tổ chức lễ hội đều được các địa phương gắn với công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, bảo vệ khuôn viên di tích, xóa bỏ dần các hủ tục mê tín dị đoan, cờ bạc; xây dựng nếp sống văn hoá trong ứng xử giữa người dân sở tại với du khách hành hương về dự lễ hội. Công tác an ninh trật tự ở các lễ hội được đảm bảo. Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm tại các lễ hội được kiểm tra thường xuyên. Các lễ hội đều phát huy được giá trị văn hoá bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân. Tiêu biểu cho công tác tổ chức lễ hội là các địa phương: thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ.
Tuy nhiên, công tác quản lý lễ hội vẫn còn một số hạn chế như các trò chơi dân gian, truyền thống còn ít; tiền lễ, tiền giọt dầu có nơi nhân dân, du khách còn đặt chưa đúng nơi quy định; việc treo, giết động vật cúng lễ đang gây ảnh hưởng không tốt trong dư luận thời gian qua.
Để công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt kết quả tốt, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà đã trực tiếp chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh đẩy mạnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội, trong đó cần đặc biệt quan tâm, hạn chế việc đốt vàng mã, không tổ chức các hình thức hành lễ treo giết động vật như trâu, bò, lợn… bạo lực, phản cảm; bảo đảm việc tổ chức lễ hội văn minh, tiết kiệm, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm tại các khu du lịch, điểm lễ hội.
Cùng với đó, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Công an tỉnh tăng cường công tác phòng chống cháy, nổ; kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông, vận chuyển hành khách trong mùa lễ hội. Sở Y tế tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội. Chỉ đạo các đơn vị, cơ sở Y tế tiếp tục chủ động trong việc phòng chống, phản ứng kịp thời với các tình huống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các điểm du lịch, lễ hội…
632 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Để công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt kết quả tốt, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà – Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tăng cường quản lý chặt chẽ việc tổ chức lễ hội, trong đó cần đặc biệt quan tâm, hạn chế việc đốt vàng mã, không tổ chức các hình thức hành lễ treo, giết động vật như trâu, bò, lợn… bạo lực, phản cảm không phù hợp với văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc.Trong những năm qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, năm 2016, trên địa bàn tỉnh Yên Bái diễn ra 19 điểm lễ hội, trong đó có 4 lễ hội được tổ chức ở các khu di tích cấp quốc gia là Lễ hội đền Đông Cuông huyện Văn Yên, Nghệ thuật xòe cổ của người Thái - Mường Lò, Lễ cấp sắc của dân tộc Dao đỏ, Lễ hội Danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. 15 lễ hội diễn ra thường niên, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, của từng địa phương ở cấp xã, thôn, bản như: Lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) của dân tộc Tày, Thái, Nùng; Lễ hội Cầu mùa của dân tộc Khơ Mú; Lễ hội Hạn khuống dân tộc Thái; Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông…
Các lễ hội diễn ra ở các di tích lịch sử - văn hoá như: Lễ hội đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên; Lễ hội đền Thác Bà, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình; Lễ hội đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên…
Trở lại mùa lễ hội năm 2016, các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh, trực tiếp là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cùng các địa phương có lễ hội triển khai, thực hiện khá tốt công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Với sự vào cuộc của các ngành chức năng và các cấp chính quyền, việc tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh đã đi vào nề nếp, đúng thời gian, phù hợp với thuần phong mỹ tục, điều kiện kinh tế của địa phương, tạo không khí lành mạnh, phấn khởi cuốn hút du khách.
Đặc biệt, nhân dân đã ý nhận thức được ý nghĩa, vai trò của lễ hội trong đời sống văn hoá tinh thần, từ đó có ý thức bảo tồn, góp phần chấn hưng văn hoá dân tộc thông qua việc giáo dục, phát huy truyền thống tốt đẹp từ gia đình, dòng họ, quê hương và đất nước. Việc tổ chức lễ hội đều được các địa phương gắn với công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, bảo vệ khuôn viên di tích, xóa bỏ dần các hủ tục mê tín dị đoan, cờ bạc; xây dựng nếp sống văn hoá trong ứng xử giữa người dân sở tại với du khách hành hương về dự lễ hội. Công tác an ninh trật tự ở các lễ hội được đảm bảo. Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm tại các lễ hội được kiểm tra thường xuyên. Các lễ hội đều phát huy được giá trị văn hoá bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân. Tiêu biểu cho công tác tổ chức lễ hội là các địa phương: thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ.
Tuy nhiên, công tác quản lý lễ hội vẫn còn một số hạn chế như các trò chơi dân gian, truyền thống còn ít; tiền lễ, tiền giọt dầu có nơi nhân dân, du khách còn đặt chưa đúng nơi quy định; việc treo, giết động vật cúng lễ đang gây ảnh hưởng không tốt trong dư luận thời gian qua.
Để công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt kết quả tốt, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà đã trực tiếp chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh đẩy mạnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội, trong đó cần đặc biệt quan tâm, hạn chế việc đốt vàng mã, không tổ chức các hình thức hành lễ treo giết động vật như trâu, bò, lợn… bạo lực, phản cảm; bảo đảm việc tổ chức lễ hội văn minh, tiết kiệm, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm tại các khu du lịch, điểm lễ hội.
Cùng với đó, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Công an tỉnh tăng cường công tác phòng chống cháy, nổ; kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông, vận chuyển hành khách trong mùa lễ hội. Sở Y tế tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội. Chỉ đạo các đơn vị, cơ sở Y tế tiếp tục chủ động trong việc phòng chống, phản ứng kịp thời với các tình huống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các điểm du lịch, lễ hội…