CTTĐT- Chiều ngày 13/3, đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã làm việc với Liên doanh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu-Xây dựng Hùng Vương và Công ty Delta Electronic Germany do ông Henry Fahman – Chủ tịch Tập đoàn PHI Group, ông Reinhold Ahlerhs – Giám đốc của Tập đoàn Delta Electronic Germany dẫn đầu về dự án điện công nghệ sạch tại Yên Bái.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Cùng dự buổi làm việc còn có đồng chí Tạ Văn Long – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở: Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Ngoại vụ, Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên – Môi trường, UBND huyện Yên Bình và Công ty Điện lực Yên Bái.
Theo tờ trình của Đề xuất chủ trương thực hiện dự án điện công nghệ sạch của Liên doanh Phi Group – Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Hùng Vương, nhà máy điện sạch thủy khí nén Kinetic với công suất ban đầu 140MW với tổng nguồn vốn xây dựng khoảng 297 triệu đô la nhằm cung cấp điện cho tỉnh Yên Bái. Nhà máy thủy khí nén Kinetic sử dụng công nghệ hiện đại do Công ty Delta Electronic Germany cung cấp. Điểm ưu việt của nhà máy điện sạch thủy khí nén Kinetic là không phụ thuộc vào dòng chảy của sông suối, sức gió, chất đốt, than đá, dầu, khí gas… Không sử dụng năng lượng mặt trời, không cần diện tích lớn …
Dự án sau khi được thực hiện đảm bảo cung cấp nguồn điện cho tỉnh Yên Bái và một số tỉnh lân cận. Đặc biệt với công nghệ độc đáo của nhà máy cho phép nâng công suất nhà máy lên cao sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển điện cho những năm tiếp theo thậm chí cung ứng thêm cho hệ thống lưới điện quốc gia. Dự án có vai trò quan trọng trong lĩnh vực áp dụng công nghệ hiện đại sản xuất cung cấp nguồn điện sạch thân thiện với môi trường dựa trên tiêu chí: Không khí thải - Không xác bã thải - Không nước thải.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã tham gia ý kiến như: chưa đưa ra giá bán điện thành phẩm, dự án hiện còn thiếu phần đánh giá tác động môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế của dự án, địa điểm tiến hành dự án, nguồn nước cho nhà máy có hảnh hưởng gì đến nguồn nước xung quanh hay không…
Đồng chí Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc đồng chí Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã hoan nghênh Liên doanh Phi Group – Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Hùng Vương đã có ý tưởng đầu tư xây dựng nhà máy điện sạch thủy khí nén Kinetic tại tỉnh Yên Bái. Đồng chí khẳng định, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm thu hút và mời gọi đầu tư các dự án có công nghệ sạch, đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho địa phương.
Đồng chí cũng lưu ý nhà đầu tư về 7 nhóm vấn đề khi triển khai dự án nhà máy điện sạch thủy khí nén Kinetic tại Yên Bái:
1.Về cơ chế chính sách, hiện nay, điện thủy khí nén chưa nằm trong danh mục quy hoạch phát triển điện của Chính phủ đồng ý đưa vào quy hoạch điện quốc gia.
2.Về thủ tục hành chính, với nguồn vốn đầu tư dự án khoảng 297 triệu đô la, dự án nhà máy điện sạch thủy khí nén Kinetic thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục chủ trương đầu tư. Đối với Yên Bái, tỉnh sẽ hỗ trợ tuyệt đối các nhà đầu tư trong thực hiện các thủ tục hành chính.
3.Điều kiện tự nhiên của Yên Bái, đối với dự án này vấn đề khí hậu không có tác động nhiều đến dự án. Nhưng các nhà đầu tư phải lưu ý về điều kiện địa chất, địa hình, mực nước ngầm… khi triển khai dự án.
4.Quan tâm đến hạ tầng hệ thống truyền tải điện
5.Về công nghệ, cần làm rõ hiệu suất của công nghệ, thời gian để bảo trì, thay thế thiết bị, danh mục các nhà máy đã sử dụng công nghệ này trên thế giới và tình hình vận hành hiện nay như thế nào, yêu cầu về công nghệ…
6.Về nguồn lực, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị nhà đầu tư làm rõ vai trò tham gia chủ đầu thực sự của dự án, nhà đầu tư về tài chính, nhà đầu tư về công nghệ. Công ty Delta Electronic Germany phải chứng minh được năng lực của mình về công nghệ phát triển điện đặc biệt là công nghệ điện khí nén, chứng minh được năng lực tài chính của mình…
7.Nhà đầu tư cần phân tích đánh giá về hiệu quả đầu tư trong đó không chỉ hiệu quả đối với nhà đầu tư mà hiệu quả đối với địa phương: đóng góp cho ngân sách nhà nước, hiệu quả trong chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, giải quyết việc làm cho lao động, giá bán điện thành phẩm ….
Về phía tỉnh Yên Bái, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết tỉnh sẽ thành lập Tổ hỗ trợ nhà đầu tư dự án nhà máy điện sạch thủy khí nén Kinetic do đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm tổ trưởng với sự tham gia của các sở: Công Thương, Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường và UBND huyện Yên Bình. Tổ Hỗ trợ đầu tư có trách nhiệm hỗ trợ nhà đầu tư về thủ tục hành chính, cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của nhà đầu tư; Hỗ trợ nhà đầu tư quá trình nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện hồ sơ; Đề xuất bổ sung dự án vào quy hoạch dự án điện quốc gia.
Đồng chí yêu cầu Sở Kế hoạch – Đầu tư cung cấp bộ mẫu hồ sơ cho nhà đầu tư nghiên cứu; Sở Công thương tham mưu cho tỉnh về việc nghiên cứu bổ sung vào quy hoạch lưới điện quốc gia, trao đổi làm rõ về công nghệ để báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền. Sở Tài nguyên – Môi trường nghiên cứu hỗ trợ liên quan đến vấn đề về đất đai.
Đồng chí Đỗ Đức Duy đề nghị nhà đầu tư dành thời gian bổ sung làm rõ về công nghệ, năng lực của mình và các đối tác tham gia; Sớm tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ tại Hà Nội với sự tham gia của các bên liên quan; Nghiên cứu khảo sát thực tế về địa hình, địa chất, các thủ tục về đầu tư; Lập kế hoạch và lộ trình cụ thể cho các công việc tiếp theo, phương pháp tính giá điện, đề xuất hệ thống truyền tải điện để đấu nối với hệ thống truyền tải điện quốc gia; phân kỳ đầu tư của dự án…
2182 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Chiều ngày 13/3, đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã làm việc với Liên doanh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu-Xây dựng Hùng Vương và Công ty Delta Electronic Germany do ông Henry Fahman – Chủ tịch Tập đoàn PHI Group, ông Reinhold Ahlerhs – Giám đốc của Tập đoàn Delta Electronic Germany dẫn đầu về dự án điện công nghệ sạch tại Yên Bái. Cùng dự buổi làm việc còn có đồng chí Tạ Văn Long – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở: Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Ngoại vụ, Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên – Môi trường, UBND huyện Yên Bình và Công ty Điện lực Yên Bái.
Theo tờ trình của Đề xuất chủ trương thực hiện dự án điện công nghệ sạch của Liên doanh Phi Group – Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Hùng Vương, nhà máy điện sạch thủy khí nén Kinetic với công suất ban đầu 140MW với tổng nguồn vốn xây dựng khoảng 297 triệu đô la nhằm cung cấp điện cho tỉnh Yên Bái. Nhà máy thủy khí nén Kinetic sử dụng công nghệ hiện đại do Công ty Delta Electronic Germany cung cấp. Điểm ưu việt của nhà máy điện sạch thủy khí nén Kinetic là không phụ thuộc vào dòng chảy của sông suối, sức gió, chất đốt, than đá, dầu, khí gas… Không sử dụng năng lượng mặt trời, không cần diện tích lớn …
Dự án sau khi được thực hiện đảm bảo cung cấp nguồn điện cho tỉnh Yên Bái và một số tỉnh lân cận. Đặc biệt với công nghệ độc đáo của nhà máy cho phép nâng công suất nhà máy lên cao sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển điện cho những năm tiếp theo thậm chí cung ứng thêm cho hệ thống lưới điện quốc gia. Dự án có vai trò quan trọng trong lĩnh vực áp dụng công nghệ hiện đại sản xuất cung cấp nguồn điện sạch thân thiện với môi trường dựa trên tiêu chí: Không khí thải - Không xác bã thải - Không nước thải.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã tham gia ý kiến như: chưa đưa ra giá bán điện thành phẩm, dự án hiện còn thiếu phần đánh giá tác động môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế của dự án, địa điểm tiến hành dự án, nguồn nước cho nhà máy có hảnh hưởng gì đến nguồn nước xung quanh hay không…
Đồng chí Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc đồng chí Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã hoan nghênh Liên doanh Phi Group – Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Hùng Vương đã có ý tưởng đầu tư xây dựng nhà máy điện sạch thủy khí nén Kinetic tại tỉnh Yên Bái. Đồng chí khẳng định, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm thu hút và mời gọi đầu tư các dự án có công nghệ sạch, đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho địa phương.
Đồng chí cũng lưu ý nhà đầu tư về 7 nhóm vấn đề khi triển khai dự án nhà máy điện sạch thủy khí nén Kinetic tại Yên Bái:
1.Về cơ chế chính sách, hiện nay, điện thủy khí nén chưa nằm trong danh mục quy hoạch phát triển điện của Chính phủ đồng ý đưa vào quy hoạch điện quốc gia.
2.Về thủ tục hành chính, với nguồn vốn đầu tư dự án khoảng 297 triệu đô la, dự án nhà máy điện sạch thủy khí nén Kinetic thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục chủ trương đầu tư. Đối với Yên Bái, tỉnh sẽ hỗ trợ tuyệt đối các nhà đầu tư trong thực hiện các thủ tục hành chính.
3.Điều kiện tự nhiên của Yên Bái, đối với dự án này vấn đề khí hậu không có tác động nhiều đến dự án. Nhưng các nhà đầu tư phải lưu ý về điều kiện địa chất, địa hình, mực nước ngầm… khi triển khai dự án.
4.Quan tâm đến hạ tầng hệ thống truyền tải điện
5.Về công nghệ, cần làm rõ hiệu suất của công nghệ, thời gian để bảo trì, thay thế thiết bị, danh mục các nhà máy đã sử dụng công nghệ này trên thế giới và tình hình vận hành hiện nay như thế nào, yêu cầu về công nghệ…
6.Về nguồn lực, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị nhà đầu tư làm rõ vai trò tham gia chủ đầu thực sự của dự án, nhà đầu tư về tài chính, nhà đầu tư về công nghệ. Công ty Delta Electronic Germany phải chứng minh được năng lực của mình về công nghệ phát triển điện đặc biệt là công nghệ điện khí nén, chứng minh được năng lực tài chính của mình…
7.Nhà đầu tư cần phân tích đánh giá về hiệu quả đầu tư trong đó không chỉ hiệu quả đối với nhà đầu tư mà hiệu quả đối với địa phương: đóng góp cho ngân sách nhà nước, hiệu quả trong chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, giải quyết việc làm cho lao động, giá bán điện thành phẩm ….
Về phía tỉnh Yên Bái, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết tỉnh sẽ thành lập Tổ hỗ trợ nhà đầu tư dự án nhà máy điện sạch thủy khí nén Kinetic do đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm tổ trưởng với sự tham gia của các sở: Công Thương, Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường và UBND huyện Yên Bình. Tổ Hỗ trợ đầu tư có trách nhiệm hỗ trợ nhà đầu tư về thủ tục hành chính, cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của nhà đầu tư; Hỗ trợ nhà đầu tư quá trình nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện hồ sơ; Đề xuất bổ sung dự án vào quy hoạch dự án điện quốc gia.
Đồng chí yêu cầu Sở Kế hoạch – Đầu tư cung cấp bộ mẫu hồ sơ cho nhà đầu tư nghiên cứu; Sở Công thương tham mưu cho tỉnh về việc nghiên cứu bổ sung vào quy hoạch lưới điện quốc gia, trao đổi làm rõ về công nghệ để báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền. Sở Tài nguyên – Môi trường nghiên cứu hỗ trợ liên quan đến vấn đề về đất đai.
Đồng chí Đỗ Đức Duy đề nghị nhà đầu tư dành thời gian bổ sung làm rõ về công nghệ, năng lực của mình và các đối tác tham gia; Sớm tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ tại Hà Nội với sự tham gia của các bên liên quan; Nghiên cứu khảo sát thực tế về địa hình, địa chất, các thủ tục về đầu tư; Lập kế hoạch và lộ trình cụ thể cho các công việc tiếp theo, phương pháp tính giá điện, đề xuất hệ thống truyền tải điện để đấu nối với hệ thống truyền tải điện quốc gia; phân kỳ đầu tư của dự án…